Bản phối mùa hè kín hở của sao Việt với blazer dáng ngắn, phom rộng cá tính
Từ 14 giờ chiều 8.3, lễ viếng của NSƯT Quý Bình diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia phía nam (quận Gò Vấp, TP.HCM). Người dân đến viếng nam diễn viên phim Nữ bác sĩ đã có thể vào khuôn viên nhà tang lễ chờ đến lượt vào trong tiễn biệt anh. Bên ngoài sảnh chính, lực lượng bảo vệ vẫn được bố trí chặt chẽ nhằm đảm bảo trật tự và không khí trang nghiêm của tang lễ. Những người có mặt được yêu cầu không quay phim, chụp ảnh, livestream… Từ nhiều giờ trước đó, không ít khán giả yêu mến nghệ sĩ đa tài này đã có mặt tại địa điểm kể trên, chờ được vào bên trong viếng nam diễn viên - ca sĩ. Giữa thời tiết nắng nóng, đám đông tập trung lặng lẽ trong khuôn viên nhà tang lễ, kiên nhẫn chờ đợi tang quyến sắp xếp để vào khu vực phía trong tiễn biệt sao phim Dù gió có thổi. Khoảng 15 giờ, khán giả bắt đầu xếp hàng dài, lần lượt vào trong tiễn biệt nghệ sĩ 43 tuổi. Hòa cùng dòng người tiến vào nhà tang lễ, bà Liên (68 tuổi, quận Gò Vấp) chia sẻ khi xem được tin tức Quý Bình qua đời, bà rất bất ngờ và thương cho nghệ sĩ mà mình yêu mến bao năm vì anh còn quá trẻ, sự nghiệp đang nổi bật."Tôi xem nhiều phim Quý Bình đóng, Sông dài, Táo đỏ… nhiều phim lắm nhưng giờ có tuổi nên quên trước quên sau. Thích nhất là xem phim Cá rô, em yêu anh! Vì cậu ấy đóng hiền, mộc mạc và tình cảm lắm! Quý Bình là nghệ sĩ tôi yêu mến nhất, cậu ấy còn ca bolero rất tình cảm, đi vào lòng người, làm giám khảo hay MC gì tôi cũng thấy hay, thấy thích", bà tâm sự.Người hâm mộ lâu năm của nghệ sĩ quá cố xúc động: "Mình đã đến rồi thì cũng ráng đợi để vào trong thắp cho Quý Bình một nén nhang rồi mới về. Không ngờ Quý Bình đi sớm quá!'.Nhiều khán giả lớn tuổi không quản ngại đường sá đạp xe đến nhà tang lễ đến viếng nghệ sĩ Quý Bình, ông Nguyễn Văn Khê (72 tuổi, quận Gò Vấp) là một trong số đó."Tôi biết Quý Bình mắc bệnh rồi mất khi xem tin tức trên mạng. Quý Bình bệnh nặng, phải chữa trị nhưng không cho khán giả hay biết. Tôi rất bất ngờ, cậu ấy đa tài mà mất sớm quá!", ông bộc bạch. Khán giả này cho biết nhiều năm qua, ông thường theo dõi Quý Bình trên màn ảnh và yêu thích những vai diễn gần gũi của anh. Sau khi đọc được thông tin cáo phó và biết được thời gian, địa điểm tổ chức lễ viếng, ông cùng người quen trong xóm đạp xe qua nhà tang lễ để tiễn biệt nam nghệ sĩ.Chiều cuối tuần, ông Đức (74 tuổi) thu xếp thời gian chạy xe từ quận 12 sang Gò Vấp viếng Quý Bình, từ biệt nam nghệ sĩ mà mình yêu mến qua nhiều vai diễn gần gũi trong Cá rô, em yêu anh!, Dù gió có thổi, Sông dài… "Quý Bình diễn rất nhiều phim hay, lâu lâu tôi còn nghe cậu ấy hát bolero. Mấy năm Quý Bình vắng bóng, tôi không còn được nghe hát, được xem phim của cậu ấy nữa, đến khi hay tin Quý Bình mất, tôi bất ngờ lắm!", khán giả này chia sẻ.NSƯT Quý Bình qua đời lúc 11 giờ ngày 6.3. Lễ viếng được tổ chức vào 14 giờ, ngày 8.3 đến 12 giờ ngày 9.3. Lễ truy điệu diễn ra lúc 13 giờ ngày 9.3, lễ động quan vào 13 giờ 30 cùng ngày. Sau đó linh cữu được hỏa táng tại tháp Long Thọ, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Gia đình NSƯT Quý Bình xin miễn chấp điếu, không nhận hoa, phẩm vật, không tiếp xúc, trả lời phỏng vấn của báo chí.Trao đổi với chúng tôi, anh trai cố nghệ sĩ cho biết những ngày cuối đời, nam diễn viên từng chia sẻ tâm nguyện muốn tổ chức tang lễ yên tĩnh, nhẹ nhàng.Tổ chức kỳ thi kỹ năng đặc định cho lao động sang Nhật Bản làm việc
