Tham khảo bảng báo giá thi công nội thất Spa hiện nay
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.Đi về miền Dao: Sư công tiền mã của người Dao
Một nhóm các công ty do tỉ phú Elon Musk dẫn đầu vừa cho hay họ đã đề nghị mua lại tổ chức phi lợi nhuận kiểm soát OpenAI, công ty sở hữu ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT, với giá 97,4 tỉ USD.Đây được xem là một động thái trong cuộc chiến của tỉ phú này nhằm ngăn chặn công ty khởi nghiệp AI này chuyển đổi thành công ty vì lợi nhuận, theo Reuters đưa tin ngày 11.2. Nhóm do ông Musk đứng đầu bao gồm Công ty xAI của ông, Baron Capital Group, Emanuel Capital và nhiều công ty khác.Luật sư Marc Toberoff của ông Musk cho hay đề nghị đã được chuyển cho ban giám đốc OpenAI. "Không, cảm ơn. Nhưng chúng tôi sẽ mua Twitter (mạng xã hội X) với giá 9,74 tỉ USD nếu ngài muốn", lãnh đạo Sam Altman của OpenAI viết trên X, dường như phản hồi đề nghị mua OpenAI. Ông Musk, người đã mua X với giá 44 tỉ USD vào năm 2022, chỉ đáp trả nội dung một cách ngắn gọn, khi viết "kẻ lừa đảo". Ông Musk và ông Altman đã có nhiều tranh cãi, trong đó nhiều lần ông Musk kiện OpenAI. Trước đó, ông Musk là nhà đồng sáng lập OpenAI vào năm 2015 và đây là công ty phi lợi nhuận. Công ty đạt vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI khi ông rời đi vào năm 2018. Sau đó, ông lập công ty riêng là xAI vào năm 2023. "Chúng tôi đã tạo ra một cấu trúc riêng: một tổ chức vì lợi nhuận, được kiểm soát bởi tổ chức phi lợi nhuận, với mức chia sẻ lợi nhuận được giới hạn cho các nhà đầu tư và nhân viên", OpenAI cho hay vào tháng 12.2024. Theo đó, sự thay đổi này sẽ yêu cầu công ty phải cân bằng lợi ích của các cổ đông, bên liên quan và công chúng theo hướng tránh xa mục tiêu phi lợi nhuận.
Garmin trình làng đồng hồ chạy bộ GPS Forerunner 165 Series
Tổng Bí thư Tô Lâm, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dẫn đầu đoàn đại biểu đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.
Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp tại các sàn việc làm
Thông qua giải chạy "Nghệ An 2023 - Về miền Ví Giặm", ban tổ chức mong muốn góp một phần vào việc bảo vệ, lan tỏa một trong những di sản văn hóa phi vật thể. Trong dịp này, tạp chí Nông thôn Việt cũng phối hợp với Sở VH-TT, Sở NN-PTNT và các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh… của tỉnh Nghệ An tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại nông sản - Lễ hội văn hóa ẩm thực ngay tại Quảng trường Hồ Chí Minh. Mục đích là để quảng bá, giới thiệu nét đặc sắc văn hóa, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo ra các cầu nối xúc tiến thương mại, kích thích tiêu thụ hàng nông sản của tỉnh.