'Nhất gái hơn 2, nhì trai hơn 1', nghĩ vậy mà không phải vậy…
Từ tháng 6.2024 gió mùa tây nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình, Nam bộ và Tây nguyên bước vào mùa mưa.Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nhận danh hiệu Anh hùng Lao động lần 2
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Bayern Munich chính thức ra giá ‘khủng’ cho Harry Kane
Theo Bộ NN-PTNT, nông nghiệp Việt Nam trong 30 năm trở lại đây chủ yếu dựa trên phân bón vô cơ do áp lực thâm canh tăng năng suất và tính tiện dụng trong lưu thông, sử dụng như gọn nhẹ, tác động nhanh đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, hầu hết nông dân ở Việt Nam sử dụng phân bón chưa hợp lý, mất cân đối và thường bón phân hóa học với liều lượng cao hơn nhiều so với khuyến cáo.
Tiếc thay, bà Lý Thị Bông, mẹ ruột của Emma đã không thể chờ đến ngày con gái tìm về, khi bà đã mãi mãi ra đi hồi 2 năm trước vì bạo bệnh. Đó cũng là một trong những niềm nuối tiếc lớn nhất trong ngày trở về của cô gái Pháp xinh đẹp.Ngày có kết quả xét nghiệm ADN, cô gái Pháp và cả gia đình Việt Nam đều vỡ òa hạnh phúc. Bởi, từ đây họ đã thực sự đoàn tụ cùng nhau sau gần 3 thập kỷ dài đằng đẵng. Những ngày đoàn tụ tháng 3 đặc biệt, Emma đã về ngôi nhà thuê của cha và các anh em ở TP.Thủ Đức (TP.HCM), cũng là một tiệm sửa xe của 3 cha con ông Trần Phi Hùng (58 tuổi). Lên lầu 1, nơi đặt bàn thờ mẹ, cô gái Pháp thành kính dâng lên nén hương bày tỏ lòng thành kính, cũng là để nói hết tiếng lòng của mình."Tôi thực sự sốc và có chút hụt hẫng khi mẹ đã không còn trên cuộc đời này, mẹ đã không thể chờ tôi. Nếu tìm được gia đình sớm hơn, có lẽ tôi đã được ôm mẹ vào lòng. Nhưng không sao, giờ đây tôi đã có cha, có anh trai, em trai, những người tuyệt vời cho tôi cảm giác đang sống giữa một gia đình đầy ấm áp và hạnh phúc. Cảm xúc đó thật khó để có thể diễn tả hết bằng lời nói", Emma chia sẻ.Điều quan trọng với Emma chính là đã tìm thấy những câu trả lời cho tất cả những thắc mắc về nguồn cội mà suốt bao năm qua đang mang trong lòng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với cuộc đời của cô bởi thật khó để sống mà không biết nguồn cội, gốc gác của mình thế nào.Anh Lý Minh Hiền (31 tuổi) là anh trai ruột của Emma cho biết ngày em gái được mẹ cho đi, anh còn quá nhỏ để có thể hiểu hết được câu chuyện. Mãi đến khi lớn lên, anh vẫn không thể nào biết được."Nhà bỗng dưng có em gái thật đặc biệt. Tôi không biết phải diễn tả cảm xúc đó thế nào. Em trở về nhà, cha trở nên vui hơn, hạnh phúc hơn, cả nhà lúc nào cũng rộn rã tiếng cười và hạnh phúc. Bà con khắp nơi cũng hỏi thăm, chúc mừng", anh chia sẻ thêm.Trong khi đó, anh Lý Minh Hậu (26 tuổi) là em trai của chị Emma cũng vô cùng bất ngờ khi biết mình có một người chị gái. Anh cho biết những ngày qua, gia đình đã đưa chị về Long An thăm mộ tổ tiên nhà nội, được bà con trong gia đình đón chào.Ở quê nội, cô gái Pháp đã được gặp các thành viên trong gia đình, được sống trong vòng tay yêu thương của một gia đình lớn khiến cô vô cùng xúc động và hạnh phúc. Đây là lần trở về Việt Nam mà Emma không thể nào quên trong đời."Bà con ở quê cũng không hề biết rằng vợ chồng tôi từng cho một cô con gái, bởi hồi mang thai vợ tôi không về quê, cũng không ai biết. Giờ con nó tìm về, mọi người ai cũng bất ngờ, còn nghĩ là con riêng của tôi nữa. Về quê ai cũng hỏi thăm", ông Hùng kế bên cười, kể lại với chúng tôi.Trong cuộc đoàn tụ của Emma và gia đình có sự xuất hiện của bà Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) là người được sự giúp đỡ của ông Huỳnh Tấn Sinh hiện đang sống ở Pháp giúp cô gái Pháp làm nên cuộc đoàn tụ diệu kỳ này. Chứng kiến niềm hạnh phúc của gia đình, bà Hương đã không kiềm được xúc động và hạnh phúc. Người phụ nữ tâm sự rằng, niềm vui đoàn tụ của Emma chính là món quà, là động lực để tiếp tục hành trình đặc biệt này với hy vọng một ngày nào đó cũng tìm được cô con gái năm xưa cho người Pháp nhận nuôi, giống như Emma.Bà Hương cũng gọi điện cho ông Sinh ở Pháp để chứng kiến cuộc đoàn tụ của Emma và ông đã vô cùng hạnh phúc, vui mừng. Cô gái Pháp và gia đình đã gửi những lời cảm ơn và thể hiện sự biết ơn đầy chân thành đến ông Sinh và bà Hương vì đã giúp gia đình có được phép màu đặc biệt hôm nay.Ông Hùng, cha ruột Emma nói rằng cuối cùng, trong khoảnh khắc đoàn tụ này, ông đã trút được nỗi niềm suốt gần 30 năm đau đáu trong trái tim. Giờ đây, trong ông chỉ còn niềm vui và hạnh phúc khi ông có 3 người con hiếu thảo. Từ đây, ở Việt Nam, Emma đã có một mái nhà hạnh phúc với những người thân ruột thịt luôn chờ cô trở về. Lần về này của cô gái Pháp xinh đẹp kéo dài hơn 20 ngày. Emma dự tính sẽ dành nhiều thời gian cho gia đình của mình.Họ không chỉ về quê tìm lại gốc gác, nguồn cội mà còn cùng nhau có những buổi họp mặt, ăn uống vui vẻ ở TP.HCM. Emm đã không bỏ cuộc để rồi giờ đây đã tìm thấy và được sống trong phép màu của cuộc đời mình."Tôi mong rằng câu chuyện của tôi sẽ truyền cảm hứng đến những người có hoàn cảnh tương tự, những người mong muốn tìm lại cha mẹ, người thân của mình. Chỉ cần không bỏ cuộc, tôi tin phép màu sẽ nằm ở cuối con đường", nữ doanh nhân, người mẫu chia sẻ.
TP.Đông Hà giãn cách: Xuất hiện nhiều 'tin nội bộ' sai lệch về số ca nhiễm
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.