Nhiều học sinh đi xe máy bị CSGT TP.HCM phạt vì đúng năm nhưng chưa đủ tháng
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnKinh hoàng người phụ nữ dắt 3 trẻ em băng qua cao tốc, suýt gây tai nạn
Theo Digital Trends, thời điểm kết thúc vòng đời của hệ điều hành Windows 10 đang đến gần, kéo theo đó là những lo ngại về nguy cơ mất an toàn thông tin cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất, dù tỷ lệ người dùng Windows 10 đã giảm xuống dưới 60%, nhưng con số này vẫn còn rất lớn, đồng nghĩa với việc hàng chục triệu thiết bị có thể trở thành mục tiêu của tội phạm mạng sau ngày 14.10 tới.Vấn đề then chốt nằm ở chỗ, khi Windows 10 chính thức bị ngừng hỗ trợ, Microsoft sẽ chấm dứt việc phát hành các bản cập nhật bảo mật, đồng nghĩa với việc các lỗ hổng bảo mật không được vá. Điều này tạo cơ hội cho tin tặc khai thác, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như đánh cắp dữ liệu, mã hóa tống tiền hay thậm chí là kiểm soát thiết bị từ xa.Microsoft đã khuyến cáo người dùng nên nâng cấp lên Windows 11 để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà người dùng chưa thể nâng cấp, họ có thể đăng ký tham gia chương trình gia hạn cập nhật Extended Security Updates (ESU) của Microsoft, với mức phí 30 USD cho 12 tháng.Tuy nhiên, điều này chỉ là giải pháp tạm thời và Microsoft cũng đã ám chỉ rằng trong những trường hợp khẩn cấp như tấn công ransomware quy mô lớn, họ có thể phải tung ra các bản vá bảo mật miễn phí cho Windows 10, tương tự như trường hợp của Windows XP năm 2017.Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trì hoãn việc nâng cấp, chủ yếu do chi phí và thời gian. Tuy nhiên, rủi ro về an ninh mạng có thể gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều. Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để nâng cấp hoặc áp dụng các biện pháp bảo mật thay thế.Đối với người dùng cá nhân, việc nâng cấp lên Windows 11 là lựa chọn tối ưu. Nếu không, họ cần phải nâng cao cảnh giác, cài đặt phần mềm diệt virus uy tín, tránh truy cập các trang web độc hại và sao lưu dữ liệu thường xuyên.Hồi chuông cảnh báo này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật hệ điều hành và áp dụng các biện pháp bảo mật toàn diện. Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, việc chủ động bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng là điều vô cùng cần thiết.
Phạt người phụ nữ bịa đặt, liên tưởng 2 vụ việc khác nhau ở Tây nguyên
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Theo hai nguồn tin, Nga đã đưa cho Mỹ một danh sách các yêu cầu để đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến sự với Ukraine và thiết lập lại quan hệ với Washington. Dù vậy, thông tin chi tiết vẫn chưa rõ ràng.Động thái này diễn ra sau khi Washington đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn trong 30 ngày, nhằm tiến tới chấm dứt cuộc xung đột giữa Kyiv và Moscow, mà đến nay đã kéo dài hơn 3 năm.Các nguồn tin cho biết các quan chức Nga và Mỹ đã thảo luận chi tiết về các điều khoản trong ba tuần qua... Họ mô tả các điều khoản của Điện Kremlin là “trải rộng” và tương tự như các yêu cầu mà Nga đã đưa ra trước đó cho Ukraine, Mỹ và NATO.Những đòi hỏi trước đó bao gồm Ukraine không gia nhập NATO, không triển khai quân đội nước ngoài ở Ukraine, cũng như quốc tế công nhận bán đảo Crimea cùng bốn tỉnh là Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia thuộc về Nga.Ngày 11.3 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông sẽ đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày như một bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình.Chưa có gì chắc chắn về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cam kết đối với một thỏa thuận tiềm năng như vậy.Chính quyền Tổng thống Donald Trump chưa giải thích cách tiếp cận các cuộc đàm phán với Moscow. Hai bên đang tham gia vào hai hướng thảo luận riêng biệt: một là về việc thiết lập lại quan hệ Nga-Mỹ và một là về một thỏa thuận hòa bình Ukraine.Những chuyển động ngoại giao tiếp diễn trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ do quân đội Ukraine nắm giữ ở tỉnh Kursk, phía tây nước Nga.
