Toyota Fortuner 2024 có thêm bản hybrid tiết kiệm dầu
"Cùng với việc tin vào năm tuổi, theo những triết lý dân gian, người xưa cũng tin vào tam tai. Tam tai, tạm hiểu là trong 3 năm liên tiếp, con người sẽ phải đối mặt với những điều không may và thách thức khác nhau. Chu kỳ này được xác định lặp lại 12 năm/lần. Mỗi người sẽ trải qua nó vào những thời điểm khác nhau trong đời. Theo đó, năm xung khắc nặng nhất, thường rơi vào năm thứ hai của tam tai", ông Tín nói.Thiêng Ngân thi hát cải lương, thực hiện mong muốn dang dở với mẹ nuôi Phi Nhung
Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, thị trường vàng lại trở nên sôi động, đặc biệt là trong ngày vía Thần tài. Đây là dịp quan trọng để người dân gửi gắm những ước nguyện về tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho năm mới.Thời điểm này, nhiều thương hiệu lớn trong ngành vàng bạc đá quý đã cho ra mắt những bộ sưu tập trang sức đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và ngày vía Thần tài.Một trong số đó là bộ sưu tập "Kim bảo như ý" dành cho phái nữ, với các thiết kế mang ý nghĩa về sự viên mãn và thịnh vượng. Các hình tượng như: mặt gậy như ý và cỏ bốn lá được khéo léo đưa vào các mẫu trang sức, không chỉ thu hút về mặt thẩm mỹ mà còn mang lại thông điệp cầu mong tài lộc và bình an cho người sở hữu.Bên cạnh đó, linh vật rắn của năm Ất Tỵ cũng là nguồn cảm hứng để sáng tạo thành các món trang sức, như bộ sưu tập "Vương xà trấn bảo dành" cho nam giới. Ở nhiều nơi, rắn được coi là biểu tượng của trí tuệ, sự linh hoạt và sáng tạo, rất phù hợp với những quan điểm về sự thành công. Bộ sưu tập này với phong cách mạnh mẽ đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng.Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vàng và xu hướng trang sức độc đáo ngày càng được ưa chuộng, những món trang sức bằng vàng không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang đậm giá trị tinh thần, với những ý nghĩa sâu sắc. Sự sáng tạo trong thiết kế đã biến những món trang sức vàng thành những tác phẩm nghệ thuật, góp phần làm cho ngày vía Thần tài năm nay thêm phần đặc biệt và ý nghĩa hơn.
Vì sao Nữ hoàng Elizabeth, Hoàng thân Philip không dự lễ cưới của Vua Charles và Camilla?
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH).Tại dự thảo, cơ quan này đề xuất nâng mức phạt tiền lên nhiều lần đối với một số vi phạm về PCCC trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện.Theo đó, phạt tiền 6 - 8 triệu đồng (hiện hành 2 - 5 triệu đồng) với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy.Phạt tiền 10 - 15 triệu đồng (hiện hành 5 - 10 triệu đồng) với hành vi sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ; không bảo đảm hệ thống điện phục vụ PCCC.Phạt tiền 25 - 30 triệu đồng (hiện hành 15 - 25 triệu đồng) với hành vi không có hệ thống điện phục vụ PCCC.Đặc biệt, dự thảo quy định một nội dung hoàn toàn mới, đó là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà. Luật PCCC và CNCH được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 8, sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7 tới đây. Luật này quy định rõ: nơi sạc điện cho xe động cơ điện trong nhà phải có giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy; khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà còn phải có giải pháp ngăn cháy và trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp, bảo đảm tiêu chuẩn.Theo Bộ Công an, để phù hợp, thống nhất với luật mới, nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH cần được điều chỉnh; đồng thời nâng mức tiền xử phạt để tương đồng với các lĩnh vực khác, tăng tính răn đe, phòng ngừa xã hội.Thống kê từ Bộ Công an vào năm 2023 cho thấy, trong vòng 10 năm qua, toàn quốc xảy ra 29.296 vụ cháy, làm chết 860 người. Chỉ tính riêng nguyên nhân cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện là 13.465 vụ, chiếm tới 45,5%.Với đề xuất nâng mức phạt tiền như dự thảo, luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định việc này sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định về PCCC nói chung, liên quan đến điện nói riêng. Thời gian qua, địa bàn Hà Nội xảy ra một số vụ hỏa hoạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xuất phát từ chập điện. Điển hình như vụ cháy chung cư mini khiến 56 người chết ở P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân; hoặc mới đây là vụ cháy khiến 14 người chết ở P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, nguyên nhân do chập mạch điện tại khu vực đầu xe máy điện…Luật sư Thúy cho rằng, quy định chi tiết cùng mức phạt tiền nghiêm khắc sẽ tác động trực tiếp đến thái độ, nhận thức của chủ nhà, chủ cơ sở kinh doanh… Khi nhận thức đã tốt, nguy cơ có thể được ngăn chặn từ sớm, từ xa.Với nội dung "ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà", luật sư cho rằng hết sức cần thiết. Số lượng người sử dụng xe điện ngày càng nhiều, nhất là ở các khu chung cư, nhà trọ…, tiềm ẩn những rủi ro nhất định về cháy, nổ. Việc quy định riêng cùng mức phạt cao nhất đối với vi phạm về hoạt động này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao đề phòng trước những rủi ro có thể xảy ra.
