Cuộc 'gặp gỡ' của những trái tim nhân ái
Sáng 22.1, Bình Dương tổ chức hội thảo về giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025 với sự chủ trì của ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh và sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, học giả kinh tế… hàng đầu của VN.Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, Bình Dương vẫn kiên cường, vững vàng vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2024 là 7,48%.Ông Minh cho rằng trong năm 2025, Bình Dương đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng, cùng với những thách thức nội tại của nền kinh tế như chuyển đổi số, phát triển bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Cùng đồng lòng bước vào kỷ nguyên chuyển mình của quốc gia, Bình Dương đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025.Đây là một mục tiêu đầy thách thức nhưng cũng thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm đưa Bình Dương tiếp tục bứt phá, khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước.Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn (2021 - 2025), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Bình Dương.Với quan điểm lấy tăng trưởng đột phá để phát triển bền vững nhằm thúc đẩy "kỷ nguyên vươn mình", Bình Dương quyết tâm vượt qua các thách thức và phấn đấu cao đạt tăng trưởng ở mức hai con số theo mục tiêu chung.Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 của Bình Dương đạt từ 10%, riêng ngành công nghiệp tăng trưởng trên 12% và dịch vụ tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2024; quy mô nền kinh tế tỉnh ước đạt trên 572.442 tỉ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt trên 195 triệu đồng/người.Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng tối thiểu 10%/năm, đạt lần lượt khoảng 38.000 triệu đô la Mỹ xuất khẩu và 26.800 triệu đô la Mỹ nhập khẩu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 179.798 tỉ đồng, tăng tối thiểu 11%/năm, đạt 31,4% GRDP toàn tỉnh. Trong đó, dự kiến tập trung mọi nguồn lực đầu tư khoảng 36.000 tỉ đồng cho khu vực đầu tư công…TS Trần Du Lịch nhận định, tăng trưởng kinh tế hai con số là một thách thức lớn đối với Bình Dương. Để giải quyết bài toán về tăng trưởng, vấn đề căn cơ vẫn là chuyển mô hình công nghiệp hóa theo chiều rộng dựa vào đất đai và lao động giá rẻ sang mô hình công nghiệp hóa theo chiều sâu gắn với "chuyển đổi kép" (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh - PV).Bình Dương phải nâng cấp 3 đột phá trong kỷ nguyên mới là đột phá về thể chế và môi trường đầu tư; đột phá về nâng cấp ngành công nghiệp và khu công nghiệp; đột phá về hạ tầng giao thông và phát triển đô thị mới.Ngoài ra, TS Trần Du Lịch đề nghị Bình Dương cần phải có những giải pháp thúc đẩy tăng tổng cầu có tác động tăng GRDP trong năm 2025, như: Tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý trong các dự án đầu tư; triển khai nhanh các dự án đầu tư công, sớm đưa vốn đầu tư công vào thị trường; chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện cơ chế "liên kết ngân hàng - doanh nghiệp" để kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; tập trung hỗ trợ về thủ tục, gỡ những vướng mắc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu…Dùng AI dự đoán hành vi khách du lịch
Ngày 18.3, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa phúc thẩm xét xử và tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Hữu Thiện (57 tuổi, ở khóm 1, P.Cái Vồn, TX.Bình Minh, Vĩnh Long) 3 năm 6 tháng tù giam về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.Theo cáo trạng, vào khoảng 12 giờ 15 phút ngày 7.7.2024, Thiện đang bán tạp hóa tại tiệm tạp hóa của mình trong khu chợ tạm của chợ Bình Minh (thuộc khóm 1, P.Cái Vồn, TX.Bình Minh). Lúc này, chợ vắng người nên Thiện nhìn qua nhà của chị T. (cách tiệm của Thiện 2 căn tiệm) thì thấy bé gái 6 tuổi, con chị T. đang nằm xem điện thoại một mình.Thấy chị T. chạy xe máy đi khỏi nhà, chỉ còn con gái chị T. ở nhà, Thiện nảy sinh ý định thực hiện hành vi dâm ô đối với con chị T. Thiện đi qua nhà chị T., sau khi quan sát xung quanh thấy không có người qua lại, Thiện đã thực hiện hành vi dâm ô với con gái chị T.. Đúng lúc này, chị T. về đến phát hiện sự