Cận cảnh phòng Tổng thống giá vài trăm triệu đồng một đêm ở Việt Nam
Lật tờ báo xuân, tôi thấy GS Nguyễn Lân Dũng viết một bài có tựa: "Một dân tộc thông minh thì không cam chịu nghèo nàn". Bài báo thật hay, nhưng cũng làm tôi chợt chạnh lòng. Chúng ta thông minh, vậy còn thiếu điều gì chăng... Có rất nhiều nguyên nhân mà báo chí đã phân tích trong suốt thời gian qua rồi. Giờ là thời khắc mà tất cả chúng ta cùng uống Ly rượu mừng và hướng tới tương lai để tin rằng mọi điều tốt đẹp hơn.Thời trang giày kinh dị có từ 5.500 năm trước
Chiều 28.2, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị bàn giao công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cho các đơn vị. Tham dự có ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở, ngành của thành phố.Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết quá trình triển khai đề án sắp xếp bộ máy của TP.HCM được thực hiện khẩn trương và đến nay, vào những ngày cuối tháng 2, công tác chuẩn bị bàn giao đã gần hoàn tất.Theo đó, Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM; Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động TP.HCM; Ban Quản trang TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Sở Y tế nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH và 12 cơ sở bảo trợ xã hội.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng chuyển chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, bao gồm Trường cao đẳng nghề TP.HCM và Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định, sẽ do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý.Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM sẽ tiếp nhận các đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và SOS - Làng trẻ em TP.HCM.Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ tiếp nhận Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Ngoài ra, Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, sáng cùng ngày (28.2), Sở LĐ-TB-XH đã bàn giao cho Công an TP.HCM về chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH. Đối với các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.HCM nhưng trú đóng ở các tỉnh, thành khác thì sẽ được chuyển giao về cho công an tỉnh, thành đó tiếp nhận.Theo ông Lê Văn Thinh, Sở LĐ-TB-XH sẽ chuyển giao các chức năng khác nhau cho các đơn vị, kéo theo đó là việc tách bạch về nhân sự, tài chính và các nhiệm vụ khác.Vì vậy, công tác bàn giao của Sở LĐ-TB-XH trong thời gian qua được thực hiện cẩn trọng và cấp tập.Hôm nay, Sở LĐ-TB-XH chính thức ký kết bàn giao cho các bên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục phối hợp để rà soát, xác định số liệu và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.Về công tác nhân sự, ông Lê Văn Thinh chia sẻ rằng trong thời gian qua, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH đã ra quyết định điều chuyển cán bộ và đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư của người lao động. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc để chia sẻ, động viên các nhân viên tại các cơ sở.Ông Lê Văn Thinh nhìn nhận giai đoạn giao thời này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành tiếp nhận chức năng của Sở LĐ-TB-XH, đặc biệt trong công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, vị trí việc làm và điều kiện làm việc.Ông Thinh mong muốn các đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Sở LĐ-TB-XH có môi trường thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngay từ tháng 3.Theo ông Thinh, hiện mặc dù công tác bàn giao được thực hiện khẩn trương, nhưng một số chế độ, chính sách cho người lao động vẫn chưa thể hoàn tất, đặc biệt là phần chi thu nhập tăng thêm. Do đó, ông Thinh đề nghị các sở, ngành tiếp nhận quan tâm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức.Về việc bố trí nhân sự, do sự thay đổi trong bộ máy nên các vị trí lãnh đạo bị thu hẹp, có cán bộ sẽ giữ nguyên chức vụ, một số khác có thể được điều chuyển hoặc bố trí lại, xuống cấp. Ông Thinh mong rằng cán bộ của Sở LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tinh thần "cống hiến, đóng góp" để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.Thay mặt lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, ông Thinh bày tỏ mong muốn các sở, ngành tiếp nhận và xem cán bộ của Sở LĐ-TB-XH như nhân sự của đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy năng lực, đóng góp chung vào sự phát triển của TP.HCM.Trước đó, ngày 20.2, UBND TP.HCM công bố các quyết định về nhân sự liên quan đến việc thành lập và sắp xếp lại các sở theo kế hoạch tinh gọn bộ máy. Theo đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng được bổ nhiệm sang các vị trí mới.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Đ-TB-XH được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) từ ngày 1.3.2025.Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GD-ĐT.Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Y tế.Bà Lượng Thị Tới, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nội vụ.Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM về phương án sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, UBND TP.HCM sẽ còn 16 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTCC, Sở KH-CN, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố và Sở An toàn thực phẩm (tiếp tục được thí điểm theo Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội).Ngành LĐ-TB-XH có truyền thống hơn 79 năm, bắt đầu từ sự kiện ngày 28.8.1945, khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Lao động - tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH ngày nay. Theo chủ trương, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành LĐ-TB-XH sẽ chấm dứt hoạt động, và các chức năng, nhiệm vụ của ngành sẽ được chuyển giao cho các cơ quan khác.
