$528
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của alo789. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ alo789.Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của alo789. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ alo789.Theo đó, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, đề xuất.Phó thủ tướng cũng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công an thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone theo đúng các quy định. Bảo đảm việc quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn và không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật.Tổng công ty Viễn thông MobiFone trước đây trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, ủy ban này kết thúc hoạt động và chuyển quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước với 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.Ngoài MobiFone, 18 tập đoàn, tổng công ty còn lại sẽ được giao về Bộ Tài chính quản lý, sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động. ️
Phát biểu tại lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam, nhà văn Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, xúc động: "Ngày thơ VN được ra đời trên tinh thần bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi lẽ chính cha ông chúng ta trong quá trình giữ nước và dựng nước đã thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa trợ lực quý báu của mỗi câu thơ trên yên ngựa giông bão, của mỗi câu thơ trên chiến hào khói lửa, của mỗi câu thơ trên cánh đồng mùa gặt và cả mùa cấy cày mưa nắng nhọc nhằn. Sở dĩ Hội Nhà văn TP.HCM quyết định chọn chủ đề Thành phố này tôi đến tôi yêu" cho Ngày thơ Việt Nam 2024 (đây là câu thơ từ bài thơ Tôi đến tôi yêu của nhà thơ Hải Như: "Thành phố này tôi đến tôi yêu/Bởi dễ hiểu được gặp mình trong đó". ️
Theo Phương Bình, hành trình đến với nghệ thuật của ông tình cờ như thể “nghề chọn người”. Khi còn là học sinh, có lần nam nghệ sĩ bị sốt, phải nghỉ học ở nhà. Trùng hợp hôm đó, đoàn tuyển sinh của Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) về tư vấn. Hiệu trưởng thấy thế nên nhờ bạn của Phương Bình chạy về nhà chở ông đến trường. Chính sự tình cờ này đã mở ra cánh cửa để nam diễn viên bén duyên, gắn bó với nghệ thuật suốt 40 năm. Hành trình theo nghề của Phương Bình không hề bằng phẳng. Sau khi tốt nghiệp, ông về thực tập ở Đoàn ca múa nhạc tổng hợp Cửu Long. Vì kinh tế thị trường, đoàn giải thể, buộc sao phim Gia đình lý sự phải trở lại TP.HCM, làm đủ việc để trang trải cuộc sống.Năm 1992, nam nghệ sĩ về quê Trà Vinh lập gia đình, ở với nhà vợ và xin vào đài phát thanh truyền hình tỉnh để làm việc. Sau một năm, ông vẫn âm ỉ nỗi nhớ nghề diễn nên bàn bạc với người bạn đời, xin được trở lại TP.HCM. Khi đó, vợ nam diễn viên lại mong muốn cả hai sống gần nhau, cùng san sẻ những khó khăn ngọt bùi nơi tỉnh lẻ. Trước những trăn trở về nghề, nam nghệ sĩ tâm sự với cha vợ và nhận được lời khuyên: “Tụi con lớn rồi, gia đình tụi con tự giải quyết chứ cha không có ý kiến”.Ngay trong hôm đó, diễn viên Phương Bình âm thầm xếp hai bộ quần áo vào ba lô, lẳng lặng trốn vợ lên TP.HCM để theo đuổi đam mê. Nam diễn viên kể: “Ngay 1 giờ sáng hôm đó, tôi thức dậy, cuốn hai bộ đồ bỏ trong ba lô rồi đi. Tôi trốn bà xã đi lên TP.HCM và hoạt động đến bây giờ. Bà xã chắc cũng biết trước nên không sốc lắm. Thời đó chưa có điện thoại nên sau khi tôi lên TP.HCM thì viết thư xin lỗi, mong vợ thông cảm vì nghề diễn viên ăn vào máu, bỏ không được”.Những tháng ngày đầu tiên trở lại TP.HCM, diễn viên Phương Bình được nhiều bạn bè khóa trước giúp đỡ như Phước Sang, Hoàng Sơn, Nhật Cường… Khi ấy, diễn viên Phước Sang mở sân khấu hài 135 Hai Bà Trưng nên Phương Bình và các bạn bè lập nhóm Tuổi Đôi Mươi để diễn cho đỡ nhớ nghề. Tuy nhiên, thu nhập từ công việc này chỉ đủ để ông trang trải cuộc sống mà không có dư gửi về cho vợ.Mãi đến những năm 2000 - 2005 thì cuộc sống của ông mới đỡ cơ cực. Sau hơn một thập niên ở nhà thuê, năm 2017 nam nghệ sĩ mới mua được một căn hộ chung cư trả góp. Suốt những năm tháng ấy, diễn viên Phương Bình và vợ phải chịu cảnh sống xa nhau. Khi rảnh, ông lại về quê thăm vợ và ngược lại, nếu có dịp thì người bạn đời lên TP.HCM gặp chồng. Về sau, khi hai vợ chồng có cháu nội thì vợ Phương Bình lên TP.HCM thăm gia đình thường xuyên hơn.Trong những năm tháng một mình bôn ba, Phương Bình không ít lần bế tắc, vay tiền bạn bè để ăn uống. Song nghĩ đến “cơm cha áo mẹ” nuôi ăn học suốt 4 năm cũng như tình yêu nghề đến mức trốn vợ lên TP.HCM, nam nghệ sĩ quyết tâm “trụ” đến cùng. Ông tâm sự: “Bằng sự cố gắng và kiên định dù gặp khó khăn cỡ nào nhưng vẫn quyết tâm thực hiện cho bằng được, kết quả bây giờ tôi cũng được thoải mái với cuộc sống”.Chia sẻ về bí quyết giữ lửa hôn nhân trong suốt những năm xa nhà, diễn viên Phương Bình gửi lời cảm ơn chân thành đến vợ. Sao phim Gia đình lý sự bộc bạch: “Nếu như tôi lấy người khác chắc vợ chồng cũng ly dị lâu rồi. Không có người phụ nữ, người vợ nào chịu sống xa chồng, cưới nhau từ năm 1992 đến bây giờ cũng 33 năm. Thời gian vợ chồng gần gũi nhau cộng lại chắc khoảng hai năm. Cũng may bà xã thấu hiểu, thông cảm và chia sẻ với chồng”.Sự hy sinh của người bạn đời là động lực để Phương Bình cố gắng. Ông kể có những lúc vì túng thiếu, phải viết thư về xin tiền vợ. “Khi có con, bà xã tôi cáng đáng hết, chỉ có tôi một mình trên đây, cố gắng làm sao đảm bảo được cuộc sống của bản thân cũng đã khó khăn rồi. Nhưng vợ thông cảm vì đam mê của tôi quá lớn lao. Cô ấy để tôi trên này thực hiện hoài bão của mình. Sau này cuộc sống 'dễ thở' tí thì vợ chồng gặp nhau thường xuyên”, diễn viên Phương Bình trải lòng. ️