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Dân mạng ‘hả hê’ khi tài xế ô tô bon chen, lấn làn gặp ngay CSGT
Ra mắt vào quý 3/2016, Liên Quân Mobile vẫn duy trì sức hút mạnh mẽ trong cộng đồng game thủ và không ngừng phát triển với lượng người chơi ngày càng đông đảo. Dù thị trường game di động cạnh tranh khốc liệt, Liên Quân Mobile vẫn là một trong số ít tựa game giữ vững vị thế, thu hút ngày càng nhiều fan trung thành mà chưa từng có dấu hiệu suy giảm.Tính đến nay, Liên Quân Mobile đã có hơn 98 triệu lượt tải ứng dụng trên 2 nền tảng phổ biến hiện nay là iOS và Android, liên tục được bình chọn là một trong những tựa game di động được yêu thích nhất tại Việt Nam trong nhiều năm. Thấu hiểu nhu cầu chơi Liên Quân Mobile mọi lúc mọi nơi của người dùng, MobiFone mới đây đã hợp tác cùng Liên Quân Mobile ra mắt gói cước 5GLQ, mang đến cho các kiện tướng trải nghiệm leo rank mượt mà, đồng thời tận hưởng những ưu đãi đặc biệt chưa từng có. Bạn Đức Duy (25 tuổi, Đà Nẵng) chia sẻ: "Là một game thủ Liên Quân Mobile, mình cực kỳ thích gói cước 5GLQ của MobiFone. Nhờ có gói này, mình chơi game mượt mà, không lo giật lag hay nóng máy, giúp các pha combat luôn ổn định. Đặc biệt, đây đúng là gói cước 'mua 1 được 3' - vừa có data chơi game, vừa thoải mái lướt mạng, lại còn miễn phí gọi thoại để liên lạc với gia đình và bạn bè mà không phải lo về chi phí".Gói cước 5GLQ không chỉ tích hợp công nghệ 5G tiên tiến, mà còn mang đến tốc độ kết nối siêu ổn định, giúp game thủ trải nghiệm Liên Quân Mobile mượt mà, không giật lag. Với 5GLQ, các kiện tướng được ưu đãi data chơi Game Liên Quân Mobile và nhận ngay 16 Quân Huy cùng giftcode độc quyền vào tài khoản chơi Game, có ngay 6GB data 5G tốc độ cao mỗi ngày, miễn phí data truy cập Youtube, Facebook, Tiktok, chơi game trên ứng dụng GamiGO - MobiGames không quảng cáo và tặng thêm 50.000 Gpoint, 5.000 Energy cho người dùng. Đây chắc chắn là gói cước mà các game thủ không thể bỏ qua, cho phép leo rank thăng hạng gặt quà cực đã. Bên cạnh đó, MobiFone còn giới thiệu thêm các gói cước tích hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu giải trí trực tuyến của khách hàng, giúp trải nghiệm lướt web, xem video và chơi game trở nên mượt mà và tiện lợi hơn bao giờ hết. Dành tặng người dùng có nhu cầu xem phim - xem truyền hình trực tuyến, MobiFone tung gói 5GV với 8GB data và hơn 2000 phút gọi thoại. Khách hàng khi đăng ký gói 5GV còn được sở hữu 01 tài khoản VieON MAX xem hơn 120 kênh truyền hình trong nước và kênh quốc tế không bao gồm nội dung HBO và toàn bộ nội dung VOD VieON, bao gồm phim, show độc quyền, đăng nhập trên 5 thiết bị, xem đồng thời trên 2 thiết bị (smart TV, điện thoại, máy tính bảng,...). Chưa dừng lại ở đó, MobiFone còn ra mắt gói cước 5GC, dành riêng cho những khách hàng đam mê thể thao, mang đến trải nghiệm xem trực tiếp các trận cầu đỉnh cao với đường truyền ổn định, tốc độ cao, không lo gián đoạn. Khách hàng đăng kí gói này sẽ được miễn cước