TikToker triệu view Đức Anh: Nhiều người dè bỉu, nói nghề của tôi không ra gì
Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ không chỉ định hình lại các ngành công nghiệp và cấu trúc xã hội mà còn thay đổi chính bản chất tồn tại của con người. Tốc độ đổi mới công nghệ không có dấu hiệu chậm lại và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều đột phá hơn nữa. Việc tiếp cận và thích ứng nhanh với những xu hướng công nghệ này sẽ giúp các tập thể và cá nhân định vị phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 4 xu hướng công nghệ sẵn sàng định hình lại thế giới và tác động đến cuộc sống của chúng ta theo những cách khác nhau vào năm 2025.Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện phát triển với tốc độ chóng mặt. Khi AI tạo sinh đang dần trở nên quen thuộc, một khái niệm mới xuất hiện là Agentic AI (tác nhân AI). Công nghệ tiên tiến này không chỉ là một thuật ngữ mới trong ngành mà còn là một bước đột phá, hứa hẹn sẽ thay đổi cách AI được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống, theo trang web Advanced Television. Vào năm 2025, AI sẽ không chỉ là một công cụ mà nó còn sẽ là một cộng tác viên. Nhiều công cụ hỗ trợ AI đang được sử dụng hiện nay dựa trên các quy tắc hoặc tập dữ liệu tĩnh. Tác nhân AI có thể liên tục học hỏi từ các dữ liệu đầu vào của người dùng và tích hợp thông tin theo ngữ cảnh. Sau đó, tác nhân AI có thể tự đưa ra quyết định mà ít, thậm chí là không cần sự giám sát hay can thiệp của con người.Bên cạnh đó, các tác nhân AI có khả năng cách mạng hóa cách các doanh nghiệp xử lý các hoạt động hằng ngày. Chúng có thể tự động quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa lượng hàng tồn kho, dự báo nhu cầu và giải quyết các kế hoạch hậu cần phức tạp. Bằng cách xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ và đưa ra quyết định theo thời gian thực, chúng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và giảm chi phí cho doanh nghiệp.Tiến sĩ Thomas King, Giám đốc công nghệ của công ty điều hành trung tâm kết nối mạng Internet De-Cix (Đức) nhận định: "Việc tạo ra giá trị thông minh đòi hỏi các công nghệ thông minh tương đương. AI không chỉ hỗ trợ quản lý mạng thông minh hơn mà còn hỗ trợ xuất sắc các hoạt động trong mọi lĩnh vực của ngành viễn thông. Từ tối ưu hóa mạng đến hiệu quả năng lượng, phát hiện gian lận và dịch vụ khách hàng, các giải pháp thông minh có thể cải thiện mọi quy trình kinh doanh".Mặc dù triển vọng của tác nhân AI rất lớn, nhưng chúng cũng có những thách thức tiềm ẩn. Những cân nhắc về mặt đạo đức, quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu, sự thiên vị và đảm bảo các hệ thống này đưa ra quyết định phù hợp với các giá trị của con người. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các tác nhân AI không gây hại hoặc thao túng một số nhóm hoặc thị trường nhất định.Ngoài ra, một vấn đề khác không thể bỏ qua là tác động tiềm tàng của tác nhân AI đối với thị trường việc làm. Mặc dù công nghệ này hứa hẹn tạo ra những cơ hội mới và nâng cao năng suất, nhưng nó cũng có thể thay thế một số công việc nhất định, đòi hỏi lực lượng lao động phải thay đổi kỹ năng và nâng cao trình độ để không bị đào thải.Cuộc đua thống trị internet vệ tinh toàn cầu đang nóng bỏng hơn bao giờ hết. Internet vệ tinh đã thay đổi cục diện cuộc chơi đối với khả năng kết nối và tính khả dụng của mạng ngày nay. Các vệ tinh ở quỹ đạo trái đất thấp (LEO) sẽ sớm cung cấp cho con người khả năng kết nối ở khắp mọi nơi mà không cần điện thoại thông minh hay cơ sở hạ tầng internet sẵn có. Giám đốc điều hành De-Cix Ivo Ivanov cho hay: "Công nghệ truyền dẫn vệ tinh mang đến hy vọng mới từ không gian cho hàng tỉ người hiện đang chịu nhiều bất lợi do khả năng tiếp cận internet hạn chế hoặc không có. Đó là lý do tại sao năm 2025 sẽ chứng kiến cuộc đua internet không gian nóng lên". Với sự khởi