việc nên trình báo cơ quan công an.Tại thời điểm Thiện thực hiện hành vi dâm ô với con gái chị T., bé gái mới hơn 6 tuổi.Tại tòa, cũng như trong quá trình điều tra, Thiện đã thừa nhận hành vi của mình. Tuy nhiên sau khi nhận mức án sơ thẩm 3 năm 6 tháng tù của TAND TX.Bình Minh, Thiện cho rằng bản án quá nặng nên làm đơn xét xử phúc thẩm nhằm xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm, Thiện không đưa ra được chứng cứ nào mới nên HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm như trên về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Cậu học trò 15 tuổi mất thị lực cả 2 mắt may mắn tìm lại ánh sáng
Thông tin trên được ông Huỳnh Khắc Điệp, Bí thư Quận ủy Bình Tân, cho biết tại hội nghị lần thứ 23 của Ban Chấp hành Đảng bộ Q.Bình Tân diễn ra chiều 2.1.2025.Trong 30 chỉ tiêu năm 2024, Q.Bình Tân vượt 12 chỉ tiêu, đạt 18 chỉ tiêu. Trong đó, tổng giá trị sản xuất đạt 125.382 tỉ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 48.530 tỉ đồng.Đáng chú ý, thu ngân sách nhà nước của quận lần đầu tiên đạt 5.016 tỉ đồng, vượt 35,8% chỉ tiêu pháp lệnh năm, trong đó thu từ khu vực kinh tế đạt 1.672 tỉ đồng, tăng 21% so với dự toán.Ông Điệp cho biết năm 2023, quận lọt vào "câu lạc bộ" những quận, huyện thu ngân sách từ 4.000 tỉ đồng trở lên, năm 2024 địa phương chỉ đặt mục tiêu giữ vững nguồn thu như năm ngoái. Tuy nhiên, thu ngân sách năm 2024 vượt mức 5.000 tỉ đồng cho thấy dư địa tăng trưởng của quận rất lớn, không chỉ phụ thuộc vào nguồn thu từ đất đai và thuế thu nhập cá nhân.Về đầu tư công, Q.Bình Tân giải ngân 3.234 tỉ đồng, vượt kế hoạch giải ngân vốn được thành phố giao. Riêng dự án đường Lê Văn Quới nối dài tổng vốn 839 tỉ đồng do quận chủ động kiến nghị chuyển chủ đầu tư dự án từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM về, đến nay đã giải ngân xong.Trong năm, địa phương hoàn thành nhiều dự án như sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ Bình Chánh - Bình Tân, mở rộng đường Sông Suối, kết nối liên thông đường Tên Lửa, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý, hoàn thành bốc mộ di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa giai đoạn 1, 2...Bên cạnh đó, Q.Bình Tân xây dựng, đưa vào sử dụng 7 trường học với 204 phòng học và khởi công mới 3 trường; có 5 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số 16/68 trường công lập đạt chuẩn quốc gia.Tại hội nghị, ông Đỗ Trọng Đại, Phó chủ tịch UBND P.Bình Trị Đông B (Q.Bình Tân), nêu thực trạng khu đô thị Sài Gòn NIC rộng 47 ha dở dang hàng chục năm qua khiến người dân chịu nhiều thiệt thòi. Ông Đại đề xuất lãnh đạo quận quan tâm tháo gỡ vướng mắc, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để sớm hình thành khu đô thị mới, tạo diện mạo khang trang cho phường.Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải đánh giá cao những kết quả nổi bật của Q.Bình Tân, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố trong năm 2024.Về nhiệm vụ năm 2025, ông Hải đề nghị thực hiện nghiêm Nghị quyết 18 năm 2017 của Trung ương Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bám sát lộ trình, định hướng của Trung ương và TP.HCM, quan tâm tư tưởng, chính sách thỏa đáng cho cán bộ, công chức, viên chức."Đây là dịp để sắp xếp tinh gọn đầu mối bên trong, tinh giản biên chế có chọn lọc, giữ lại những nhân sự làm được việc", ông Hải lưu ý.Sắp tới, UBND TP.HCM tiếp tục phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho cơ sở, quận, huyện, nhất là về đầu tư, quy hoạch nên Q.Bình Tân cần lưu ý tính toán "chọn người làm được, làm tốt công việc được giao".Lãnh đạo TP.HCM cũng đề nghị Q.Bình Tân tập trung chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp, chọn lựa nhân sự khóa mới những cán bộ năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách trách. Đồng thời, quan tâm thực hiện chủ đề năm của TP.HCM, chú trọng chuyển đổi số, giải quyết các tồn đọng, vướng mắc.Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân, Q.Bình Tân hoàn thành sắp xếp và đưa vào hoạt động 366 khu phố mới, trong đó 328 khu phố có trụ sở riêng, 32 khu phố sinh hoạt chung trụ sở.Quận cũng xây dựng thêm 140 không gian văn hóa Hồ Chí Minh, kết nạp 347 đảng viên, thành lập 13 chi bộ trong các đơn vị kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho 439 cán bộ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng...
