Vụ 300 khách Đài Loan bị bỏ rơi ở Phú Quốc: Nợ tiền vé máy bay
Không khí lễ hội khiến đường phố TP.HCM trở nên rộn ràng, náo nhiệt. Ngày 12.2.2025, cũng là ngày rằm tháng giêng năm Ất Tỵ, gần 1.000 diễn viên, vận động viên tham gia lễ diễu hành nghệ thuật đường phố trong khuôn khổ lễ hội Nguyên Tiêu 2025.Ngày rằm tháng giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hay lễ Thượng Nguyên, là một ngày lễ quan trọng của bà con đồng bào dân tộc Hoa. Trong ngày này, người ta thường đến chùa cầu bình an, quây quần và hướng về cội nguồn.Lễ diễu hành không chỉ là dịp để cộng đồng người Hoa sinh sống tại TP.HCM thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống của họ, mà còn thu hút sự chú ý của nhiều du khách quốc tế. Những vị khách nước đã ngoài tỏ ra bất ngờ và thích thú trước không khí lễ hội đặc sắc này. Họ hòa mình vào dòng người đông vui, tham gia các hoạt động cùng người dân địa phương, hay lưu giữ nét văn hoá sống động này qua những khung hình đẹp.Hoạt động diễn ra với các đoàn diễu hành đi qua những tuyến đường như Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm, Lão Tử, Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi, Trần Xuân Hòa, và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.5. Đoàn diễu hành đã mang đến một không gian lễ hội tràn ngập sắc màu và âm thanh. Cùng với đó, hoạt động cũng được đảm bảo an toàn khi có sự túc trực của lực lượng chức năng.Tết Nguyên Tiêu 2025 đánh dấu năm thứ 4 lễ hội này được tổ chức cấp thành phố, với sự phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cùng UBND các Q.5, 6 và 11. Những hoạt động như lễ diễu hành nghệ thuật đường phố chính là cầu nối, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho mọi người, góp phần nâng cao giá trị di sản văn hóa của đồng bào người Hoa tại TP.HCM.Hàng ngàn người chen nhau bốc tro cầu may tại chùa Bà Bình Dương
Ngày 17.1, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại Nghị định 178/2024, có hiệu lực từ đầu năm 2025.Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.Sau thời hạn quy định trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.Theo thông tư ban hành, tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có).Công thức tính như sau: Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu. Còn số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Bộ Nội vụ lưu ý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.Trong đó, Bộ Nội vụ yêu cầu tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.Chính sách, chế độ đối với cán bộ quy định tại Thông tư số 01/2025 được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2025.Tại thông tư này, Bộ Nội vụ nêu rõ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chính sách nghỉ việc có trách nhiệm triển khai đồng bộ với chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.
Giao dịch chứng khoán lên tỉ USD mỗi phiên, doanh nghiệp tăng phát hành thêm cổ phiếu
Sáng 4.2, tại Hội nghị công bố các quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, Tỉnh ủy Quảng Ngãi công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi.Tại hội nghị, ông Lữ Ngọc Bình, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi, công bố quyết định của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi từ ngày 4.2.Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho ông Võ Thanh An thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029; phân công và bổ nhiệm ông An giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi kể từ ngày 4.2.Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng công bố quyết định phân công và bổ nhiệm bà Hà Thị Anh Thư, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận.Đồng thời, bổ nhiệm ông Võ Văn Đồng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Bùi Đức Thọ, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Võ Thị Tuyết Nhung, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi.Tất cả các quyết định bổ nhiệm đều có thời hạn 5 năm kể từ ngày 4.2.Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Quảng Ngãi; Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Ngãi và các quyết định về công tác cán bộ khác liên quan. Trong đó, Tỉnh ủy Quảng Ngãi chuyển 27 tổ chức cơ sở đảng và 578 đảng viên thuộc Đảng ủy khối Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi về trực thuộc Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh ủy Quảng Ngãi còn trao các quyết định nghỉ hưu cho 4 lãnh đạo của các cơ quan thuộc Tỉnh ủy Quảng Ngãi quản lý, trong đó có ông Đặng Ngọc Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Ngoài ra, Tỉnh ủy Quảng Ngãi còn công bố các quyết định của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc kết thúc hoạt động của Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đảng bộ Khối Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh kể từ ngày 4.2; công bố quyết định kết thúc hoạt động của 8 đảng đoàn gồm: Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh nhiệm kỳ, Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi.Quyết định kết thúc 3 ban cán sự đảng cấp tỉnh gồm: Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Ban Cán sự đảng Viện KSND tỉnh và Ban Cán sự đảng TAND tỉnh. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 4.2.Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Tổng Bí thư về việc tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp tổ chức bộ máy. Bà Vân khẳng định việc thành lập các tổ chức, cơ quan nói trên là xu hướng tất yếu cho giai đoạn phát triển mới.
Ngày 11.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố.Tại phiên họp, UBND TP.Hà Nội đã xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với 3 dự án nhóm A, gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa); cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; cầu Trần Hưng Đạo.Dự kiến ngày 25.2 tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ họp kỳ họp chuyên đề để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền. Trong đó, sẽ xem xét thông qua tờ trình của UBND TP.Hà Nội về chủ trương đầu tư, xây dựng 3 dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng.Trước đó, sáng 14.1, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi vào tháng 5.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến 30.4 phải khởi công cầu Phù Đổng, cầu Tứ Liên.Dự án xây cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến là 11,5 km. Phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5 km, đường nối đến cầu trên địa bàn H.Đông Anh dài khoảng 6 km. Theo tính toán mới nhất, tổng mức đầu tư toàn dự án dự kiến là 19.000 tỉ đồng.Còn cầu Ngọc Hồi có điểm đầu cầu kết nối với điểm cuối Dự án vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối nối với vành đai 3,5 trên địa phận H.Văn Giang (Hưng Yên). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 11.700 tỉ đồng.Đối với cầu Trần Hưng Đạo, cây cầu này nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.500 tỉ đồng.Theo Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 8 cầu được xây dựng, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 - Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh (TX.Sơn Tây).9 cầu đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên.
Nữ cơ trưởng hàng không Việt: Bên trong buồng lái cùng ước mơ chinh phục bầu trời
Theo nghiên cứu, "Đàn ông dường như không nhận biết về hiệu ứng màu đỏ này".