Vụ trẻ bị cô đánh ở TP.Thủ Đức: Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu xử lý nghiêm
Từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, tình hình giao thông trên địa bàn TP.HCM có chuyển biến rõ rệt. Theo CSGT, tình hình người dân vượt đèn đỏ, rẽ phải khi đèn đỏ hầu như không còn.Tuy nhiên, mấy ngày qua, mạng xã hội liên tục xuất hiện những bài đăng than thở về tình hình một số trụ đèn đỏ liên tục bị lỗi. Dù vậy, người tham gia giao thông đều không dám chạy qua vì mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy là 5 triệu, ô tô là 19 triệu đồng (mức trung bình).Mới đây, một số người dùng mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh trụ đèn đỏ ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (giao lộ Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch) bị lỗi, tất cả xe đều dừng lại trước vạch theo tín hiệu đèn. Sau thời gian chờ đợi, nhiều người đi xe máy đã xuống dắt bộ xe vượt đèn. Người ngồi trên ô tô phải mở cửa xe, đứng xuống đường, một số người gọi công an phường."Đèn đỏ này hư, đứng nãy giờ cả 15 phút đồng hồ rồi", tài khoản T.B vừa quay clip vừa nói. Một người dùng TikTok khác cũng phân vân: "Đèn đỏ lâu như vầy thì đi hay đứng lại đây trời?".Tương tự, ngày 10.1, camera hành trình của xe ô tô ghi lại cảnh đèn xanh còn 10 giây thì đột ngột chuyển vàng ở giao lộ Út Tịch - Hoàng Văn Thụ khiến tài xế phải dừng lại gấp, còn xe di chuyển phía trước vô tình thành vượt đèn vàng. Ở phần bình luận, nhiều người thắc mắc, làm sao để chứng minh đèn đỏ bị hư. Có người lo ngại sau một thời gian, CSGT gửi thông báo phạt nguội về nhà, khi đó "tốn thời gian" đi lên đi xuống giải trình.Thậm chí, với mức phạt không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu như hiện nay, các tài khoản mạng khác thắc mắc: nên xử lý như thế nào khi rơi vào tình huống này, xuống xe dắt bộ có được không?Đại diện Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị, thuộc Sở GTVT TP.HCM cho hay, hiện nay hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn TP có 2 nhóm: nhóm có kết nối về trung tâm để điều khiển và nhóm vận hành tại chỗ theo các kịch bản thiết lập sẵn hoặc theo yêu cầu điều khiển tại chỗ của lực lượng chức năng.Tủ đèn tín hiệu tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thuộc nhóm có kết nối về trung tâm. Tại thời điểm người dân phản ánh báo đèn đỏ liên tục, tủ được chuyển sang vận hành ở chế độ tại chỗ. Tức là, vào thời điểm này, người vận hành tại tủ chuyển chế độ từ điều khiển từ xa sang vận hành tại chỗ để giải tỏa lưu lượng khi cần thiết.Theo tìm hiểu của PV, tại TP.HCM, người điều khiển các trụ đèn thường là CSGT hoặc thanh niên xung phong. Tại thời điểm đèn hiển thị đỏ liên tục hướng từ Phạm Ngọc Thạch ra Lê Duẩn thì ở chiều lưu thông trên đường Lê Duẩn xe cộ không đông đúc. Đoạn đường này thuộc quản lý của Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM.Hiện đơn vị này đang trích xuất camera để tìm người điều khiển đèn là ai. Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị thông tin thêm, trong quá trình vận hành, nếu phát hiện lỗi, trung tâm sẽ phối hợp các đơn vị khắc phục nhanh chóng. Thông thường, một sự cố đèn sẽ được giải quyết trong vòng không quá 1 giờ kể từ khi nhận tin. Trong thời gian này, trung tâm thông tin đến CSGT để phối hợp, điều tiết giao thông tại giao lộ.Theo đơn vị này, từ khi Nghị định 168 có hiệu lực, trung tâm đã tăng cường đội ngũ kỹ thuật của trung tâm, các đơn vị duy tu để thường trực giải quyết khi có sự cố.Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cũng giải thích, ở các trụ đèn được cài chế độ tự động nhưng khi có sự can thiệp của người điều khiển giao thông để chỉnh đèn bằng tay thì sẽ có tình trạng đèn chuyển đột ngột từ xanh sang vàng. Trước đó, đại diện Sở GTVT cho hay, Sở đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông. Trong đó có 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn hoạt động kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển. Sở đã thường xuyên phối hợp các đơn vị, xử lý kịp thời các sự cố về đèn tín hiệu."Trong quá trình hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông vẫn còn xảy ra tình trạng sự cố hư hỏng, bao gồm: mất nguồn cung cấp điện, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển, hư hỏng đèn... dẫn đến khó khăn cho người tham gia giao thông", đại diện Sở GTVT thông tin.Một công ty bất động sản thông báo cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc
Ngày 20.1, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cảnh báo thời gian gần đây, hiện tượng mua bán tiền giả trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok đang ngày càng phổ biến và gây lo ngại. Các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua bán, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.Chỉ cần tìm kiếm cụm từ "tiền giả", hàng loạt các tài khoản cá nhân và hội nhóm liên quan đến hoạt động liên quan đến “tiền giả” sẽ xuất hiện. Các thông tin bình luận phía dưới phần lớn là người bán nhắn nhủ sẽ báo giá riêng tư vào tài khoản cá nhân của khách hàng. Được biết, người bán thường để lại thông tin mập mờ trên bài đăng và khuyến khích khách hàng nhắn tin trực tiếp để được báo giá. Ngoài ra, ngay khi người mua truy cập vào trang cá nhân của người bán, họ sẽ lập tức nhận được tin nhắn riêng giới thiệu về dịch vụ bán tiền giả.Các bài viết và clip quảng cáo rao bán tiền giả với nhiều mệnh giá khác nhau, ví dụ như 1 triệu đồng mua được 10 triệu đồng, có tài khoản rao bán 1 triệu đồng được 14 triệu đồng không phải đặt cọc trước và được kiểm tra hàng. Đặc biệt, người mua càng đặt số lượng lớn, tỷ lệ quy đổi sẽ càng ưu đãi. Việc thanh toán không yêu cầu đặt cọc trước; khách hàng nhận hàng qua bưu điện, kiểm tra toán trực tiếp cho nhân viên bưu điện hoặc người giao tới và được kiểm tra trước khi nhận hàng. Đáng chú ý, các tin nhắn từ các tài khoản là học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi chiếm phần đa.Để có thể phòng tránh được thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin & Truyền thông) khuyến cáo người dân nên lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện giao dịch đổi tiền phục vụ cho dịp lễ Tết Nguyên Đán sắp tới. Không tham gia vào giao dịch tiền tệ không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội hoặc qua các nền tảng không chính thức. Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, hãy xác minh kỹ càng danh tính đối tác, nguồn gốc giao dịch, cũng như các thông tin liên quan. Không tin vào những lời hứa hẹn quá tốt để trở thành sự thật. Sử dụng các kênh giao dịch chính thức và có giấy tờ hợp pháp. Cảnh giác với các yêu cầu chuyển tiền trước. Trong trường hợp trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay với cơ quan Công an để có thể hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH
Theo TechRadar, Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc (PIPC) cho biết, họ đã phát hiện DeepSeek có liên lạc với ByteDance và đang điều tra xem dữ liệu nào đã được chuyển đi và mức độ ảnh hưởng ra sao. Cơ quan này cũng tạm thời chặn các lượt tải xuống mới của ứng dụng DeepSeek để bảo vệ quyền riêng tư của công dân.Một quan chức của PIPC chia sẻ với hãng tin Yonhap rằng: "Chúng tôi đã xác nhận DeepSeek có liên hệ với ByteDance, nhưng vẫn chưa thể xác định dữ liệu nào đã được chia sẻ và ở mức độ nào". Trong khi đó, DeepSeek không trực tiếp bình luận về cáo buộc nhưng thừa nhận đã có "những thiếu sót trong việc tuân thủ các luật bảo vệ dữ liệu địa phương" và cam kết hợp tác với nhà chức trách.Vụ việc ở Hàn Quốc chỉ là một phần của làn sóng giám sát ngày càng tăng đối với DeepSeek, một công ty công nghệ Trung Quốc mới nổi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng chatbot AI của DeepSeek đã thu hút sự chú ý toàn cầu kể từ khi ra mắt vào tháng 1 qua, đạt 12 triệu lượt tải xuống chỉ trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Đài Loan và Úc đang đặt câu hỏi về cách DeepSeek xử lý dữ liệu người dùng, đặc biệt là việc lưu trữ trên các máy chủ tại Trung Quốc.Theo chính sách quyền riêng tư của DeepSeek, dữ liệu người dùng có thể được sử dụng để "tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý hoặc bảo vệ lợi ích của công chúng". Điều này làm dấy lên lo ngại dữ liệu cá nhân có thể bị khai thác theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc.Trong khi đó, ByteDance phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc truy cập dữ liệu từ DeepSeek. Theo The Independent, công ty này khẳng định mối liên hệ giữa hai nền tảng chỉ giới hạn ở việc DeepSeek sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây của Volcano Engine, một nền tảng thuộc sở hữu của ByteDance. Tuy nhiên, một báo cáo từ công ty an ninh mạng SecurityScorecard lại chỉ ra rằng có sự "tích hợp với các dịch vụ của ByteDance" trong mã nguồn của DeepSeek.PIPC hiện tiến hành điều tra sâu hơn để làm rõ cách DeepSeek xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng. Nếu bị phát hiện vi phạm luật bảo vệ dữ liệu, DeepSeek có thể phải đối mặt với các biện pháp xử phạt nghiêm khắc từ chính phủ Hàn Quốc.
Theo kết quả dự báo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết giai đoạn 2025 - 2030, bình quân hàng năm nhu cầu nhân lực cần từ 310.000 - 330.000 chỗ làm việc.
Quy Nhơn sẽ có phố đi bộ ven biển
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.