Petrovietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới
Giá vàng vừa trải qua một tuần đầy kịch tính khi lập đỉnh vào đầu tuần và liên tiếp giảm mạnh những ngày cuối tuần. Hôm nay 3.3, giá vàng thế giới tăng 14 USD/ounce, lên 2.872 USD/ounce, song vẫn cách khá xa mức đỉnh 2.956 USD/ounce lập ngày 24.2.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, tuần qua giá vàng giảm mạnh sau khi đạt đỉnh 2.956 USD/ounce, chủ yếu do giới đầu tư quốc tế chốt lời. Trước đó khoảng 6 - 7 tuần, giá vàng liên tục tăng mạnh, xuất phát từ bối cảnh các quyết định của Tổng thống mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế vào hàng hóa của nhiều quốc gia, điển hình như Trung Quốc, Mexico, Canada."Nhà đầu tư sợ rủi ro nên tăng tốc mua vào. Khi giá vàng đạt đỉnh, các tin tức cũng cơ bản được tiêu thụ xong, giới đầu tư quốc tế chốt lời dẫn tới giá vàng giảm mạnh. Trong tháng 3, giới đầu tư đang trông ngóng các yếu tố khác như động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về cắt giảm lãi suất.Khả năng cao trước mắt giá vàng thế giới vẫn chịu áp lực suy giảm. Dự báo trong tháng 3, giá vàng có khả năng điều chỉnh giảm xuống dưới 2.800 USD/ounce, trước khi bật tăng trở lại", ông Phương nói.Vị chuyên gia chia sẻ, thời gian tới vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ cho vàng như tương lai chiến tranh Nga - Ukraine chưa rõ ràng; câu chuyện thuế quan mà Mỹ áp cho hàng hóa các nước vẫn phức tạp; động thái gom mua vàng của các ngân hàng T.Ư..."Chính sách điều hành của ông Trump sẽ tiếp tục tạo nhiều căng thẳng trên thị trường tài chính. Bởi vậy sau nhịp giảm, giá vàng sẽ có lúc tăng, lúc giảm nhưng đà chung là tăng. Giá vàng có thể tăng cao nhất lên khoảng 3.100 USD/ounce trong năm nay, xuất hiện khoảng cuối quý 2, chậm nhất là trong quý 3", ông Phương dự báo.Theo chuyên gia vàng Dương Anh Vũ, thời gian qua, thông tin về thuế quan của Mỹ đã phản ánh vào vàng rõ nét. Sắp tới, thị trường sẽ có phản ứng "lờn" hơn đối với những thông tin liên quan đến thuế. Thông tin cần theo dõi hiện nay là lãi suất của các ngân hàng T.Ư như thế nào. Lạm phát ở Mỹ tăng lên thì khả năng Fed chưa vội giảm lãi suất, điều này gây bất lợi cho vàng. Nhìn nhận hiện vàng đang trong vùng nhạy cảm, giá vàng trong nước chỉ mới giảm nhẹ, ông Vũ khuyến nghị ngưng mua vào.Khẳng định giá vàng trong nước chắc chắn sẽ biến động theo giá vàng thế giới, song ông Phương lưu ý, giá vàng thế giới biến động rất nhanh, trong khi giá vàng trong nước luôn có độ trễ khoảng 2 tuần so với giá vàng thế giới.Ví dụ, thời gian qua, giá vàng thế giới có lúc liên tục tăng, tổng đợt tăng khoảng 200 USD/ounce, nhưng giá vàng trong nước tăng rất chậm. Thậm chí, có thời điểm giá vàng trong nước giảm dù giá vàng thế giới đang tăng, vì lực bán trong nước nhiều. Cá biệt, có lúc giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lượng.Tuần qua, giá vàng thế giới giảm sâu, nhưng giá vàng trong nước suy giảm khá nhẹ. Lẽ ra phải giảm 2 triệu đồng/lượng mới là cùng nhịp, thực tế lại chỉ giảm khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lượng. Dự báo, khoảng 2 tuần tới giá vàng trong nước sẽ bắt nhịp giảm giá rõ ràng hơn.Từ những phân tích trên, ông Phương đưa ra lời khuyên: "Nhà đầu tư trong nước nên kiên nhẫn chờ thêm để mua được vàng với vùng giá tốt, tỷ suất sinh lời cao hơn. Đầu tư cũng nên chia tỷ lệ khoảng 60% vào vàng, còn lại đầu tư các kênh khác như gửi tiết kiệm hay chứng khoán... Cả năm nay, vàng vẫn là kênh đầu tư tiềm năng nhưng chắc chắn không thể bằng năm trước".Theo Thông báo 65/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, tại cuộc họp của ban chỉ đạo về công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá năm 2025, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp quản lý vàng hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, công khai, minh bạch.Cùng đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng.Đừng so sánh Slot với Klopp!
