Xe điện Trung Quốc BYD Atto 3 bốc cháy khi đang sạc
Cả Hyundai Creta mới và Kia Seltos có khá nhiều điểm tương đồngNhững tấm lòng vàng 30.5.2022
Ngày 6.2, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn (Công ty cổ phần Bệnh viện Việt Phúc Sài Gòn, 87 Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6).Theo đó, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn bị xử phạt 213 triệu đồng. Nguyên nhân, bệnh viện vi phạm người hành nghề không đăng ký; xét nghiệm khi chưa thực hiện thủ tục công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo không phép. Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc tháo gỡ quảng cáo không phép.Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh vào ngày 8.3.2024; hình thức tổ chức là bệnh viện chuyên khoa, do bác sĩ H.C.C chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Ngày 31.5.2024, Bộ Y tế cấp quyết định công nhận Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.Kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vào tháng 1.2025 cho thấy, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn có nhiều hành vi vi phạm. Cụ thể, bệnh viện thực hiện các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa được Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định. Chưa thực hiện thủ tục tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cho phòng xét nghiệm. Nhân sự tham gia khám chữa bệnh chưa được đăng ký hành nghề đầy đủ theo quy định và hoạt động không đúng thời gian đăng ký. Quảng cáo không phép.Liên quan đến lĩnh vực sản phụ khoa, ông Thân Trọng Thạch, chủ hộ kinh doanh Phòng khám sản phụ khoa hiếm muộn mẹ và bé (186A Trần Bình Trọng, P.3, Q.5) bị xử phạt 64 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 2 tháng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của người phụ trách chuyên môn 1 tháng và buộc tháo gỡ quảng cáo không phép.Cơ sơ sở của ông Thạch đã lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; người hành nghề không đăng ký; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn và quảng cáo không phép. Trong đợt này, đáng chú ý là Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt ông Nguyễn Thanh Tú, chủ hộ kinh doanh HV Health Services (12 - 14 Phổ Quang) với số tiền 24 triệu đồng và đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh. Nguyên nhân cơ sở này dùng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người trái phép.Đặc biệt, có đến 4 nhân viên của cơ sở này đã thực hiện khám chữa bệnh không phép; mỗi người bị xử phạt từ 35 - 36 triệu đồng, buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp.Công ty TNHH thẩm mỹ Linh Anh Saigon bị xử phạt 95 triệu đồng do có vi phạm tại địa chỉ kinh doanh trên đường Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phong, Q.7. Địa chỉ kinh doanh này vi phạm việc dùng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người trái phép; quảng cáo không phép. Địa chỉ này bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh, buộc tháo gỡ quảng cáo.Công ty cổ phần Viện chống lão hóa tế bào Dripcare (24 Lý Tự Trọng. P.Bến Nghé, Q.1) bị xử phạt 53,7 triệu đồng vì vi phạm không đeo bảng tên; lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; sai phạm về biển hiệu; quảng cáo không phép.Công ty TNHH chăm sóc sức khỏe C.C bị xử phạt đến 120 triệu đồng. Nguyên nhân, chi nhánh của công ty này tại 16 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1 đã cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo không phép. Chi nhánh này bị tước phép hoạt động 2 tháng, tước chứng chỉ hành nghề người phụ trách chuyên môn 1 tháng; buộc tháo gỡ quảng cáo…
Từ chối hát quốc ca để phản đối phân biệt chủng tộc
Hãng Yonhap ngày 10.2 đưa tin khoảng 40% số trang trại chó ở Hàn Quốc đã tự nguyện đóng cửa kể từ năm ngoái, khi nước này ban hành luật cấm tiêu thụ thịt chó.Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, có 623 trong số 1.537 trang trại chó thịt trên cả nước đã đóng cửa kể từ khi luật đặc biệt về cấm nuôi và giết mổ chó để lấy thịt được ban hành vào tháng 8.2024.Có 449 trang trại đã đóng cửa là các trang trại nhỏ, với số lượng dưới 300 con. Ngoài ra, các trang trại đã đóng cửa còn có 153 trang trại cỡ trung, nuôi từ 300-1.000 con và 21 trang trại lớn, nuôi hơn 1.000 con. Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu xóa bỏ mọi hoạt động buôn bán thịt chó trong nước trước đầu năm 2027, bao gồm cả việc chăn nuôi và phân phối. Theo tờ The Korea Times, để đạt được mục tiêu này, hiện tại chính quyền đang khuyến khích tất cả những người buôn bán thịt chó địa phương tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh.Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc dự đoán khoảng 938 trang trại chó thịt, tương đương 60%, sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.Để hỗ trợ các doanh nghiệp thịt chó tuân thủ luật sắp tới, chính phủ cho biết họ đang hướng dẫn việc đóng cửa doanh nghiệp, cũng như tham vấn và hỗ trợ thêm để bắt đầu các dự án kinh doanh mới.Đối với những người chưa đóng cửa các trang trại thịt chó của mình, cơ quan chức năng cho biết họ sẽ thường xuyên theo dõi để phát hiện bất kỳ thay đổi nào, như quy mô trang trại, số lượng chó, đồng thời cập nhật về những hỗ trợ của chính phủ để thuyết phục họ đóng cửa sớm hơn.Chính phủ hỗ trợ các trang trại chó dựa trên thời gian đóng cửa, với mức hỗ trợ từ 225.000 - 600.000 won (3,9-10,5 triệu đồng)/con.Sau khi luật trên áp dụng vào năm 2027, người vi phạm có thể chịu tối đa 2 năm tù giam hoặc bị phạt 30 triệu won (khoảng 555 triệu đồng).Thói quen ăn thịt chó tại Hàn Quốc được cho là có từ hàng thế kỷ nhưng trong vài chục năm trở lại đây ngày càng giảm khi nhận thức về quyền động vật ngày càng tăng và số người nuôi chó làm thú cưng cũng tăng.
