Kim Tiểu Long ra mắt MV 'Ly hôn', mang cảm xúc từ cuộc hôn nhân dang dở
Thay đổi cụ thể là giảm thời gian xin gia hạn thị thực Mỹ tính từ khi thị thực cũ hết hạn từ 48 tháng xuống còn 12 tháng.Trang USTravelDocs của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Đương đơn có thị thực không định cư của Hoa Kỳ vẫn còn hiệu lực hoặc hết hạn trong vòng 12 tháng. Thời gian 12 tháng được tính từ ngày hết hạn của thị thực đến ngày Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nhận được hồ sơ xin gia hạn thị thực của đương đơn”.Thời gian này trước đây là 48 tháng.Việc gia hạn thị thực qua đường bưu điện nhằm tạo điều kiện cho người thường đến Mỹ có thể gia hạn thị thực mà không cần đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn. Đương đơn nếu không đáp ứng yêu cầu nêu trên cũng như các yêu cầu khác được nêu trong tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ cần đặt lịch hẹn trực tuyến cho cuộc phỏng vấn xin thị thực.Thông tin về điều chỉnh này đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng người Việt Nam có thị thực không định cư đến Mỹ, bao gồm du học sinh, lao động có chuyên môn đến Mỹ làm việc, cũng như những người đến Mỹ tạm thời để du lịch hay điều trị y tế.Thí sinh HHDN Du lịch Biển 2023 trao quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn
NSND Thanh Điền gây chú ý khi góp mặt trong dự án sitcom Kén cá chọn chồng của nghệ sĩ Ngọc Huyền. Tại sự kiện ra mắt phim, ông xuất hiện khá trễ vì bận rộn với lịch trình thu âm riêng. Song vì mối quan hệ thân tình với đàn em, Thanh Điền vẫn sắp xếp để có mặt ủng hộ tinh thần. “Các em nói tôi phải đến, nếu không thì buồn lắm. Cho nên tôi chỉ vừa thu âm được một bài hát là xin phép chạy qua đây, hứa rằng dự xong rồi sẽ trở về tiếp tục công việc”, ông bộc bạch.Trong dự án lần này, NSND Thanh Điền hóa thân thành người đàn ông lớn tuổi nhưng có tính trăng hoa. Nhân vật của ông đem lòng say mê cô Chọn (Ngọc Huyền thủ vai) nhưng không thành. Với nam nghệ sĩ 78 tuổi, đây là một vai diễn dù ít nhưng thú vị vì phải thể hiện được hình ảnh một người có “máu dê” song vẫn phải giữ được sự hài hước, vui nhộn đúng với yêu cầu của kịch bản.Ở tuổi 78, NSND Thanh Điền vẫn miệt mài với các dự án nghệ thuật. Riêng Kén cá chọn chồng, nam nghệ sĩ nói lý do ông nhận lời tham gia là vì mối thân tình với đàn em. Trước đó, giọng ca Ngao sò ốc hến từng có kế hoạch hợp tác trong phim Sầu riêng của Ngọc Huyền, song vì lý do sức khỏe nên ông đành lỡ hẹn. Chính NSƯT Bảo Quốc là người thay thế NSND Thanh Điền trong phim. Về vai diễn trong Kén cá chọn chồng, NSND Thanh Điền nói: “Các em ngỏ ý tôi tham gia cùng cho vui. Ban đầu là vì vui trước, nhưng khi đã làm nghệ thuật thì xin phép không thể chỉ vì vui, mà vì tôi muốn làm nghệ thuật thật sự. Chỉ một vai nhỏ thôi nhưng tôi trăn trở suốt bao nhiêu ngày. Tôi đã cố gắng tạo ra điều đặc biệt cho nhân vật này nên hy vọng khán giả đón nhận". Tham gia phim của đàn em, NSND Thanh Điền tuyên bố không nhận lương. Ông nói lý do là vì mối thân tình giữa Ngọc Huyền với vợ mình là cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ. Nhắc đến đây, diễn viên Cái bóng bên chồng không giấu được sự xúc động, không nói nên lời. Sau khi lấy lại được bình tĩnh, diễn viên Ngao sò ốc hến tiếp tục bộc bạch: “Bình thường làm việc tôi ít nói lắm mà chỉ hành động thôi. Còn khi nói tôi nói bằng tấm lòng, suy nghĩ chân thành của mình. Khi Thanh Kim Huệ bị bệnh nặng, Ngọc Huyền ở Mỹ tập trung một số anh em động viên, mua thuốc về gửi cho tôi. Không phải một lần mà là nhiều lần, em cũng không gửi trực tiếp cho tôi mà gửi cho Hòa Hiệp - Bá Thắng rồi hai em mang đến nhà. Những ân tình đó làm sao tôi quên được. Ai thương tôi thì tôi thương lại”. Ở tuổi U.80, NSND Thanh Điền chú trọng giữ sức khỏe để có thể tiếp tục tham gia nghệ thuật. Ông cũng có những trăn trở dành cho nghề, mong muốn mở một lớp học nhỏ để truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ đàn em. NSND Thanh Điền thừa nhận tuy bản thân không quá giỏi nhưng quá trình làm việc giúp ông hiểu hơn về nghề nên muốn chia sẻ với hậu bối.
