Vitamin B5 là gì? Tại sao được ứng dụng phổ biến trong sản phẩm chăm sóc da?
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.Hoàn cảnh khốn khó của một cô giáo
Ngày 10.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ này vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP từ 18 - 20 triệu đồng.Theo hình ảnh trong clip, dòng phương tiện ô tô, xe tải, xe khách, container nối đuôi nhau xếp hàng dài trên đường. Nhiều tài xế xuống xe đứng chờ vì kẹt xe không thể di chuyển.Trong khi đó, trên làn xe máy nhiều người xuống xe dẫn bộ phương tiện để di chuyển qua giao lộ.Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại giao lộ quốc lộ 22 - Giáp Hải (trước cổng Bến xe Củ Chi, H.Củ Chi) vào khoảng 9 giờ 30 cùng ngày.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, một tài xế tên T. cho biết, hơn 9 giờ cùng ngày, anh lái ô tô đến giao lộ trên, phát hiện trụ đèn tín hiệu giao thông không hiển thị đèn. Anh và nhiều tài xế khác không dám vượt qua giao lộ. Các phương tiện sau đó ùn ứ lại, gây kẹt xe nghiêm trọng nhiều km trên quốc lộ 22.Anh T. cho hay đã gọi điện phản ánh với tổng đài 1022 tình trạng trên và dùng điện thoại quay clip lại làm bằng chứng trước khi lái xe rời đi.Cũng theo anh T., do mức phạt hiện nay là khá cao nên chỉ một vài tài xế như anh khi quay clip lại làm bằng chứng rồi lái xe qua giao lộ, nhưng nhiều tài xế khác dừng đậu phía sau xe anh không dám di chuyển, tiếp tục dừng xe trên đường.Cũng theo anh T., anh dừng xe gần 10 phút tại giao lộ này nhưng không thấy CSGT đến điều tiết phân luồng, khiến nhiều người tham gia giao thông bức xúc.Liên quan vụ việc này, trao đổi với Báo Thanh Niên, một cán bộ Trạm CSGT Tây Bắc cho biết, đèn giao thông sáng nay trước cổng Bến xe Củ Chi bị hư (mất điện) nên xảy ra vụ việc. Đơn vị đã phối hợp các bên liên quan khắc phục sự cố, phân luồng giao thông ngay sau đó. Đến thời điểm hiện tại giao thông đã trở lại bình thường.
‘Vì lá phổi khỏe’ hỗ trợ bệnh viện quản lý bệnh nhân hen và BPTNMT
Chiều 5.3, đội Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) chạm trán với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, ở trận đấu thuộc lượt 2 bảng B. Đoàn quân của HLV Nguyễn Văn Tuấn dù đã thi đấu rất nỗ lực, nhưng chung cuộc vẫn nhận thất bại 0-2 trước đại diện đến từ phía bắc. Trước đó, ở trận ra quân giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dù chơi hơn người trong cả hiệp 2, nhưng cũng để thua đầy đáng tiếc với tỷ số 0-1 trước đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.HLV Nguyễn Văn Tuấn (cựu danh thủ CLB Cảng Sài Gòn, biệt danh Tuấn “đen”) chia sẻ: “Ngay từ trước giải, chúng tôi không may mắn khi một số VĐV gặp tai nạn. Tâm lý các bạn bị ảnh hưởng, đồng thời đội bị xáo trộn về mặt nhân sự, chiến thuật. Trải qua 2 trận đấu nhưng chưa có điểm số nào, tôi và các cầu thủ thấy rất tiếc và hơi buồn. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng tôi dừng lại. Đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ tiếp tục tiến về phía trước, và vẫn còn 1 trận đấu nữa ở vòng bảng”.Đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM toàn thua 2 trận đầu, nhưng vẫn còn cơ hội để đi tiếp vào vòng trong. Theo điều lệ vòng chung kết giải bóng đá TNSV THACO cup 2025, đội đứng nhất và nhì ở mỗi bảng (3 bảng - 6 đội) cùng 2 đội đứng ba có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền góp mặt ở tứ kết.Cựu danh thủ Cảng Sài Gòn cho biết, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ không bỏ cuộc, dù trên thực tế cánh cửa đi tiếp giờ đã rất hẹp. “Chúng tôi vẫn sẽ hy vọng, dù cơ hội là không lớn. Dù chỉ còn 1% cơ hội đi tiếp, các cầu thủ đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn sẽ ra sân với tinh thần của một chiến binh thực thụ, vì màu cờ sắc áo”.