Theo đó, từ năm học 2025-2026, thực hiện Điều 15 Nghị định 81 của Chính phủ, học sinh tiểu học trường công lập, trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS được miễn học phí. Như vậy, từ năm học 2025-2026 trở đi, chỉ còn trẻ em mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT phải đóng học phí theo quy định.Bên cạnh đó, từ thực tiễn tại TP.HCM từ năm học 2021-2022 đến năm học 2024-2025, HĐND TP.HCM đã ban hành các chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ học phí cho học sinh các cấp học, cụ thể như sau:Xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đã nhận được phản ứng tích cực từ dư luận xã hội trong các năm học vừa qua, việc xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn từ năm học 2025-2026 là yêu cầu cần thiết để mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội tham gia học tập, là tiền đề để xây dựng xã hội học tập.Trong báo cáo tác động UBND TP.HCM đưa ra các giải pháp:Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng: Áp dụng mức thu học phí đối với trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT tại Nghị quyết số 12 năm 2024 của HĐND mà không có chính sách hỗ trợ.Giải pháp 2: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Mức hỗ trợ THPT học phổ thông đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 12 về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.Giải pháp 3: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời trong báo cáo này, UBND TP chỉ rõ tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quanTrong đó giải pháp 1 sẽ có tác động tiêu cực bởi, cho đến thời điểm hiện nay, đã có 8 tỉnh thành thông báo miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 - 2025, gồm: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Theo lộ trình miễn giảm tại Nghị định số 81 thì giải pháp giữ nguyên hiện trạng sẽ không thể hiện được sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục; sự bứt phá đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho mọi người dân xứng tầm trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, đào tạo.Còn giải pháp 2 thì không có tác động tiêu cực mà có tác động tích cực bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời kế thừa các chính sách hỗ trợ học phí mà thành phố thực hiện trong các năm học vừa qua đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội. Chính sách được ban hành sẽ là món quà hết sức ý nghĩa thiết thực cho toàn bộ học sinh thành phố, tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục, là thành phố đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho người dân; đánh dấu mốc quan trọng trong việc TP.HCM là địa phương thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học, ghi dấu ấn mạnh mẽ và tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút nguồn nhân lực trên cả nước đến cư trú và làm việc tại TP, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 653 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Việc triển khai thực hiện chính sách không làm phát sinh thủ tục hành chính.Còn giải pháp 3 có tác động tích cực là bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025- 2026.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 338 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Còn tác động tiêu cực của giải pháp 3 là khi chính sách được ban hành thì thành phố chỉ còn đối tượng trẻ em mầm non dưới 5 tuổi phải đóng học phí theo quy định. Trong khi trẻ em mầm non dưới 5 tuổi cũng là đối tượng rất cần được quan tâm hiện nay, trẻ em mầm non chưa thể tự chăm sóc bản thân khi cha mẹ đi làm, đặc biệt đối với công nhân, người lao động là lực lượng lao động chính tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố có mức thu nhập không cao thì chi phí gửi trẻ cũng chiếm một phần lớn trong chi phí sinh hoạt. Giải pháp này có khả năng gây dư luận về tính công bằng trong tiếp cận chính sách của thành phố đối với các đối tượng trong độ tuổi đến trường.Từ các phân tích, nhận định và đánh giá nêu trên, UBND TP.HCM đề xuất chọn giải pháp 2 là ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026.