Lalamove và bài toán logistics tại Việt Nam
Đó là nhận định của KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam khi trao đổi về chủ trương khai thác không gian phát triển mới, tạo hệ sinh thái kinh tế đất nước được nhắc đến nhiều trong thời gian qua.* Trong những phát biểu chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, để có dư địa phát triển, “Việt Nam cần tập trung khai thác không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm”. Trong đó, không gian biển có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông? - KTS Trần Ngọc Chính: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng: Không gian vũ trụ, không gian ngầm và không gian biển, nếu khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, là động lực tăng trưởng mới quan trọng của nền kinh tế. Không gian vũ trụ quốc gia nào cũng có thể khai thác nhưng không gian biển thì không phải quốc gia nào cũng có. Thế giới công nhận Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên biển.Các quốc gia khác đều rất mong muốn có biển như Việt Nam. Bởi vì chúng ta có 3.260 km bờ biển, lãnh hải khá rộng. Bởi vì vùng biển thuộc Việt Nam có giá trị cao về mặt kinh tế. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; châu Âu - châu Á; Trung Đông - châu Á, là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải).Các nước thèm khát sự đẹp đẽ về bãi tắm, những khu vực cảng nước sâu của Việt Nam… mà đi sâu hơn nữa chính là tiềm năng kinh tế biển. Như vậy, phải nhìn nhận rằng không gian biển của Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.Bất cứ một quốc gia nào nếu có điều kiện đều nỗ lực khai thác tốt nhất không gian biển. Thậm chí có quốc gia như Slovenia, đất liền rộng mênh mông, chỉ có vỏn vẹn 45km bờ biển, nhưng họ vẫn nỗ lực khai thác triệt để, phát triển hệ thống cảng biển. Trong khi đó, Việt Nam có những tỉnh như Quảng Ninh có gần 200 km bờ biển. Vì vậy có thể khẳng định: Không gian vũ trụ, không gian ngầm, đặc biệt không gian biển, nếu chúng ta tổ chức quy hoạch tốt và khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế.* Năm 2024, Việt Nam chính thức có quy định pháp luật cụ thể về hoạt động lấn biển. Nhờ đó nhiều địa phương kỳ vọng có thể mở thêm quỹ đất, dư địa phát triển kinh tế biển. Xin ông chia sẻ quan điểm về hướng tiếp cận của các dự án lấn biển tại Việt Nam để phát huy lợi thế nguồn tài nguyên này?- Như tôi đã nói, Việt Nam là quốc gia biển. Chủ trương của Đảng trong thời gian tới là tiến ra biển để khai thác và làm chủ biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển. Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói, đất nước đang phát triển, dân số đông, đất hẹp nên phải khai thác thêm các không gian thì mới phát triển được. Muốn phát triển đất nước thì phải được xây dựng, xây dựng thì phải có đất. Đất liền của Việt Nam trên 330 nghìn km2 nhưng 3/4 là đồi núi, tiếp đó với đồng bằng, ven biển và trung du thì để đảm bảo an ninh lương thực, chúng ta phải giữ lại một phần cho nông nghiệp. Chính bởi vậy, để tạo dư địa phát triển, việc lấn biển là hệ trọng. Ngày xưa, cụ Nguyễn Công Trứ đã lấn biển. Hành trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang đã có từ xa xưa. Ngày nay, lấn biển trước hết là tạo nên