‘Hú hồn’ xe máy chở tôn đi nghênh ngang trên phố, ‘chém’ văng cản ô tô
Ngày 17.1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện đã hoàn thành dự án xây dựng mở rộng một số khoa điều trị của bệnh viện để kịp đưa vào hoạt động trước tết Nguyên đán.Đây là dự án được Bộ Y tế phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối năm 2022, nhằm khắc phục tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế tại ĐBSCL; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả khám chữa bệnh; công tác đào tạo chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo tuyến tại miền Tây.Tháng 7.2024, dự án khởi công xây dựng với quy mô 4 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 3.300 m2 tổng mức đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục và sẵn sàng đưa vào sử dụng.Theo Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc đưa vào sử dụng dự án mở rộng sẽ giúp bệnh viện giải quyết ngay được tình trạng quá tải, nhất là ở một số khoa như đột quỵ, tim mạch can thiệp, lồng ngực, khu phòng mổ, hồi sức ngoại khoa… Đơn cử như khoa Tim mạch can thiệp, trước đây, chỉ có 26 giường bệnh nhưng số lượng bệnh nhân luôn gấp đôi, dẫn đến tình trạng quá tải 200%.Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho biết: "Ở nơi mới, khoa được bố trí tại tầng 2, có thể xếp được 50 giường bệnh cùng hệ thống báo gọi điều dưỡng đầu giường, đặc biệt là thành lập thêm phòng hồi sức CCU (Cardiac Care Unit) có thở máy và chăm sóc toàn diện. Ngoài ra, cơ sở mới cũng cho phép khoa triển khai thêm kỹ thuật mới, chẳng hạn như kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI)". Tương tự, khoa Đột quỵ trước đây cũng thường xuyên quá tải với 13 giường kế hoạch nhưng phải tiếp nhận 20-22 bệnh nhân mỗi ngày. Tiến sĩ - bác sĩ Hà Tấn Đức, Trưởng khoa Đột quỵ, cho biết, "Khu vực mới chúng tôi sẽ có 35 giường, bao gồm khu hồi sức riêng, từ đó đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, 3 phòng mổ mới trên tầng 3 sẽ giảm tải cho khu phòng mổ cũ, đảm bảo triển khai các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu (ghép tạng), đáp ứng nhu cầu phẫu thuật với lượng bệnh từ 80-100 ca mỗi ngày...".Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc mở rộng và di dời một số khoa điều trị nói trên cũng đã giúp nhiều khoa, phòng khác của bệnh viện được mở rộng không gian, giảm tải và phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Là bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ có quy mô 1.000 giường kế hoạch và 1.359 giường thực kê. Tuy nhiên, hiện tại mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 2.000 đến 2.500 lượt người đến khám, điều trị ngoại trú. Số lượng bệnh nhân nội trú cũng dao động từ 1.500 đến 1.700 lượt/ngày. Theo định hướng phát triển, bệnh viện phấn đấu trở thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2025. Trong đó, tập trung thực hiện các kỹ thuật ghép tạng, tiếp nhận và phát triển Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ, phấn đấu triển khai trung tâm đột quỵ, mở rộng thu dung điều trị cho bệnh nhi tại các chuyên khoa sản, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tim, tim mạch can thiệp...Trước đó, tháng 4.2024, bệnh viện này cũng đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên, trở thành trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam. Đến nay, đã có 7 ca ghép thận thành công (dự kiến sẽ ghép thêm 2 ca vào tháng 2.2025). Sau ghép thận, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đặt mục tiêu triển khai ca ghép gan đầu tiên vào năm 2027.Tuyển sinh lớp 6 tại TP.HCM bằng kỳ khảo sát: Thực hiện chung hay riêng?
Những cha mẹ LGBTQ+ biết người đàn ông qua nhiều kênh khác nhau. Một số liên lạc qua mạng xã hội, trong khi số khác nhận tinh trùng qua các phòng khám được cấp phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Một trong những phòng khám đó là Fertility First ở thành phố Sydney (Úc). Bác sĩ Anne Clark, đại diện phòng khám, cho biết với tinh trùng hiến tặng thì họ chỉ dùng thụ tinh cho duy nhất một ca sinh.
