Những tấm lòng vàng 22.7.2022
Từ nay đến trước ngày 25.3.2025, khi mua vé sớm, khách sẽ được hưởng ngay ưu đãi 10%. Đặc biệt, nếu có ngày sinh nhật trùng với ngày thành lập Saigontourist Group (1.8.1975), khách sẽ nhận được mức ưu đãi đến 20% cho tối đa 10 vé. Lượng vé ưu đãi bán trước có giới hạn nên đã có hàng ngàn vị khách nhanh tay đặt mua sớm.Một khách hàng ở quận 4, TP.HCM, chia sẻ: "Quy trình đặt vé online của Saigontourist Group rất đơn giản và tiện lợi. Nhân viên tổng đài tư vấn nhiệt tình, giao vé tận nơi theo thỏa thuận hai bên".Ngoài hình thức đặt vé online qua hotline, Ban tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 còn bố trí các địa điểm bán "offline" trực tiếp cho khách hàng. Trước mắt, khách có thể đến mua vé trực tiếp tại: gian hàng của Saigontourist Group trong khuôn khổ Lễ hội Việt - Nhật năm 2025 diễn ra từ ngày 8 - 9.3.2025 tại Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM); Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC (799 Nguyễn Văn Linh, Tân Phú, Q.7, TP.HCM) và các cơ sở dịch vụ thuộc Làng du lịch Bình Quới, gồm Khu Du lịch Bình Quới 1, 2, 3, Khu Du lịch Tân Cảng và Khu Du lịch Văn Thánh."Đặt mua vé sớm vừa được hưởng ưu đãi từ chương trình, lại vừa tiết kiệm thời gian, đến nơi là vào cổng dự hội ngay, nhanh hơn nhiều so với khi bạn đến nơi rồi phải xếp hàng mua vé tại cổng lễ hội", chị Đào Thị Tiên ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm. Chị cho biết thêm, năm nay chị sẽ cùng gia đình trải nghiệm metro, đi từ nhà lên ga Bình Thái, sau đó xuống tại ga Văn Thánh, vào ngay cổng sau lễ hội, tránh được cảnh đông đúc tại bãi giữ xe nếu phải tự lái xe từ nhà lên.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 27 - 30.3.2025 tại Khu du lịch Văn Thánh, với sự tham gia của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4-5 sao thuộc hệ thống Saigontourist Group tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự góp mặt của nhiều đối tác uy tín, đại diện các thương hiệu ẩm thực một số địa phương cùng nhau tạo nên một "đại tiệc của vị giác" đa dạng và phong phú. Đây là hoạt động trọng điểm trong chuỗi chương trình, sự kiện của Saigontourist Group hưởng ứng chào mừng các ngày lễ lớn tại TP.HCM và kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển Saigontourist Group (1.8.1975 - 1.8.2025).Lễ hội cũng là sự kiện văn hóa ẩm thực quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam vinh dự nhận được các giải thưởng danh giá của Giải thưởng ẩm thực thế giới (World Culinary Awards): Giải thưởng "Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất châu Á" ba năm liên tiếp 2022, 2023, 2024 và giải thưởng "Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất Thế giới" hai năm liên tiếp 2023, 2024. Năm ngoái, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2024 đã tiếp đón, phục vụ hơn 60.000 lượt khách; hai ngày trước giờ lễ hội chính thức mở cửa phục vụ công chúng, số vé bán trước đã đạt mức 10.000 vé."Qua các kỳ lễ hội đã được tổ chức từ những năm trước cho đến nay, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group đã khẳng định là một sự kiện văn hóa, ẩm thực, du lịch lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách trong và ngoài nước. Đây vừa là sự kiện phục vụ nhu cầu ẩm thực, giải trí của cộng đồng người dân mà còn là cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh du lịch TP.HCM và Việt Nam, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, ẩm thực đặc sắc của đất nước ta", ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Saigontourist Group, trưởng ban chỉ đạo lễ hội, cho biết.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 sẽ vượt qua các kỳ lễ hội trước đây về số lượng các món ăn, thức uống, với trên 600 món ngon được chọn lọc, tinh tuyển từ khắp ba miền đất nước, sản vật của các địa phương. Bên cạnh ẩm thực, lễ hội còn tưng bừng, sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như múa rối nước, xiếc ảo thuật đường phố, múa xòe Thái, quan họ, đờn ca tài tử, múa khỉ, hát sắc bùa Bến Tre, hô bài chòi, ca Huế, biểu diễn cồng chiêng Tây nguyên của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, nhạc cụ đàn đá dân tộc, hò đối đáp. Khách đến lễ hội còn được dịp hòa mình vào không gian tràn ngập không khí hội hè mang đậm bản sắc văn hóa dân gian ba miền, trải nghiệm khu chợ vùng cao, thử trang phục các dân tộc vùng cao Đông - Tây Bắc, sinh hoạt "Trên bến dưới thuyền" đậm chất Nam bộ...Ngoài ra, lễ hội còn níu chân khách với hoạt động làng nghề truyền thống, làm bánh dân gian với hơn 50 loại bánh, trải nghiệm học gói lá, nướng, hấp, chiên bánh cùng nghệ nhân, học làm bún, đan nón, tráng bánh tráng, nướng bánh phồng, nấu rượu, làm bánh phục linh, bánh kà tum của người Khmer Nam bộ. Khu làng nghề năm nay sẽ được góp thêm hoạt động làm guốc mộc, làm chong chóng giấy, lồng đèn Hội An, trải nghiệm làm gốm, tranh Đông Hồ, làm hoa giấy cùng các nghệ nhân đến từ làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở cố đô Huế. Tham gia lễ hội, khách mua vé vào cổng có đính kèm coupon để sử dụng dịch vụ, với giá vé trọn gói 200.000 đồng/người lớn, trẻ em đi cùng được miễn phí.Liên hệ các điểm bán vé chính thức: Khu Du lịch Bình Quới 1: 0901 889 701; Khu Du lịch Bình Quới 2: 0901 889 702; Khu Du lịch Bình Quới 3: 0901 889 703; Khu Du Lịch Tân Cảng: 0901 889 704; Khu Du Lịch Văn Thánh: 0901 889 705. Hoặc liên hệ số hotline: 0901 889 709 - 0855 556 879.Thông tin chi tiết về Lễ hội tại website: www.saigontourist.com.vnTrung Quốc muốn thương thuyết chính sách không tấn công phủ đầu bằng hạt nhân
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.
