Thể thao điện tử lần đầu tiên được giới thiệu đến cộng đồng người khuyết tật
Theo số liệu nghiên cứu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), đến thời điểm cuối năm 2024, giá sơ cấp căn hộ chung cư trung bình tại Hà Nội đã đạt 70 triệu đồng mỗi m2, tăng 35,4% theo năm, khi các dự án mở bán mới đều thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang, kéo theo mặt bằng giá thứ cấp cũng tăng mạnh.Giá căn hộ liên tục tăng cao và thiết lập mặt bằng mới khiến giá thuê căn hộ cũng có xu hướng "leo thang", với mức tăng trung bình từ 10 - 20% trong năm 2024. Ở khu vực trung tâm thành phố, gần như vắng bóng các căn hộ chung cư có giá thuê dưới 10 triệu đồng/tháng. Theo đó, giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ phổ biến từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, 2 phòng ngủ từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.Tại khu vực vùng ven, giá thuê căn hộ trung bình từ 6,5 - 15 triệu đồng/tháng, tăng từ mức phổ biến từ 3 - 8 triệu đồng/tháng trong vòng chưa đầy 5 năm. Không chỉ giá thuê căn hộ tăng cao, giá thuê nhà trọ, chung cư mini cũng tăng vọt. Xu hướng này được thúc đẩy do nhu cầu thuê nhà tăng cao trước tình trạng giá bán vượt xa khả năng tài chính của phần lớn người lao động, khiến việc thuê nhà trở thành giải pháp tất yếu. Ngoài tác động từ nhu cầu thuê tăng cao, việc giá căn hộ không ngừng leo thang cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược định giá của chủ nhà. Khi giá nhà tăng cao buộc các chủ nhà phải nâng giá thuê để đảm bảo lợi nhuận và cân bằng dòng tiền đầu tư. Dù thực tế tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ ngày càng thấp do giá thuê không theo kịp mức tăng giá nhà.Tốc độ tăng giá thuê chỉ bằng khoảng ½ giá nhà trong năm 2024, trên nền tảng tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ tại Việt Nam chỉ ở mức khoảng dưới 4%, phổ biến dưới 2%, thấp hơn so với việc gửi tiết kiệm.Bên cạnh đó, việc giá vật liệu xây dựng, chi phí bảo trì và phí quản lý chung cư gia tăng cũng góp phần đẩy giá thuê lên mức mới, đặc biệt đối với các căn hộ có vị trí tốt và tiện ích đầy đủ.Sự thay đổi trong tư duy và lối sống của người trẻ, đề cao sự linh hoạt trong việc lựa chọn nơi sống, ưu tiên thuê nhà để dễ dàng thay đổi chỗ ở theo công việc, phong cách sống hoặc tiếp cận các khu vực có tiện ích tốt hơn, cũng là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường căn hộ cho thuê.VARS nhận định: Việc giá thuê liên tục tăng cao, khiến nhiều người lao động, đặc biệt là người trẻ, có thu nhập trung bình và thấp, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị. Chi phí thuê nhà chiếm tới 35 - 50% thu nhập, cộng với các chi phí sinh hoạt khác, người trẻ gần như không có khả năng tích lũy.Nhiều người không còn đủ khả năng chi trả, buộc phải thu hẹp không gian sống, tìm kiếm lựa chọn rẻ hơn hoặc thậm chí rời khỏi các thành phố lớn. Xu hướng dịch chuyển ra các khu vực vùng ven ngày càng rõ ràng hơn, nhờ giá thuê thấp hơn khoảng 20 - 30% so với trung tâm. Tuy nhiên, việc dịch chuyển ra xa cũng mang đến nhiều thách thức khi hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển đồng bộ, chi phí đi lại tăng lên...Đáng chú ý, không chỉ lao động phổ thông, mà cả những lao động trẻ có trình độ cao cũng bắt đầu rời khỏi trung tâm đô thị. Khi chất lượng sống chưa đáp ứng kỳ vọng do người trẻ khó tìm được không gian sống thoải mái và chất lượng dịch vụ tốt với mức giá thuê phải chăng.Đồng thời, các tỉnh, thành vệ tinh cũng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều khu công nghiệp, trung tâm công nghệ và dịch vụ hiện đại, với mức lương tại không quá chênh lệch so với trung tâm, nhưng chi phí sinh hoạt rẻ hơn đáng kể.Để hỗ trợ người trẻ có một nơi an cư, VARS cho rằng ngoài việc tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà nước cần sớm nghiên cứu phát triển quỹ nhà ở cho thuê dài hạn với giá rẻ, ưu tiên nhóm lao động trẻ, công nhân viên chức, trí thức trẻ, các lao động làm việc trong ngành nghề trọng điểm. Khuyến khích các chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở giá rẻ thông qua ưu đãi thuế, hỗ trợ vay vốn hoặc giảm chi phí đất. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, giúp người lao động dễ dàng di chuyển từ khu vực giá rẻ đến trung tâm làm việc.Nhà nước có thể nghiên cứu áp dụng mô hình ký túc xá cho lao động đô thị như tại Singapore. Như vậy, người lao động trẻ mới ra trường, chưa có khả năng mua nhà, có thể thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư với giá thấp hơn thị trường 40 - 50%. Khi có đủ tài chính, họ có thể mua căn hộ trên với chương trình trợ giá và và vay mua nhà lãi suất thấp.Thứ hai là ký túc xá chuyên dụng cho lao động, chủ yếu phục vụ lao động nhập cư và lao động trẻ chưa có nhà ở ổn định. Mỗi ký túc xá có sức chứa từ 1.000 - 25.000 người, được quản lý theo mô hình hiện đại với phòng ở sạch sẽ, an ninh đảm bảo, có khu sinh hoạt chung, bếp ăn, nhà tắm, phòng giải trí. Hệ thống vận hành chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động.Trong khi đó các chủ đầu tư được khuyến cáo cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm nhà ở có giá phù hợp hơn với nhu cầu của đại đa số người dân. Bởi nhu cầu chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị trường là nhà ở giá bình dân, trung cấp.Việc ngày càng nhiều người lao động trẻ, nhất là lao động trẻ có trình độ, rời khỏi trung tâm đô thị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.Những người lái xe nhưng dán mắt vào điện thoại chứ không nhìn đường ở trung tâm TP.HCM