Gánh cả team, Mbappe ca ngợi PSG lên tận mây xanh sau khi ‘bóp chết’ Barca nhưng vẫn…
Cụ thể, tại Đồng Tháp, từ ngày 23-27.2, EVNSPC đã đóng điện 3 công trình lưới điện 110kV. Đặc biệt, ngay trong tối 27.2, EVNSPC phối hợp với nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan đã đóng điện thử nghiệm hạng mục Trạm 110kV Tân Hồng, thuộc công trình Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối. Việc đóng điện thành công hạng mục này là tiền đề quan trọng cho xử lý các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần đường dây đấu nối 6,4km.Hơn nữa, theo đại diện EVNSPC, Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đảm trách việc cấp điện cho các cụm công nghiệp phụ tải lớn và cấp điện sang Campuchia. Đây cũng là trạm giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, an toàn trong vận hành; chuyển tải qua lại giữa các trạm 110kV Hồng Ngự, Tam Nông và Tân Hồng, nhằm đảm bảo cấp điện theo tiêu chí N-1; góp phần cùng với địa phương trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Trước đó, ngày 25.2, EVNSPC cũng hoàn thành việc "Nâng cấp, cải tạo Trạm biến áp 110kV Tam Nông (T2-63MVA)" và đưa vào vận hành. Trạm này đã hoạt động được 8 năm, trước tốc độ phát triển nhanh của các cụm công nghiệp trong khu vực, nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, công suất hiện hữu đã trở nên quá tải. Để đảm bảo nguồn điện ổn định, EVNSPC quyết định đầu tư bổ sung máy biến áp T2 với công suất 63MVA.Tương tự, công trình "Ngăn lộ 171 tại Trạm 110kV Tam Nông" thuộc công trình Đường dây 110kV Tam Nông - An Long" cũng được đóng điện thành công và đưa vào vận hành ngày 23.2. Tại Tiền Giang, sau 45 ngày thi công thần tốc, đại diện EVNSPC cũng cho biết, ngày 24.2 vừa qua, công trình nâng công suất "Thay máy biến áp T2-40MVA bằng 63MVA TBA 110kV Gò Công" tại thành phố Gò Công đã được đóng điện, chính thức đưa vào vận hành. Công trình này giúp cung cấp điện cho công tác khắc phục hạn mặn, bơm cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn nắng nóng.Ngoài ra, liên tục những ngày qua, EVNSPC đã nghiệm thu, đóng điện kỹ thuật 6 công trình trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Bình Dương. Cụ thể, đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 2 công trình: "Trạm biến áp 110kV Phú Thuận", huyện Bình Đại và Trạm biến áp 110kV An Hiệp, thuộc công trình "Trạm biến áp 110kV An Hiệp và đường dây 110kV từ 220kV Bến Tre - 110kV An Hiệp", huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 4 công trình: Trạm biến áp 110kV An Lập và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Thanh An, Trạm biến áp 110kV Cổng Xanh và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Vsip2-MR2 (TBA Vĩnh Lợi) tại Bình Dương.Lãnh đạo EVNSPC cho biết, năm 2025, nhằm lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC, đồng thời chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và hướng tới Đại hội Đảng các cấp, EVNSPC đã phát động phong trào thi đua nước rút 90 ngày nỗ lực hoàn thành đóng điện 50 công trình lưới điện 110kV trước dịp 30.4. Để hoàn thành được mục tiêu này, EVNSPC phải đối mặt với không ít thách thức. Thế nên, ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, lãnh đạo EVNSPC và lực lượng làm công tác đầu tư xây dựng trong Tổng công ty liên tục làm việc không có ngày nghỉ. Đặc biệt, tập thể lãnh đạo thường xuyên có mặt trực tiếp trên công trường để kiểm tra, đôn đốc tiến độ, có những chỉ đạo cụ thể để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho từng dự án, công trình điện tại các địa phương.