đầu sớm, Mỹ hiện dẫn đầu đáng kể về số lượng vệ tinh trên quỹ đạo. Theo Reuters, Starlink của tập đoàn SpaceX (Mỹ) là mạng lưới Internet vệ tinh băng thông rộng giá trị và lớn nhất thế giới hiện nay, có vùng phủ sóng mạnh nhờ vào 5.200 vệ tinh đang hoạt động trong số hơn 6.000 vệ tinh được phóng lên LEO. Không kém cạnh, Trung Quốc đang hướng tới quy mô khoảng 50.000 vệ tinh trên 4 dự án internet LEO của mình, gồm dự án Thiên Phàm với 14.000 vệ tinh, chùm 12.992 vệ tinh của China Satellite Network, chùm 10.000 vệ tinh của Lanjian Aerospace và chùm 13.000 vệ tinh của Quốc Võng. Ngoài 2 cường quốc trên, Ấn Độ, Nga và các quốc gia châu Âu khác cũng đang nỗ lực gia nhập đường đua internet vệ tinh. Theo Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Zhang Rui, thành viên Hiệp hội nghiên cứu thị trường Trung Quốc đánh giá: "Tương lai của internet vệ tinh có thể sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nga. Đây là những nền kinh tế lớn duy nhất có năng lực tích hợp trong sản xuất vệ tinh, phóng, thiết bị mặt đất và dịch vụ vận hành".Theo trang web Medium, ngành công nghiệp xe tự lái đang trên đà tăng trưởng bùng nổ, với dự đoán thị trường sẽ vượt quá 400 tỉ USD vào năm 2035. Các công ty như Tesla (Mỹ), Honda (Nhật Bản), Mercedes-Benz (Đức), Baidu và Didi Chuxing (Trung Quốc)... đang nỗ lực không ngừng để phát triển loại xe tự lái. Do đó, năm 2025 có thể sẽ chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong cuộc đua này.Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng này là những tiến bộ do AI thúc đẩy trong học máy và thị giác máy tính, cho phép xe di chuyển trong các môi trường phức tạp với ít hoặc không có sự can thiệp của con người. Nếu phổ biến, xe tự lái có thể góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề an toàn đường bộ, giảm tắc nghẽn giao thông và giảm lượng khí thải ra môi trường. Những đổi mới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công nghệ tự động, định hình trải nghiệm lái xe trong tương lai cũng như mở ra kỷ nguyên mới về khả năng di chuyển thông minh hơn và kết nối hơn. Tỉ phú Elon Musk, CEO của hãng xe điện Tesla (Mỹ) từng chia sẻ chúng ta chỉ còn cách công nghệ tự động hoàn toàn chỉ vài năm nữa. "Bạn có thể ngủ thiếp đi và thức dậy ở đích đến", theo The New York Times dẫn lời ông Musk hồi tháng 10.2024. Mặc dù xe tự lái đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, nhưng để phổ biến trên đường phố, cần vượt qua các thách thức về kỹ thuật, pháp lý, xã hội và kinh tế. Ngoài ra, việc xây dựng niềm tin từ người dùng và đảm bảo an toàn trong mọi tình huống cũng là yếu tố quyết định sự thành công của công nghệ này. 4. Robot hình người phổ biến trong các nhà máy và hộ gia đìnhTheo Advanced Television, robot hình người đã có những bước tiến vượt bậc. Quy mô thị trường toàn cầu cho robot hình người được dự báo sẽ đạt gần 10 tỉ USD vào năm 2030. Chúng dự kiến sẽ phổ biến tại các hộ gia đình và nơi làm việc vào năm 2025.So với robot công nghiệp có thể chỉ làm một nhiệm vụ, thì các robot mang hình dáng con người có thể di chuyển, làm việc bên cạnh con người với các thao tác cơ bản như mang vác, lắp ráp, chọn lựa đồ vật để di chuyển... Thường tích hợp công nghệ AI, robot dễ lập trình, điều chỉnh để thực hiện nhiều loại tác vụ, thích hợp cho môi trường doanh nghiệp cũng như sử dụng trong gia đình.Tiến sĩ Thomas King cho biết: "Cùng với khả năng học hỏi từ con người, khả năng tải xuống các kỹ năng mới từ đám mây hoặc chia sẻ chúng giữa các robot khác nhau sẽ làm tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng sử dụng của robot".Trong năm 2024, nhiều nhà sản xuất đang thử nghiệm và cạnh tranh khốc liệt để sớm có sản phẩm thương mại hóa. Dự kiến robot hình người sẽ được sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc vào năm 2025, Mỹ và châu Âu vào năm 2026 , theo Advanced Television.