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 2.1.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam và Lào đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu hợp tác. Nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, góp phần cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, với 14 nhóm nhiệm vụ đã hoàn thành, làm tốt trong năm 2024.Năm 2024, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư được quan tâm, thúc đẩy và thu được những kết quả rất đáng ghi nhận. Lũy kế đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 267 dự án, với tổng vốn đăng ký 5,7 tỉ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 2,8 tỉ USD.Đáng chú ý, đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023; đóng góp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Lào trong 5 năm trở lại đây đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm.Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào năm 2024 ghi dấu ấn khi tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỉ USD, tăng gần 34% so với năm 2023, trong đó đáng ghi nhận là Lào đã xuất siêu sang Việt Nam khoảng 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào.Hợp tác năng lượng cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025; nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy triển khai. Khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại nhiều dự án được xử lý dứt điểm.Về trọng tâm hợp tác năm 2025, hai bên thống nhất tập trung quyết liệt, nghiêm túc triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; đề ra nhiều biện pháp mạnh mẽ, thiết thực để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu.Đồng thời, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào. Theo đó, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Chính phủ Lào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; rà soát thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.Hai bên thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10 - 15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỉ USD. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thúc đẩy thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ giữa hai nước.Đặc biệt, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu các phương án huy động nguồn lực để triển khai dự án trọng điểm như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, đường sắt Vũng Áng - Vientiane, trong đó huy động cả nguồn lực trung ương và địa phương, nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của các đối tác phát triển và sự tham gia của doanh nghiệp hai nước.Thúc đẩy sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3…; góp phần triển khai mạnh mẽ chiến lược "biến Lào từ quốc gia không tiếp giáp biển thành quốc gia kết nối".Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành, cơ quan hai nước phát huy tinh thần "làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, đã nói là làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024".Ngay sau kỳ họp, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo bắt đầu từ gần 9 giờ sáng nay 26.2 (theo giờ Đài Loan), cơ quan này đã phát hiện 32 máy bay quân sự của quân đội Trung Quốc đang thực hiện "cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu chung" với các tàu chiến Trung Quốc ở khu vực eo biển Đài Loan, theo Reuters.Theo phía Đài Loan, trong thời gian này, quân đội Trung Quốc thiết lập một khu vực tập trận ở vùng biển cách bờ biển Cao Hùng và Bình Đông khoảng 40 hải lý (74 km) mà không có cảnh báo trước và tuyên bố rằng họ sẽ thực hiện huấn luyện bắn súng, động thái mà Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cáo buộc vi phạm thông lệ quốc tế. Cao Hùng và Bình Đông được nêu trong tuyên bố mới của Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đều là nơi có căn cứ quân sự quan trọng của Đài Loan, theo Reuters.Cũng trong tuyên bố trên, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho rằng cuộc tập trận mới của quân đội Trung Quốc gây nguy hiểm cho sự an toàn của các chuyến bay và tàu thuyền quốc tế và là "hành động khiêu khích" đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan tuyên bố họ đã điều động lực lượng để theo dõi.Trung Quốc chưa xác nhận ngay lập tức chuyện họ đang tiến hành bất kỳ cuộc tập trận mới nào xung quanh Đài Loan cũng như chưa có phản ứng với các tuyên bố nêu trên từ phía Đài Loan, theo Reuters.Trong khi đó, Tân Hoa xã hôm nay đưa tin tại một hội nghị công tác thường niên về Đài Loan trong tháng này, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải nắm quyền thống trị và chủ động trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, và kiên định thúc đẩy mục tiêu "thống nhất" Đài Loan.
Câu chuyện 'nâu lắc' và kỹ năng nhẫn nhịn
Ngày 19.3, Âm dương lộ chính thức nhập cuộc đường đua phim điện ảnh năm 2025 với sự góp mặt của dàn diễn viên thực lực như nghệ sĩ Minh Hoàng, Hạnh Thúy, Ngân Quỳnh, Bạch Công Khanh, Tuấn Dũng, Lan Thy… Phim do Hoàng Tuấn Cường (phim Nhà Không Bán và Vong Nhi) làm đạo diễn, dự kiến khởi chiếu vào ngày 28.3.Theo đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, quá trình phát triển kịch bản cho dự án đưa nghề lái xe cứu thương lên màn ảnh rộng là đề tài khó và nhạy cảm. Tuy nhiên, quan điểm của anh là luôn muốn đưa vào bộ phim những câu chuyện thật nhất có thể. Anh nói: "Tôi chọn đề tài xe cứu thương vì nó mang nhiều yếu tố tâm linh. Câu chuyện trong phim đều được chắt lọc từ nghề lái xe cứu thương mà ê-kíp có nghiên cứu, tham khảo từ chính những người đang làm nghề này ngoài đời. Đặc biệt, bộ phim mang hơi hướng tâm linh nhiều hơn nên trong khả năng của mình tôi muốn nó phải được truyền tải thật nhất có thể".