quỹ đất để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta phải tính toán kỹ, không thể tư duy lấn biển là đổ đất ra biển. Việc lấn biển ở đâu, lấn bao nhiêu và lấn ra sao là công việc của những nhà quy hoạch, nhà khoa học về biển phải làm kỹ.Chúng ta thấy rằng, Ả rập Xê Út hay UAE với đảo cây cọ được xem là hình mẫu lấn biển của thế giới. Tôi đã đến nhiều lần, nghiên cứu và gặp gỡ nhà làm quy hoạch tại đây. Họ lấn biển với diện tích bằng cả một thành phố với chi phí khổng lồ. Nhưng họ cũng tạo ra giá trị gấp 10 lần. Nhưng điều cốt lõi ở đây là việc lấn biển không thay đổi dòng chảy và chỉ làm đẹp khu vực vịnh đó. Và họ có ý tưởng quy hoạch đỉnh cao, tạo không gian nhà ở, du lịch, thương mại dịch vụ… tất cả hội tụ tại đây cùng bến du thuyền 5 sao trước mỗi căn biệt thự.Đến nay, thế giới phải nể phục, còn người UAE gọi dự án lấn biển này là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tại sao họ thành công đến vậy, bởi lấn biển không chỉ là đổ đất tạo ra diện tích đất mới đơn thuần mà lấn biển bằng cả một hệ tư tưởng về vấn đề không gian, cảnh quan và sự độc đáo về kiến trúc, quy hoạch.Thế giới đã lấn biển từ lâu. Việt Nam cũng đã có lịch sử về lấn biển. Việt Nam có Kiên Giang với thành phố Rạch Giá đã lấn biển hàng nghìn hecta, gần như một nửa thành phố là lấn biển. Nhờ địa hình thuận lợi, việc lấn biển được thực hiện tương đối đơn giản. Giờ đây, Rạch Giá là thành phố đẹp và sôi động, nhưng vẫn giữ nét thanh bình với đô thị được quy hoạch bài bản, khang trang nhiều nơi ao ước. Có thể nói Kiên Giang đã lấn thành công, và không những thế tiếp tục muốn lấn biển ở Hà Tiên, bao gồm ý tưởng về những đảo ở ngoài để kết nối với Phú Quốc.Như vậy, các dự án lấn biển cần có những ý tưởng rồi mới vạch ra quy hoạch cảnh quan tương xứng. Chúng ta từng có những dự án lấn biển như ở vịnh Bái Tử Long, sớm bị lên án khi cố gắng khoanh vùng, biến núi đá trên vịnh trở thành “hòn non bộ” - cảnh quan của khu đô thị. Điều này có nghĩa, dự án bị phản đối không phải vì lấn biển mà bởi ý tưởng nghèo nàn, quy hoạch chắp vá, không phát huy được tiềm năng biển. Ý nghĩa quan trọng của một dự án lấn biển là phải mang lại mục tiêu chung, lợi ích cho địa phương, đất nước. Nếu dự án lấn biển được nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch bài bản vì mục tiêu chung sẽ là cơ hội để khai thác tốt không gian biển, tạo dư địa phát triển như chủ trương thông suốt hiện nay.* Sau Kiên Giang, Quảng Ninh, TP.HCM…, Đà Nẵng là địa phương mới nhất đang gây chú ý với dự án lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng để làm khu thương mại tự do. Theo ông, hoạt động lấn biển sẽ giúp giải quyết vấn đề gì và mang lại lợi ích như thế nào cho TP sông Hàn?- Việc lấn biển làm Khu thương mại tự do (TMTD) đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương, nhằm tạo quỹ đất mới, mở rộng không gian phát triển cho Đà Nẵng. Hiện nay, Nhà nước đã quyết định cho đầu tư Khu TMTD thế hệ mới ở Liên Chiểu, nhưng quỹ đất để thực hiện dự án vẫn là một vấn đề. Bởi vì đất ở phía tây bờ của khu vực Liên Chiểu rất là ít.Khu TMTD thế hệ mới sẽ gồm chủ yếu là hoạt động logistics. Do đó, hạ tầng kết nối với Cảng Liên Chiểu phải được đảm bảo, bởi nơi đây rất gần đường