Ở lượt trận cuối bảng B, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ chạm trán với đội Trường ĐH Văn Hiến, vào lúc 15 giờ 30 ngày 8.3. Thầy trò HLV Tuấn “đen” đã không còn đường lùi, khi bắt buộc phải thắng và giành 3 điểm thì mới nuôi hy vọng đoạt vé tứ kết dành cho đội hạng ba có thành tích tốt nhất. “Không còn cách nào khác, phải tấn công và tấn công, chúng tôi sẽ chơi như vậy khi gặp đội Trường ĐH Văn Hiến. Tấn công nhưng phải ghi bàn. Trước đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chúng tôi tấn công nhưng không ghi bàn được và rốt cuộc đã thua trận. Do đó, ban huấn luyện sẽ có những điều chỉnh để đội Trường Bách khoa TP.HCM chơi hiệu quả hơn ở trận quyết định”, HLV Văn Tuấn nhấn mạnh.Cũng theo HLV Tuấn “đen”, ở lượt trận cuối bảng B, ban huấn luyện đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có thể sẽ trao cơ hội cho các cầu thủ ít được thi đấu từ đầu giải. “Đây là cơ hội cho các bạn ít ra sân và các bạn sinh viên năm nhất, để được cọ xát và tích lũy kinh nghiệm. Biết đâu, các bạn này với khao khát được thể hiện mình sẽ tạo ra bất ngờ”, ông Tuấn nói.
Sáng 7.1, nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết ứng dụng Messenger (do Meta phát hành) bị trục trặc khiến họ gián đoạn liên lạc. Một số cho biết tình trạng này bắt đầu từ ngày hôm trước và chỉ xảy ra với phiên bản web. Nếu sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động sẽ không gặp vấn đề bất thường.Anh Trần Tú (Hà Nội) cho biết sáng 7,1, khi truy cập vào Facebook và xem phần tin nhắn Messenger trên máy tính thì gần như toàn bộ nội dung chat hiển thị từ nhiều ngày trước đó, chỉ duy nhất cuộc trò chuyện "không hiểu sao vẫn được cập nhật như bình thường", anh Tú nói. Messenger bản web của anh bị thiếu rất nhiều cuộc trò chuyện trong sáng cùng ngày, tuy nhiên ở ứng dụng trên điện thoại, phần mềm nhắn tin này vẫn hiển thị đầy đủ các cuộc trao đổi cũ lẫn mới, sắp xếp theo đúng trình tự và nhận thông báo tin mới.Trần Vân (Hà Nội) cũng cho biết chị không thể tải được các tin nhắn mới của khách hàng trên trình duyệt của máy tính. Thậm chí khi bấm thử vào một số tin trao đổi trước đó, màn hình chỉ hiển thị một ô trống trơn không có nội dung, thể hiện như đang tải dữ liệu về nhưng mãi không có biến chuyển. "Tôi đã đăng bài thông báo trên trang cá nhân về tình trạng này để bạn bè cũng như khách hàng biết, tránh bị trách oan và để mọi người chủ động phương thức liên lạc khác với mình khi cần", Vân cho biết thêm.Trên trang DownDetector, người dùng Việt Nam lẫn quốc tế đều đang phản ánh sự cố liên quan đến Messenger. Theo dữ liệu ghi lại từ hệ thống, vấn đề có vẻ bắt đầu từ rạng sáng 7.1 (theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới hiện tại vẫn chưa được khắc phục.Thời gian gần đây, cả Facebook lẫn Messenger thường xuyên gặp lỗi bất ổn định trong quá trình hoạt động. Lỗi đa phần không thể truy cập, hư hại một phần tính năng như hiển thị nội dung, bất thường trong phân phối thông tin trang chủ, không gửi được hình ảnh, tin nhắn... Trong đa phần sự cố, Meta (công ty mẹ của Facebook, Messenger, Instagram...) thường giữ im lặng, không chủ động đưa ra thông tin, cũng không phản hồi các nội dung được phản ánh từ người dùng lẫn truyền thông.
Nhiệt độ TP.HCM cao nhất từ đầu năm đến nay, Nam bộ nắng nóng như 'chảo lửa'
Nhu cầu sử dụng điện ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Để đáp ứng nhanh, đảm bảo môi trường, điện khí là phương án được đánh giá khá ưu Việt. Đáng chú ý, hiện nay một số quốc gia nhập khẩu đưa ra yêu cầu sản phẩm phải sản xuất ra từ môi trường sạch. Đó là lý do khiến nhiều doanh nghiệp Việt rốt ráo chuyển đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xanh trên thị trường.