Hiểm họa của sự phân mảnh kinh tế toàn cầu
Ngày 22.2, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Q.12 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Huy Hoàng (17 tuổi, ở H.Hóc Môn) về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo điều tra, thời điểm xảy ra vụ việc, nạn nhân là bé gái chỉ mới 12 tuổi.Trước đó, sáng 15.11.2024, ông T. (cha của bé gái) đến Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12) tố giác tội phạm, trình báo vụ việc con gái 12 tuổi bị hiếp dâm. Trình báo của ông T. cho biết khoảng tháng 11.2024, con gái ông có những dấu hiệu bất thường. Đỉnh điểm là ngày 14.11.2024, con ông tung cửa phòng chạy ra ngoài, la hét trong hoảng loạn, cầu cứu cha mẹ.Bé gái kể thông qua mạng xã hội có quen biết với Hoàng. Khoảng đầu tháng 11.2024, Hoàng nhiều lần ép bé gái vào khách sạn V.T 2 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12). Khi vào khách sạn, Hoàng dùng vũ lực đe dọa bé gái cởi đồ rồi Hoàng dùng điện thoại chụp ảnh và dùng tay sờ mò, xoa bóp các vùng nhạy cảm của bé gái. Những ngày sau đó, Hoàng dùng hình ảnh, clip nhạy cảm đe dọa, ép nạn nhân vào khách sạn quan hệ tình dục hoặc ép chụp ảnh khỏa thân gửi cho Hoàng.Nếu bé gái không nghe lời, Hoàng sẽ tung những hình ảnh, clip nhạy cảm của bé gái lên mạng xã hội.Đến khi hành vi bị phát hiện, Hoàng đã 3 - 4 lần đưa bé gái vào khách sạn nói trên để quan hệ tình dục. Hoàng còn đe dọa, khủng bố tinh thần làm nạn nhân khiếp sợ, có dấu hiệu bị trầm cảm, không dám đi học.Tiếp nhận tin báo, Công an Q.12 vào cuộc điều tra, truy xét Hoàng. Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.12 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Huy Hoàng về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Sáng 20.1, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam họp bất thường cho ý kiến công tác nhân sự theo thẩm quyền. Theo tờ trình công tác nhân sự, Ban Thường trực trình Đoàn Chủ tịch về việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường, nguyên Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tại hội nghị, Đoàn Chủ tịch đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay, với 100% ủy viên Đoàn Chủ tịch đồng ý việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Sau đó, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa X cũng họp hội nghị lần thứ 2 để biểu quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Kết quả 100% đại biểu dự hội nghị thống nhất thông qua nghị quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao mà Đảng, Nhà nước, MTTQ và nhân dân giao phó.Ông Trường cam kết sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tận tụy với công việc, cố gắng, tiếp tục học hỏi, cầu thị, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới. Đồng thời, kế thừa các thành quả, kinh nghiệm quý báu của các lãnh đạo tiền nhiệm, nỗ lực cao hơn nữa hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.Ông Trần Việt Trường sinh năm 1971, quê H.Phụng Hiệp, Hậu Giang. Ông có trình độ tiến sĩ quân sự, thạc sĩ chính trị học chuyên ngành xây dựng Đảng; Đại học Kỹ thuật Điện - Điện tử; trình độ lý luận cao cấp chính trị. Ông Trường từng giữ các chức vụ Bí thư Thành đoàn Cần Thơ, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Cần Thơ khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Trường được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tới tháng 10.2020, HĐND TP.Cần Thơ bầu ông Trần Việt Trường làm Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ.
Điều tra 10 cá nhân đưa tin thất thiệt ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…