Dân góp gạo thịt gói bánh chưng, bánh giầy 12 tấn dâng Quốc tổ Lạc Long Quân
Sáng 7.3, Đồn biên phòng Lý Sơn (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, 2 tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh mắc cạn ở vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi), một thuyền trưởng mất tích.Đơn vị đã gửi thông báo đến các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh và các trạm kiểm soát biên phòng để thông tin cho các chủ tàu, thuyền trưởng khi khai thác hải sản trên biển, nếu phát hiện nạn nhân mất tích thì kịp thời thông báo.Theo đó, khoảng 2 giờ 30 ngày 7.3, ông Mai Xuân Quỳnh (45 tuổi, ở TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá HT 90409 TS đến Trạm kiểm soát biên phòng An Vĩnh, thuộc Đồn biên phòng Lý Sơn, trình báo tàu cá của mình bị mắc cạn, có ngư dân mất tích.Tàu cá HT 90409 TS công suất 495 CV, dài hơn 15 m, xuất bến lúc 13 giờ ngày 6.3 tại Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ, thuộc Đồn biên phòng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) đi hành nghề câu, trên tàu có 4 lao động.Trong quá trình di chuyển tránh trú gió, đến khoảng 17 giờ 30 ngày 6.3, tàu bị mắc cạn, cách bờ đảo Lý Sơn khoảng 200 m.Ngay sau đó, thuyền trưởng liên hệ với tàu cá HT 90019 TS do ông Mai Xuân Miền (48 tuổi, ở TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, đến lai dắt cứu hộ.Tàu cá HT 90019 TS xuất bến lúc 9 giờ ngày 22.2 tại Trạm kiểm soát biên phòng An Hải, Đồn biên phòng Lý Sơn, đi hành nghề lồng bẫy, trên tàu có 4 lao động.Đến 20 giờ 30 cùng ngày, do sóng lớn nên cả 2 tàu cá bị mắc cạn tại khu vực trên. Sau đó tất cả ngư dân trên 2 tàu (gồm 8 người) rời khỏi tàu, bơi vào bờ.Đến khoảng 2 giờ ngày 7.3, 7 ngư dân bơi được vào bờ an toàn, riêng ông Mai Xuân Miền mất tích.Ngay khi nhận thông tin và tiếp nhận ngư dân, Đồn biên phòng Lý Sơn thăm khám sức khỏe, cử lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm ngư dân mất tích. Do ảnh hưởng thời tiết xấu nên vùng biển Lý Sơn sóng khá lớn, việc tìm kiếm nạn nhân mất tích gặp nhiều khó khăn.
Mỗi bức thư trong số này ước tính sẽ được bán với giá từ 10.000 đến 15.000 bảng Anh.
Cảnh báo nguy cơ ‘ngày tận thế của internet’ do bão mặt trời năm 2025
Theo đó, ngày 27.12, ông N. (63 tuổi, quốc tịch Australia) đến Công an H.Bình Chánh trình báo về việc ông bị trộm cắp tài sản. Tài sản ông N. bị trộm cắp gồm: tiền mặt, trang sức vàng, điện thoại di động và các vật dụng giá trị khác, tổng giá trị tài sản hơn 500 triệu đồng.Qua trình bày, ông N. nghi ngờ bạn gái mình (một phụ nữ người Việt Nam mà ông mới quen biết trong thời gian ngắn), có liên quan đến vụ việc.Ngay sau khi nhận tin báo, Ban Chỉ huy Công an H.Bình Chánh đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp các đơn vị chức năng vào cuộc.Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của thượng tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng công an huyện, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, lực lượng Công an huyện đã nhanh chóng xác định được danh tính nghi phạm là Hà Thị Ánh Nguyệt (43 tuổi, quê Quảng Ninh), bắt giữ Nguyệt khi đang trên đường lẩn trốn ra các tỉnh miền Trung. Tại cơ quan điều tra, Nguyệt khai nhận lợi dụng lòng tin của ông N., tiếp cận và thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Sau khi trộm tài sản, Nguyệt đem bán lấy tiền chuyển vào tài khoản cá nhân; dùng thủ đoạn bắt liên tục nhiều chuyến xe để lẩn trốn sự truy bắt của cơ quan công an.Công an H.Bình Chánh đã thu hồi và trao trả một phần tài sản bị mất cho ông N. bao gồm số tiền mặt, điện thoại di động, cùng nhiều vật dụng giá trị khác, đồng thời phối hợp cơ quan chức năng tiếp tục thu hồi, trao trả phần tài sản còn lại cho bị hại.Tại buổi làm việc với công an, ông N. xúc động chia sẻ: "Tôi không thể tin rằng lực lượng công an Việt Nam đã làm việc nhanh đến vậy. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và chuyên nghiệp của lực lượng công an...".