Hơn 5.000 người đồng diễn áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày 8.3
Ngày đầu tiên trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh TP.HCM trong không khí vui vẻ và đầy màu sắc.Tại Trường tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM), hoạt động chào năm mới đã được tổ chức tại sân trường và trong từng lớp học. Lớp tổ chức các hoạt động tập thể dưới sân trường, lớp sinh hoạt trên tinh thần vui học, cùng nhau đố vui có thưởng…Bên cạnh trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp năm mới, thầy Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, tặng mỗi học sinh một cây bút chì và chia sẻ câu chuyện vì sao bút chì trở nên có ý nghĩa. Thầy hiệu trưởng giải thích: "Với cây bút chì trong tay, kiến trúc sư sẽ có bản vẽ đẹp, nhà văn có tác phẩm hay, nhạc sĩ sẽ có bản nhạc. Tuy nhiên cây bút chì cần phải được chuốt gọt, bào từng lớp vỏ mới trở nên có ích. Bài học này cũng chính dành cho các con, cần phải cố gắng, nỗ lực, chịu khó mỗi ngày để trở thành cây bút chì hữu ích".Ngày đầu năm mới là thời điểm mà bất kỳ thầy cô giáo nào cũng muốn mang đến cho học sinh của mình một không khí vui tươi và tinh thần quyết tâm để có khởi đầu đầy ý nghĩa, nhất là với học sinh cuối cấp, như lớp 9.Thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5), đã gửi lời chúc đầu năm mới đến học trò, mong rằng các em luôn mạnh khỏe, cố gắng tiến bộ và đạt được mục tiêu trên chặng đường phía trước. Trong tiết dạy đầu năm, thầy Tuấn Huy tổ chức hoạt động mang tên "Thông điệp cho chính mình". Mỗi học sinh viết ra mục tiêu cá nhân và một lời động viên chính mình như một khởi đầu đầy khí thế cho năm mới. Ngoài ra, không thể thiếu hoạt động "Lì xì động lực" với một chút lộc nho nhỏ cùng với những câu danh ngôn truyền cảm hứng trong mỗi phong bao đỏ để giúp các em có thêm tinh thần phấn đấu, quyết tâm và niềm tin cho hành trình chinh phục kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới.Ngày đi học trở lại của học sinh lớp 12A11 Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11) sau những ngày du xuân thật vui, ý nghĩa và đong đầy cảm xúc. Các em cùng trao cho nhau những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp bằng thơ, vè, bài hát; chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện trải nghiệm ngày tết bên gia đình, người thân, những nơi đến tham quan, du lịch.Hấp dẫn và sôi động nhất là tiết mục "xé túi mù - bốc lì xì may mắn" với những phong bao lì xì mệnh giá 50.000, 100.000, 200.000, 500.000 đồng. Mỗi em đều có cơ hội nhận lì xì may mắn từ thầy chủ nhiệm. Các em rất phấn khởi và háo hức tham gia. Một mùa xuân mới bắt đầu từ nụ cười hạnh phúc của thầy và trò với ước vọng gặt hái nhiều thành công mới.Trong tiết học hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, thầy trò cùng nhau ôn lại những giá trị văn hóa ngày tết truyền thống, tự hào và gìn giữ nét đẹp văn hóa quê hương Việt Nam.Những ngày xuân ý nghĩa đang dần khép lại, một năm mới với những kỳ vọng mới đang đón chờ ở phía trước. Dư vị ngọt ngào của những ngày tết lại thôi thúc mỗi học trò cùng nỗ lực học tập bằng cả cái tâm, gặt hái những thành tích mới để tiếp tục ngóng chờ "nàng xuân" trở lại. Thầy Phạm Lê Thanh tặng học trò câu thư pháp "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" để nhắc nhở các em luôn phải giữ lửa nhiệt huyết học tập, làm việc gì cũng phải đặt chữ tâm lên hàng đầu. "Các em hãy sống đàng hoàng, thẳng thắn, khỏe mạnh, thoải mái, hạnh phúc và trách nhiệm. Cuộc đời của các em là do các em lựa chọn vì thế hãy mạnh dạn, cố gắng học tập để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai", thầy Thanh căn dặn học trò trong ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ tết.
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Bà Nguyễn Thị Hội An, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng, giải thích việc giải marathon đổi qua tháng 3 nhằm giúp cho VĐV trải nghiệm thời tiết tốt hơn. Đây cũng là kế hoạch lâu dài cho giải để chuẩn bị chào đón số lượng VĐV lớn hơn trong các năm tiếp theo.