Ngày 14.3, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký văn bản gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu quả thực hiện công vụ. Theo UBND tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, trước thông tin về việc sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, một số cán bộ, công chức, viên chức có tâm lý dao động, ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương hành chính và hiệu quả thực hiện công vụ.Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính.Đồng thời, phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, không để xảy ra tình trạng trì trệ, né tránh công việc; đổi mới phong cách làm việc, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, tuyệt đối không để quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo một cách kịp thời, đúng quy định; đảm bảo giải quyết tận gốc các vấn đề phát sinh, không để xảy ra khiếu kiện đông người kéo dài, hình thành điểm nóng.Ngoài ra, phải tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động yên tâm công tác, không hoang mang trước các thông tin chưa chính thức liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính…Đối với cấp ủy đảng các địa phương, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TW, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức.Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần nêu cao tinh thần gương mẫu, tiên phong trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đồng thời thể hiện sự chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành.Theo UBND tỉnh Quảng Trị, cần xem việc tuân thủ kỷ cương, sẵn sàng thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu của cán bộ, đảng viên (đặc biệt là đội ngũ đảng viên lãnh đạo) trong thực thi nhiệm vụ ở thời điểm khó khăn này là một tiêu chí rất quan trọng trong việc lựa chọn cán bộ, đảng viên đưa vào bộ máy mới.Đây cũng là yếu tố cốt lõi để xây dựng một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của Đảng và Nhà nước…
Xe gia đình cỡ nhỏ năm 2022: Người Việt vẫn ‘cuồng’ Mitsubishi Xpander
Sáng 17.3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng. Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng và những ý kiến tại buổi làm việc. Tổng Bí thư nhấn mạnh, vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, khó, chuyên môn sâu và thay đổi rất nhanh, cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên.Về những định hướng tiếp tục nghiên cứu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư gợi mở, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về kết quả thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế… Đồng thời, cần phải đánh giá lại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch và định hướng phát triển các tỉnh, thành phố.Về mô hình tăng trưởng GDP, Tổng Bí thư yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của "mô hình tăng trưởng mới" của Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là nhấn mạnh những yếu tố căn cơ để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, cần xác định rõ, đúng vai trò của các thành phần kinh tế, nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng để tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm. Đồng thời, định hướng cụ thể phát triển hiện đại ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; phải hình thành các vùng, cực tăng trưởng cùng với mục tiêu cụ thể đóng góp trong GDP cả nước.Về thể chế, Tổng Bí thư chỉ rõ, đây là điểm nghẽn, đang từng bước được tháo gỡ để tạo nền tảng phát triển. Ông đề nghị, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội.Cùng đó, cần phải nghiên cứu, cải cách mạnh mẽ hơn nữa quy trình, chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, chi phí thấp, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong cải cách hành chính, khởi nghiệp, sáng tạo, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.Nhấn mạnh cần nghiên cứu các giải pháp thực thi chính sách đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần chủ động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Tổng Bí thư cho rằng, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới."Phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh; phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiềm năng con người Việt Nam không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, cần nghiên cứu để có giải pháp mạnh mẽ, đột phá hơn nữa", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Tổng Bí thư đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn các giải pháp cụ thể để huy động nguồn lực. Nghiên cứu kỹ chiến lược thu hút vốn FDI cũng như vốn đầu tư gián tiếp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; huy động nguồn vốn trong dân tham gia kinh doanh, đưa dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế địa phương tự chủ, phân cấp, phân quyền phải đảm bảo công bằng, nuôi dưỡng nguồn phát triển.Tổng Bí thư cũng lưu ý, tiếp tục rà soát các nội dung báo cáo để đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân; phải nghiên cứu những chính sách tăng trưởng, để mức sống của người dân tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và người dân được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế mang lại; phải lượng hóa được các chủ trương cụ thể để người dân có thể nhìn thấy được, đánh giá được…Tổng Bí thư yêu cầu các thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội tiếp tục bám sát tình hình, tổ chức nghiên cứu, thảo luận kỹ, tiếp thu ý kiến của các cấp, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa các mục tiêu năm 2030, năm 2045, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, nâng cao đời sống của người dân.