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Phát hiện nhóm máu ít bệnh tật nhưng có thể khó có con
Chiều 12.2, tiếp tục chương trình kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tại dự thảo luật trước đây, Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo từng đề xuất tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư sẽ không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.Tuy nhiên, trong tờ trình của Chính phủ vừa trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật đã chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc T.Ư theo luật Thủ đô và các nghị quyết của Quốc hội.Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, dự thảo luật quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn.Cùng đó là giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND; giao thẩm quyền cho HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương…Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND, dự thảo luật cơ bản kế thừa luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch UBND các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Đồng thời quy định rõ các nhiệm vụ của UBND phải thảo luận và quyết định tập thể; các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được ủy quyền cho chủ tịch UBND thực hiện; quy định theo hướng mở rộng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND.Trình bày báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục kế thừa luật hiện hành về số lượng đại biểu HĐND, số lượng phó chủ tịch HĐND, số lượng các ban của HĐND thay vì giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể như dự thảo luật.Điều này nhằm bảo đảm đồng bộ với quy định về số lượng đại biểu Quốc hội trong luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm tính ổn định, thuận lợi cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang cận kề. Cơ quan thẩm tra nhận định, việc sửa đổi các quy định về số lượng đại biểu HĐND, cơ cấu tổ chức của HĐND nên được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước vào thời điểm thích hợp sau này.Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong các quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc tiếp tục quy định về nguyên tắc hoạt động của UBND như luật hiện hành, song cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND, từng thành viên UBND. Một số ý kiến đề nghị, về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế hoạt động của UBND theo hướng là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng để đề cao tính chủ động và trách nhiệm của chủ tịch UBND.
Phía luật sư tổng thống Hàn Quốc hồi tháng trước đã đệ đơn yêu cầu Tòa quận trung tâm Seoul hủy lệnh bắt giữ đối với vị tổng thống bị luận tội. Lý do là việc bắt giữ được tiến hành không hợp pháp vì phía công tố đã chờ quá lâu để truy tố ông.Với phán quyết của tòa án, Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể được thả ngay lập tức và được yêu cầu tiếp tục tham dự phiên tòa từ bên ngoài.Tuy vậy, theo AFP, luật sư của Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết nhà lãnh đạo vẫn chưa rời trung tâm giam giữ sau khi tòa án hủy lệnh bắt giữ ông.Luật sư Seok cho hay ông Yoon chỉ được thả khi phía công tố rút lại quyền kháng cáo hoặc không kháng cáo trong một thời gian cụ thể. Phía công tố chưa bình luận về thông tin trên.Trước đó, ông Yoon Suk-yeol ngày 25.2 tham dự phiên điều trần luận tội cuối cùng để xác định trách nhiệm của ông trong vụ ban bố thiết quân luật hồi tháng 12.2024.Ông đã bị quốc hội luận tội và nếu Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên có tội thì ông sẽ bị phế truất. Nếu không, ông sẽ được khôi phục chức vụ.Trước tòa, ông Yoon xin lỗi người dân nhưng bác bỏ cáo buộc nổi loạn. Ông Yoon nói “Đảng đối lập cho rằng tôi ban bố thiết quân luật nhằm thiết lập chế độ độc tài và kéo dài thời gian cầm quyền. Đây là âm mưu bịa đặt nhằm buộc tội tôi nổi loạn”.Ông cho rằng vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang đối diện một “cuộc khủng hoảng hiện hữu” và nhu cầu cấp thiết là công nhận tình hình và có hành động để vượt qua.
Muôn kiểu phối đồ 'độc lạ' của giới trẻ Hàn cùng chiếc quần tất
Ngày 17.1, Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan, trích xuất camera an ninh, truy tìm người đàn ông mặc áo tài xế công nghệ đứng chỉnh đèn tín hiệu giao thông.Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông mặc áo tài xế công nghệ, chạy xe máy đến, mở tủ chỉnh đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ có đông phương tiện qua lại.Qua xác minh, trụ đèn tín hiệu nói trên đặt tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp (TP.Thủ Đức, TP.HCM), tuyến đường thuộc khu vực đảm trách của Đội CSGT Rạch Chiếc.Đại diện Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, bước đầu xác định vụ việc xảy ra hôm 8.1. Thời điểm người đàn ông mặc áo tài xế công nghệ đứng chỉnh đèn tín hiệu không phải là giờ cao điểm nên không có lực lượng CSGT tại khu vực. Bên cạnh đó, tủ đèn tín hiệu nói trên không được khóa lại nên có thể người dân đã đến tự ý chỉnh đèn tín hiệu.Hiện lực lượng chức năng chưa rõ người đàn ông là ai. Lực lượng CSGT đang phối hợp các đơn vị liên quan trích xuất camera an ninh để xác định thời điểm, truy tìm người đàn ông để làm rõ vụ việc.