data truy cập ClipTV và sở hữu 01 tài khoản xem nội dung gói gia đình ClipTV (bao gồm chùm kênh VTVCab xem trực tiếp các trận đấu giải ngoại hạng Anh trên các kênh Onsport, Onsport+, OnFootball, OnSportNews), chùm kênh quốc tế trừ kênh HBO, Cinemax) đăng nhập và xem đồng thời trên 2 thiết bị (smartTV, điện thoại, máy tính bảng,...).Chương trình ưu đãi áp dụng với thuê bao MobiFone phát triển mới trong vòng 90 ngày trước thời điểm đăng ký gói cước. Để đăng ký gói cước, khách hàng soạn tin nhắn với nội dung DK [mã gói] gửi 9199 hoặc đăng ký trên ứng dụng My MobiFone, website MobiFone.Với lợi thế về công nghệ hiện đại và hạ tầng viễn thông vững chắc, MobiFone cam kết mang đến trải nghiệm kết nối siêu tốc, đáp ứng nhu cầu giải trí trực tuyến ngày càng cao của người dùng trong kỷ nguyên số. Trong thời gian tới, bên cạnh việc chính thức thương mại hóa 5G, MobiFone còn dự kiến triển khai thêm nhiều gói cước mới, hứa hẹn mang đến trải nghiệm đột phá cho cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa kết nối và tận hưởng dịch vụ số trọn vẹn hơn.
Hoa hậu Kiều Duy có dịp hội ngộ Á hậu Phương Thanh, Á hậu Cẩm Ly trong chuyến hành trình khám phá 3 quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với chuyến công tác này, top 3 Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 khéo léo chọn áo dài truyền thống với mong muốn tôn vinh văn hóa dân tộc trước bạn bè thế giới. Top 3 Hoa hậu Quốc gia Việt Nam có dịp ghé thăm các địa điểm nổi tiếng như miếu Thành Hoàng, bến Thượng Hải, phố Nam Kinh… Trong tà áo dài thướt tha, Nguyễn Ngọc Kiều Duy tự hào khi góp phần truyền tải thông điệp giữ gìn văn hóa Việt Nam đến thế hệ trẻ. Cô chia sẻ: “Tôi rất vui khi có thể vừa trải nghiệm nền văn hóa mới, cũng vừa có thể giới thiệu thêm về văn hóa nước mình đến với mọi người”. Không chỉ tại Thượng Hải, trong suốt 5 ngày trải nghiệm những vùng đất mới, Kiều Duy cũng ưu tiên chọn áo dài cho hành trình đặc biệt này. Người đẹp bày tỏ niềm hào hứng khi có thể khám phá những địa danh nổi tiếng như Busan (Hàn Quốc), Fukuoka (Nhật Bản) và có những kỷ niệm đáng nhớ bên hai người bạn thân thiết là Cẩm Ly, Phương Thanh. Ngoài việc được thăm thú những địa danh nổi tiếng, đây còn là dịp để Kiều Duy và các người đẹp khác khám phá về văn hóa, ẩm thực của nước bạn. Với Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024, đây không chỉ là chuyến đi nghỉ dưỡng mà còn là hành trình khám phá văn hóa, từ đó giúp cô mở rộng tầm nhìn và phát triển kỹ năng giao tiếp quốc tế. Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam hồi tháng 12.2024. Ngoài nhan sắc ngọt ngào, cô gây ấn tượng bởi phần ứng xử khéo léo. Sau đăng quang, ngoài việc tham gia các sự kiện giải trí, trình diễn thời trang, người đẹp còn tích cực với những dự án cộng đồng, san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hiện tại, Kiều Duy đang theo học năm cuối ngành Ngôn ngữ Anh. Dù bận rộn với các hoạt động trên cương vị tân hoa hậu song người đẹp cũng bày tỏ mong muốn hoàn thành việc học. Cô chia sẻ: “Với tôi, nền tảng vững chắc nhất để bản thân tự tin sải bước trên bất kỳ con đường nào là học tập. Quan trọng hơn là phải luôn giữ được khát vọng muốn học hỏi và trau dồi thêm từng ngày”.
