ĐH Quốc gia TP.HCM ưu tiên xét tuyển học sinh 149 trường THPT nào trong năm 2024?
Chia sẻ với Politico ngày 26.2, Ngoại trưởng Israel Gideon Sa'ar cho biết Iran đã làm giàu đủ uranium để chế tạo "vài quả bom" và tiến tới sản xuất vũ khí hạt nhân, một động thái sẽ gây ra bất ổn lớn đến Trung Đông. "Vì vậy, chúng ta không có nhiều thời gian", ông Sa'ar nói. Ngoại trưởng Sa'ar cho hay khả năng thành công khi theo đuổi con đường ngoại giao là không lớn và việc không ngăn chặn được chương trình hạt nhân của Iran sẽ là "thảm họa cho an ninh của Israel". Ông Sa'ar cũng cáo buộc Iran đang tuồn lậu vũ khí đến Bờ Tây qua biên giới với Jordan.Khi được hỏi về khả năng Israel tiến hành một cuộc tấn công tiềm tàng vào Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Sa'ar nêu rõ: "Tôi nghĩ rằng để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran trước khi nó được hiện thực hóa, giải pháp quân sự nên được đưa ra thảo luận nghiêm túc". "Nếu không làm như vậy, thì một cuộc chạy đua hạt nhân ở Trung Đông với Ai Cập, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xảy ra", ông nói thêm. Phía Iran chưa phản hồi các thông tin trên.Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Sa'ar phù hợp với cam kết của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về việc "hoàn thành nhiệm vụ" ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran với sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ. Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ từng nói ông thích đạt được một thỏa thuận với Iran hơn là "ném bom dữ dội vào nước này". Song, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz nhấn mạnh rằng "mọi lựa chọn" vẫn đang được thảo luận để hướng đến mục tiêu ngăn chặn hoàn toàn chương trình hạt nhân Iran.Trong một diễn biến khác, Iran ngày 26.2 lên án vòng trừng phạt mới của Mỹ sau khi Washington hôm 24.2 đưa hơn 30 người và tàu thuyền có liên quan hoạt động buôn bán dầu mỏ của quốc gia này vào danh sách đen. Theo Hãng AFP, đây là đợt trừng phạt thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng kể từ khi Tổng thống Trump khôi phục chính sách "gây sức ép tối đa" đối với Tehran.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baqaei tuyên bố các lệnh trừng phạt là "dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự thù địch của các nhà hoạch định chính sách Mỹ đối với phúc lợi, sự phát triển và hạnh phúc của người dân Iran". Trong một tuyên bố, ông Baqaei gọi các biện pháp này là "hành động sai trái và vô lý".Một iCafe cao cấp đưa Hellboy về Việt Nam sớm hơn cả… Hollywood
So với Honda SH150i (phải) lắp ráp tại Việt Nam, SH350i 2021 nhập Ý (trái) dài hơn 70 mm, rộng hơn 3 mm, cao hơn 32 mm
Hoài niệm bánh cốm Hà Nội
VinFast Vento có thiết kế thời trang kiểu Ý điệu đà, phù hợp với khách hàng nữ. Dù vậy, xe cũng có nhiều màu sắc lựa chọn với các tùy chọn màu nổi bật cho phái nam như vàng, đỏ, đen. Ngoài thiết kế, Vento có nhiều chi tiết thể hiện rõ chất lượng hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập cao.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Không nghỉ phép năm, trường hợp nào người lao động được hưởng lương?
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.