Quân đội có Tổng tham mưu trưởng mới
Bắt đầu từ ngày 1.1.2025, Tòa án nhân dân các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM bắt đầu sử dụng hệ thống phần mềm quản lý tòa án. Đây là phần mềm do TAND Q.1 xây dựng, hướng tới mục tiêu xây dựng tòa án điện tử theo định hướng của TAND tối cao. Việc xây dựng và áp dụng mô hình tòa án điện tử giúp tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch trong hệ thống tòa án.Theo đó, mọi hoạt động tố tụng tại TAND Q.1 từ khâu tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thụ lý hồ sơ vụ việc, phân công thẩm phán giải quyết, phát hành văn bản tố tụng, xét xử, thi hành án, ủy thác tư pháp, tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo đều được cập nhật trên hệ thống. Chỉ với 1 cú chạm, toàn bộ hồ sơ vụ án sẽ được phân chia cho các thẩm phán để xử lý. Việc theo dõi, giám sát tiến độ, kết quả giải quyết án, việc quản lý văn bản đến, văn bản đi đều thực hiện trên nền tảng số.Thẩm phán Phan Sỹ Hùng chia sẻ, từ khi áp dụng hệ thống quản lý nội bộ tòa án, các thẩm phán có thể xử lý, giải quyết công việc mọi lúc mọi nơi mà không nhất thiết phải có mặt tại cơ quan. Không chỉ trong nội bộ tòa án, đương sự tham gia các vụ kiện cũng sẽ được quyền mở tài khoản để theo dõi tiến trình tố tụng. Sau khi hoàn tất mở tài khoản, đương sự đang ở bất cứ nơi đâu cũng có thể nộp đơn khởi kiện, cung cấp các tài liệu, chứng cứ thông qua đường dẫn mà tòa án cung cấp.Mọi thông báo và văn bản tố tụng, kết quả giải quyết, tài liệu chứng cứ sẽ được cập nhật trong tài khoản của đương sự. Khi vụ án được tòa án thụ lý, đương sự nộp bản chính cho tòa án qua đường bưu điện để tòa án xác thực chứng cứ và lưu hồ sơ.Luật sư Ngô Vũ Vân Hà (thuộc Công ty luật TNHH HK và Gia Luật) bày tỏ bất ngờ bởi đã tham gia bào chữa trong rất nhiều vụ kiện tại nhiều tòa án, tuy nhiên, TAND quận 1 là nơi đầu tiên mà bà được nhận thông báo về quá trình tố tụng thông qua email.Theo luật sư Vân Hà, việc số hóa tòa án giúp luật sư, đương sự tiết kiệm được thời gian, chi phí di chuyển lên tòa cũng như chi phí sao chụp tài liệu."Trước đây thì khi nộp hồ sơ lên thì mình đôi khi là người khởi kiện hoặc đương sự sẽ không biết là hồ sơ đang ở đâu được giải quyết như thế nào, ai đang phụ trách. Nhưng với tòa án điện tử thì đương sự có thể nhanh chóng biết được hồ sơ của mình đã được tòa án tiếp nhận hay chưa, thủ tục tố tụng đã tiến hành đến giai đoạn nào", luật sư Vân Hà chia sẻ. Theo ông Nguyễn Quang Huynh, Chánh án TAND Q.1, trong năm 2025 và những năm tiếp theo, TAND Q.1 sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển tòa án điện tử, phục vụ người dân một cách tốt nhất.