sắt, đường bộ cao tốc, trong định hướng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa. Cũng vì thế, việc lấn biển đóng vai trò quan trọng. Việc lấn bao nhiêu chúng ta cần phải bàn thảo xem xét nhưng lấn biển là yêu cầu tất yếu để tạo ra mặt bằng trở thành bến tàu, kho hàng, hoặc nhà máy, công xưởng ở mức độ phù hợp để phục vụ cho các hoạt động của Khu TMTD.Nếu không lấn biển sẽ không hình thành được một cảng trung chuyển và cảng container tầm cỡ quốc tế. Mấu chốt là tạo nên một mặt bằng không quá xa bờ, kết hợp khai thác toàn bộ hệ thống tàu biển và kết nối với các phân khu khác của khu TMTD. Việc lấn biển, tạo ra mô hình như “đảo nhân tạo” cũng giúp dễ dàng kiểm soát về mặt ra vào, thuế quan… thuận lợi hơn trong bờ.* Mới đây nhất, chủ trì họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136, Thủ tướng đã chỉ đạo Đà Nẵng nghiên cứu triển khai nhanh khu lấn biển; cùng với đó tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu, tạo đồng thuận trong việc thực hiện Nghị quyết. Ông kỳ vọng như thế nào về việc triển khai khu TMTD của Đà Nẵng trong thời gian tới?- Tôi nghĩ Đà Nẵng đã bắt đầu câu chuyện về Khu TMTD thế hệ mới từ năm trước. Lãnh đạo thành phố cũng rất quan tâm và tập trung chỉ đạo cho dự án. Theo đề án thành lập, quy mô diện tích của Khu TMTD Đà Nẵng đến giai đoạn hoàn chỉnh hạ tầng và đồng bộ các khu chức năng đạt khoảng 2.317 ha, được bố trí tại 10 vị trí không liền kề, gắn kết với Cảng biển Liên Chiểu và sân bay quốc tế Đà Nẵng, trong đó vị trí lấn biển khoảng hơn 300 ha tại Vịnh Đà Nẵng.Tại đây, bên cạnh vị trí để làm đê chắn sóng, cầu tàu, kho bãi, theo tôi có thể nghiên cứu ý tưởng về đảo nhân tạo với công trình điểm nhấn đặc biệt. Chẳng hạn một thủy cung và một đường ngầm dưới mặt nước dẫn ra đảo. Trước đây tôi từng đề xuất với lãnh đạo Đà Nẵng để nghiên cứu. Ý tưởng này hi vọng có thể được tiếp nối để không chỉ thúc đẩy Khu TMTD thế hệ mới, mà còn thúc đẩy lĩnh vực du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển đột phá cho Đà Nẵng. Chính các công trình điểm nhấn sẽ góp phần làm nổi bật khu TMTD Đà Nẵng so với các mô hình khác trên thế giới, bên cạnh chức năng chính về thương mại, logistics. Các hoạt động sẽ tương hỗ cho nhau.Như Trung Quốc đã đưa cả đảo Hải Nam trở thành Khu TMTD với cảng TMTD lớn nhất thế giới. Đây được xem như Hồng Kông thứ hai của Trung Quốc. Nhưng Hải Nam vẫn đang tiếp tục phát triển các dự án đảo nhân tạo (đảo Hải Hoa, đảo Phượng Hoàng) trên vùng vịnh. Với Đà Nẵng, nếu có các hòn đảo nhân tạo thiết lập hạ tầng quan trọng cho khu TMTD, đồng thời phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao và bên dưới là một thủy cung, ban đêm trở thành “viên ngọc” rực sáng trên vịnh… thì đây sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho thành phố.Có thể nói, lấn biển để tạo quỹ đất xây dựng hạ tầng, là hoạt động đóng vai trò tất yếu để hình thành Khu TMTD thế hệ mới đúng nghĩa. Tất nhiên cần có tính toán kỹ càng trong công tác quy hoạch, nghiên cứu đánh giá, nhưng rất cần triển khai ngay để tiếp nối những nỗ lực của chính quyền Đà Nẵng thời gian qua. Đây phải là mặt trận ưu tiên nhất của Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, chứ không thể chờ đợi thêm nữa.
Thế nhưng, vali hạt nhân thực sự đang chứa gì? Và làm sao bảo đảm quá trình chuyển giao vali hạt nhân được thực hiện suôn sẻ từ ông Joe Biden sang ông Donald Trump vào ngày 20.1?Vali hạt nhân, tên chính thức là "Cặp Tình huống Khẩn cấp của Tổng thống", có bề ngoài như một chiếc cặp tài liệu dày, theo AP. Chiếc cặp nặng nề này được một trợ lý là sĩ quan quân sự mang theo và không bao giờ cách xa Tổng thống Mỹ, dù vị tổng tư lệnh quân đội đang ngồi trên trực thăng hoặc rời khỏi các cuộc gặp với những nguyên thủ thế giới.Khác với quan niệm thông thường, vali không chứa "một nút đỏ" có thể bấm trong trường hợp cần kích hoạt vũ khí hạt nhân trực tiếp. Đồ vật bên trong vali được giữ kín, nhưng thông tin được công khai cho thấy vali chứa một thiết bị liên lạc, các kế hoạch ứng phó những tình huống bất ngờ, và những tài liệu tuyệt mật cho phép tổng thống liên lạc với trung tâm chỉ huy quân đội ở Lầu Năm Góc và các cơ quan liên quan.Nhằm xác thực danh tính là tổng tư lệnh hợp pháp của quân đội Mỹ, tổng thống cũng mang theo một tấm thẻ nhựa ghi rõ các mật mã cần thiết. Tấm thẻ này còn gọi là "bánh quy".Nhằm đảm bảo chính quyền Mỹ có đầy đủ thẩm quyền khi cần quyết định tấn công hạt nhân trong trường hợp tổng thống gặp vấn đề gì đó không thể hành động, tùy đời tổng thống phó tổng thống đôi khi cũng có vali riêng.Chẳng hạn, Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981) yêu cầu người phó Walter Mondale cũng được sắp xếp một trợ lý quân sự mang theo vali hạt nhân.Cho đến nay, vali hạt nhân chưa từng được sử dụng để kích hoạt một cuộc tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nguy cơ leo thang hạt nhân là có thực.Cần bảo đảm độ chính xác tuyệt đối trong quá trình xử lý vali. Dù vậy, không thể loại trừ lỗi của con người. Một câu chuyện được truyền miệng nhưng chưa bao giờ được chính thức xác nhận liên quan đến sự cố xảy ra trong nhiệm kỳ Tổng thống Carter.Theo đó, ông Carter có lần bỏ quên tấm thẻ ghi mật mã xác thực danh tính trong túi áo vest, và chiếc áo được chuyển đến tay thợ giặt mới phát hiện.Ngày 20.1 (giờ Washington D.C), vali hạt nhân sẽ được bàn giao theo quy trình được tiêu chuẩn hóa. Cụ thể, chiếc vali được giao cho một trợ lý quân sự khác đứng ở nơi tổng thống kế tiếp tuyên thệ hoặc gần đó, theo Đài CNN.Đồng thời, các mật mã của ông Biden sẽ bị vô hiệu hóa vào cuối nhiệm kỳ và các mật mã của ông Trump sẽ được kích hoạt ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức. Điều này nhằm đảm bảo sự chuyển giao suôn sẻ quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Đội Gwangju xuất sắc đăng quang giải vô địch bóng đá Việt Nam tại Hàn Quốc
Sau 3 tuần thi đấu sôi nổi, sáng 25.11, giải bóng đá các cơ quan T.Ư mở rộng tranh Cúp Báo Đại biểu Nhân dân lần thứ 24 năm 2023 đã khép lại với chức vô địch thuộc về đội Vietnam Airlines.