Samsung dùng AI để thiết kế chip di động 3nm đầu tiên
Những ngày đầu năm 2025 này, sân Việt Trì đang là tâm điểm của bóng đá Đông Nam Á, với trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan lúc 20 giờ ngày 2.5. Riêng cá nhân Tiến Linh đang nung nấu quyết tâm rất đặc biệt.Cũng như mọi cầu thủ Việt Nam khác, chân sút sinh năm 1997 khao khát được ra sân và sút tung lưới "Voi chiến", để giúp thầy trò HLV Kim Sang-sik có lợi thế lớn nhất tạo đà cho trận chung kết lượt về sau đó 3 ngày.Đặc biệt, Tiến Linh càng có động lực lớn lao vì nếu một lần nữa ghi bàn vào lưới đối thủ Thái Lan ở trận đấu sắp tới, anh sẽ chính thức cán cột mốc 100 bàn thắng trong sự nghiệp của mình.Vào lúc này, Tiến Linh đã có 74 bàn thắng chuyên nghiệp cho CLB Bình Dương - đội bóng đầu tiên và duy nhất của anh, bao gồm 66 pha lập công tại V-League, 7 bàn ở Cúp quốc gia và 1 tại AFC Cup (nay là AFC Champions League 2).Ngoài ra, anh cũng đã có 25 bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam sau 56 trận, đứng thứ 3 trong lịch sử, chỉ kém 2 bàn so với người thầy cũ Lê Huỳnh Đức (27 bàn sau 52 trận) và đàn anh - người đứng đầu Lê Công Vinh (51 bàn, 83 trận).Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanSở hữu thành tích 99 bàn thắng ở tuổi 27 là sự ghi nhận cho tài năng và nỗ lực của chân sút sinh năm 1997, người từng nghĩ đến chuyện đi làm bảo vệ nếu không theo được nghiệp đá bóng, từng vượt qua chấn thương rất nặng để trở thành tay săn bàn hàng đầu đội tuyển Việt Nam.Trong màu áo đội tuyển Việt Nam danh sách "nạn nhân" của Tiến Linh trải dài từ Đông Nam Á với mọi đối thủ từng chạm trán như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore…, cho đến châu lục (Trung Quốc, UAE, CHDCND Triều Tiên, Oman…).Riêng đối thủ Thái Lan, đến bây giờ người hâm mộ vẫn còn nhớ khá rõ pha Tiến Linh lao người đánh đầu mở tỷ số trong trận chung kết lượt đi tại Mỹ Đình (hòa 2-2) ở AFF Cup 2022, để trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt Vua phá lưới (6 bàn).Tiến Linh từng lập cú đúp giúp đội tuyển U.22 Việt Nam hòa 2-2 và loại U.22 Thái Lan từ vòng bảng, sau đó đoạt tấm HCV SEA Games lịch sử tại Philippines 2019. Ở cuộc chạm trán gần nhất tại giải giao hữu hồi tháng 9.2024, Tiến Linh cũng xé toang hàng thủ Thái Lan để mở tỷ số cho đội tuyển Việt Nam.Đến AFF Cup 2024 lần này, Tiến Linh đã có cho riêng mình 4 pha lập công, trong đó có 3 bàn trong 3 trận gần nhất. Anh hiện như một quân bài tẩy đặc biệt lợi hại của HLV Kim Sang-sik, vào sân trong hiệp 2 khi đối thủ xuống sức để cùng Xuân Son tạo ra khẩu súng 2 nòng đã 8 lần khai hỏa trong 3 trận liền.Nhìn lại riêng trong năm 2024, Tiến Linh đã ghi đến 23 bàn thắng, giúp anh đang là đang là ứng viên hàng đầu cho cuộc đua Quả bóng vàng Việt Nam 2024, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh như Tuấn Hải hay Văn Toàn.Vào lúc này, chàng trai có 2 quê Hải Dương và Bình Dương đang tập trung cao độ để một lần nữa sút tung lưới Thái Lan, giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại "Voi chiến" tại Việt Trì, tạo đà cho chiến thắng chung cuộc tại Rajamangala 3 ngày sau.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn