Bình Phước thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp
Hãng AFP ngày 2.3 dẫn thông cáo của lực lượng Hamas ở Dải Gaza cáo buộc việc Israel chặn hàng tiếp tế và viện trợ vào vùng lãnh thổ này là "tội ác chiến tranh" và vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.Lực lượng này dùng nhiều lời lẽ nặng nề để chỉ trích quyết định đình chỉ viện trợ nhân đạo ở Gaza của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu."Quyết định này làm phức tạp vấn đề và ảnh hưởng đến quá trình đàm phán", theo Reuters dẫn lời quan chức cấp cao của Hamas Sami Abu Zuhri.Hamas kêu gọi các nhà đàm phán buộc Israel chấm dứt các biện pháp trừng phạt đối với Dải Gaza.Trước đó, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 2.3 bất ngờ tuyên bố Israel sẽ chặn mọi hàng hóa và hàng viện trợ vào Dải Gaza, viện dẫn lý do Hamas từ chối chấp nhận gia hạn giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn.Thông cáo cho hay Thủ tướng Netanyahu quyết định áp dụng biện pháp trên từ sáng 2.3, sau khi giai đoạn 1 của thỏa thuận kết thúc một ngày trước đó."Israel sẽ không cho phép ngừng bắn mà không có việc thả các con tin của chúng tôi", thông cáo nêu rõ và đe dọa "những hậu quả nhiều hơn nữa" nếu Hamas tiếp tục từ chối đề xuất.Theo thành viên cấp cao Mahmoud Mardawi của Hamas, cách duy nhất để đạt được sự ổn định là hoàn tất giai đoạn 2 của bộ khung thỏa thuận ngừng bắn đã vạch ra trước đó.Giới phân tích cho rằng Israel muốn kéo dài giai đoạn 1 để đưa về nước nhiều con tin hơn nữa, trong khi Hamas muốn bước sang giai đoạn 2 vì giai đoạn này có điều khoản Israel rút quân khỏi Gaza và chấm dứt các hành động thù địch.Theo tờ Haaretz, biểu tình trong ngày 2.3 đã nổ ra trước nhà của một số bộ trưởng Israel, kêu gọi ngừng bắn và tiếp tục thỏa thuận để đưa các con tin Israel về nước.Những người biểu tình được cho là đã tập trung bên ngoài nhà của Ngoại trưởng Gideon Saar, Bộ trưởng Đổi mới, Khoa học và Công nghệ Gila Gamliel, Bộ trưởng Giao thông và An toàn đường bộ Miri Regev, Bộ trưởng Các vấn đề Chiến lược Ron Dermer và Bộ trưởng Nội vụ Moshe Arbel.Cô gái gần 30 năm mới cùng cha làm điều đặc biệt ngày tết: 'Ước gì lúc mẹ còn sống...'
Hòa thượng Thích Lệ Trang, Ủy viên Ban thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cho biết, Hội nghị tổng kết năm 2024 của GHPGVN TP.HCM được tổ chức trang nghiêm, trọng thể trên tinh thần "Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển" của Giáo hội. Hội nghị nhằm nhắc nhở Tăng ni luôn nghiêm trì giới luật, tôn vinh công hạnh các bậc kỳ túc trưởng lão lãnh đạo Giáo hội các thời kỳ. Hội nghị cũng đánh giá công tác Phật sự năm 2024 và định hướng các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình hoạt động Phật sự năm 2025 của Giáo hội thành phố.Thượng tọa Thích Trung Nguyện, Phó thư ký kiêm Chánh văn phòng Ban Trị sự TP.HCM trình bày báo cáo hoạt động Phật sự năm 2024 của GHPGVN TP.HCM, trong đó có các hoạt động quan trọng như: tuần lễ và đại lễ Phật đản PL 2568, pháp hội Vu lan PL 2568, trung thu, phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra với tổng số tiền hơn 3,5 tỉ đồng…Để ghi nhận và khích lệ những hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã tặng bằng Tuyên dương Công đức của GHPGVN cho 26 đơn vị thuộc Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và Ủy ban MTTQVN TP.HCM tặng bằng khen cho 15 tập thể thuộc Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện tại địa phương năm 2024.
Vòng loại khu vực miền Nam UEC 2022 khép lại, đã tìm ra 2 đại diện mạnh nhất
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên.
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Khởi tranh giải eSports cho sinh viên Việt Nam, tổng giải thưởng 1 tỉ đồng
Ngày 13.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trương Văn Liếp, Giám đốc Sở KH-ĐT Long An cho biết, ông đã ký văn bản đề nghị chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng có diện tích hơn 38 ha, tại xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa. Dự án do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Hằng (Công ty Vĩnh Hằng) làm chủ đầu tư. Cuối năm 2024, chủ đầu tư xin UBND tỉnh Long An phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 sau 15 năm được cấp phép (từ năm 2010).Theo ông Trương Văn Liếp, sau 17 năm được UBND tỉnh Long An chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2008), chủ đầu tư đã liên quan đến nhiều vụ việc tranh chấp dân sự kéo dài, nhiều khiếu nại và cả tố cáo hình sự. Việc thi công dự án kéo dài nhiều năm gây bức xúc trong dư luận nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lãng phí đất đai…Cụ thể, cuối năm 2019, dự án này hết thời gian thi công, thời hạn được giao đất và đến nay vẫn chưa được UBND tỉnh Long An gia hạn. Theo báo cáo của UBND H.Thạnh Hóa, dự án chỉ mới triển khai thi công xây dựng được 776/300.000 m2 theo đồ án quy hoạch chi tiết. Tuy vậy, chỉ có duy nhất có hạng mục nhà bảo vệ diện tích 16 m2 thi công đúng vị trí theo giấy phép của Sở Xây dựng Long An cấp năm 2016.Theo báo cáo tài chính của Công ty Vĩnh Hằng, tổng số tiền đã đầu tư san lấp mặt bằng, thi công một phần nhỏ của dự án được ghi nhận tính đến nay hơn 100 tỉ đồng. Trong khi đó, pháp nhân này đang bị ông N.Q.V (ngụ Q.1, TP.HCM) khởi kiện tranh chấp hợp đồng do ông này đã đầu tư vào dự án đến 90 tỉ đồng. Dự án này cũng đang bị TAND tỉnh Long An áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Theo Sở KH-ĐT Long An, trong hồ sơ chứng minh năng lực mà Công ty Vĩnh Hằng cung cấp vào tháng 12.2024 đều không thể hiện được doanh nghiệp này có đủ năng lực tài chính để tiếp tục triển khai dự án.Ngoài ra, hiện nay, Cục Thuế tỉnh Long An đang trong quá trình xử lý nội dung tố giác tội phạm trốn thuế tại các hợp đồng chuyển nhượng giá trị vốn (mua bán cổ phần) giữa các nhà đầu tư trong nội bộ Công ty Vĩnh Hằng. Trước đó, Báo Thanh Niên có bài "Chuyện lạ ở Long An: Đất trồng lúa biến thành hồ nước "khổng lồ", phản ánh nhiều ha đất trồng lúa ở xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa bị ông P.T.T, Giám đốc Công ty B.T (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khai thác trái pháp luật.Báo cáo tài chính của Công ty Vĩnh Hằng (tại Cục Thuế Long An) thể hiện, từ năm 2018 đến 2021, công ty đã chi trả tiền cho "người bán ngắn hạn" là cá nhân ông P.T.T và Công ty B.T tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Đó là một phần chi phí san lấp mặt bằng của dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng.Theo ông Phạm Tùng Chinh, Chủ tịch UBND H.Thạnh Hóa, ngay sau khi Báo Thanh Niên phản ánh ông T. khai thác trái pháp luật đối với đất trồng lúa, UBND huyện này đã có quyết định thanh tra đột xuất để làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan. Dự kiến, ngày 18.11.2024 kết luận thanh tra. Tuy nhiên, quá trình thanh tra vướng phải một số khó khăn khách quan nên đến nay lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực xử lý để kết luận.