Nhếch nhác rác trên đường
Vì chốt đơn không kiểm soát vào ban đêm nên ngày nào cô nàng này cũng phải đi nhận hàng. Có tuần Thư nhận hơn 10 đơn hàng. “Nhiều khi nhận hàng xong khui ra mình cũng không biết vì sao lại mua những món đồ đó”, Thư nói.
Siêu mẫu Heidi Klum vô tư ‘ngực trần’ ôm trai trẻ trên biển vắng
Ngày 26.2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng cho biết vừa ra quyết định truy tìm nghi phạm Đ.T.M.D (31 tuổi, ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng), để phục vụ điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Trước đó, cuối tháng 5.2024, Phòng Cảnh sát hình sự tiếp nhận trình báo từ bà Đ.T.B.H (51 tuổi, ở P.Vĩnh Trung - nay là P.Thạc Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), tố cáo bị D. lừa đảo 520 triệu đồng với thủ đoạn chuyển nhượng ki ốt bán hàng tại P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà). Kết quả điều tra xác định, ngày 13.4.2017, D. ký hợp đồng với Công ty Quản lý nhà chung cư (Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng) để thuê ki ốt 104, diện tích 27,9 m2 tại chung cư Nại Hiên Đông 2 (P.Nại Hiên Đông) để bán hàng.Thời hạn thuê từ ngày 1.4.2017 đến 1.4.2018. Tháng 11.2019, bà Đ.T.B.H cần mua ki ốt để buôn bán nên tìm trên mạng xã hội Facebook thì thấy D. đăng thông tin bán ki ốt. Hai bên thỏa thuận D. bán cho bà H. ki ốt 104 với giá 520 triệu đồng. Ngày 14.12.2019, D. hẹn bà H. đến văn phòng công chứng trên đường Lê Duẩn (P.Tân Chính - nay là P.Chính Gián, Q.Thanh Khê) để sang nhượng.Tại đây, D. chỉ đưa hợp đồng mua bán điện sử dụng tại ki ốt trên cho bà H. xem. Bà H. thấy nội dung hợp đồng thể hiện D. chỉ thuê ki ốt của Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng nên thắc mắc về tính hợp pháp khi mua bán tài sản thuê của nhà nước.D. trấn an bà H. về việc "mấy cái giấy tờ đó không quan trọng, em sẽ sang tên cho chị sau". Tin tưởng việc D. khẳng định sở hữu ki ốt, bà H. đồng ý đưa cho D. 520 triệu đồng tại văn phòng công chứng.Vợ chồng D. viết giấy chuyển nhượng ki ốt cho bà H., tuy nhiên bà này sử dụng ki ốt được 4 tháng thì bị Trung tâm Quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng thông báo thu hồi vì ki ốt thuộc sở hữu nhà nước. Bà H. đòi tiền nhưng D. nhiều lần hứa hẹn, tìm lý do thoái thác, sau đó bỏ trốn. Phòng Cảnh sát hình sự xác định hành vi của Đ.T.M.D. có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 174 bộ luật Hình sự, do đó đã ra quyết định truy tìm để xử lý theo quy định pháp luật.Qua vụ việc, Phòng Cảnh sát hình sự khuyến cáo, thời gian qua trên địa bàn xảy ra nhiều vụ người được nhà nước cho thuê căn hộ chung cư, ki ốt, rồi lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người có nhu cầu, đã sang nhượng, ủy quyền sử dụng để lừa đảo. Do đó, những người giao dịch các tài sản này cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý để tránh bị chiếm đoạt tài sản.
Nhận định Real Madrid vs Real Betis (2g sáng 25.4): 'Máu' vì ngôi đầu bảng
Còn anh Tạ Thanh Sang (ngụ tỉnh Long An), hiện đang là trưởng nhóm Camping in Vietnam - Cộng đồng thích cắm trại Việt Nam trên Facebook, đề xuất địa điểm tắm biển, lặn ngắm san hô là vịnh Vân Phong (thuộc H.Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác có ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang, H.Quản Bạ và đông đảo người dân.Tại đây, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Phan Anh Hùng đã báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện và kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.Ông Hùng cho biết, H.Quản Bạ có 55 tổ chức cơ sở Đảng, 4.253 đảng viên. Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện đạt nhiều kết quả nổi bật: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 7%; có 3/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 giải quyết việc làm cho 18.543 lao động, triển khai 134 dự án sinh kế, hỗ trợ xóa nhà tạm cho 1.828 hộ...Riêng thôn Nặm Đăm, ông Hùng cho hay, đây là thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, toàn thôn có 68 hộ với 307 khẩu, 100% đồng bào dân tộc Dao. Thôn hoàn thành 10/10 tiêu chí xây dựng thôn văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới, có 39 hộ làm dịch vụ homestay. Năm 2023, thôn vinh dự nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng.Sau khi nghe báo cáo của chính quyền và tiếp xúc với cán bộ, nhân dân H.Quản Bạ, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng, phấn khởi, ghi nhận những thành quả mà huyện đạt được.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mục tiêu của Đảng là chăm lo đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, phát triển; học sinh được đến trường đầy đủ để học tập, trưởng thành, trở thành những chủ nhân tương lai xây dựng quê hương, đất nước; người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng những thiết bị y tế hiện đại.Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị tỉnh Hà Giang và H.Quản Bạ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, trước mắt là hoàn thành tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; tập trung rà phá bom mìn, tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ; phát huy thế mạnh của địa phương về phát triển du lịch và kinh tế biên mậu; gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng 10 suất quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; trao tặng kinh phí 30 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng công trình Khoa Khám chữa bệnh và điều trị cho Bệnh viện đa khoa H.Quản Bạ.Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã tham gia không gian thưởng thức trà shan tuyết Hà Giang; thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào các dân tộc và trao tặng 30 suất quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện.
Xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu 5 vững mạnh toàn diện
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Năm 2025, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ quy định là 4,7%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm là quá cao.Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý chỉ khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó. Thời gian cho vay trong 10-15 năm sẽ tạo "cú huých", khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền. Việc này cùng với Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ tái cấu trúc thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Bởi lẽ HoREA cho rằng, đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để làm ăn và trả nợ, thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các ngân hàng thương mại cho vay.Song song đó, HoREA cũng cho rằng cần xem xét bổ sung vào Nghị định 100/2024 quy định công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm cũng là một loại nhà ở xã hội, là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư. Quy định này nhằm để cho các chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Điển hình là TP.HCM có khoảng 60.470 người kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn với tổng số phòng trọ 560.000 phòng, đáp ứng chỗ thuê trọ cho 1,4 triệu người nhưng hiện nay, do chưa được hỗ trợ theo chính sách nhà ở xã hội nên các chủ nhà trọ phải nộp thuế khoán bằng 7%/doanh thu, bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế khoán này tương tự như các chủ khách sạn mini thuộc loại hình dịch vụ lưu trú ngắn hạn là không hợp tình hợp lý. Nếu công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn là một loại hình nhà ở xã hội thì các chủ nhà trọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế như được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở xã hội. Khi đó, chủ nhà trọ chỉ phải nộp thuế khoán/doanh thu là 3,5% và còn được vay tín dụng ưu đãi để xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trọ phục vụ người thuê...

Lãnh thổ bị tấn công liên tiếp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga ra chỉ đạo mới
Chưa thể vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán KRX từ ngày 2.5
Như Thanh Niên đã thông tin, trong ngày 23.12.2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Vĩnh Phúc (nơi tập luyện của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Hương, môn đua thuyền) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024, "căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV". Thông báo nêu rõ, công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024.Được biết, cũng trong ngày 23.12.2024, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đã có báo cáo tình hình đến Thường trực Tỉnh ủy và lãnh UBND đạo tỉnh này, về việc hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên.Trong báo cáo tình hình của Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc có đoạn nêu: "...một số cơ chế chính sách của tỉnh đã hết hiệu lực thi hành hoặc bị bãi bỏ nên không đủ cơ sở pháp lý thực hiện được việc cấp kinh phí và chi hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV và VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên, do đó từ đầu năm 2024 đến nay, chế độ dinh dưỡng tập luyện thường xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 chưa được cấp (năm 2024 mới được cấp kinh phí bảo đảm dinh dưỡng cho VĐV, HLV trong thời gian tập huấn thi đấu theo quy định của Thông tư số 86/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính); chế độ tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, tham gia bảo hiểm xã hội hiện chưa có. Trong những năm gần đây, việc quan tâm hỗ trợ cho đội ngũ HLV, VĐV thành tích cao có xu hướng giảm dần theo năm, theo giai đoạn".Cũng theo báo cáo trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đồng thời kiến nghị: "Từ đầu năm 2024 đến nay, lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh đã phải vay mượn, đồng thời huy động trưởng các bộ môn thể thao, cán bộ nhân viên cùng vay mượn kinh phí để duy trì bếp ăn bảo đảm cho HLV, VĐV có sức khỏe trong luyện tập, đến nay số nợ này lãnh đạo, cán bộ trung tâm đứng ra vay. Do vậy, việc xử lý khó khăn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong luyện tập thường xuyên cho HLV, VĐV năm 2024 là một thực tế rất cần được quan tâm tháo gỡ, để tránh những nảy sinh không mong muốn, tạo dư luận không tích cực, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay đã có một số VĐV mũi nhọn của tỉnh xin nghỉ tập luyện và thi đấu để chuyển sang đơn vị khác được hưởng chế độ đãi ngộ cao hơn Vĩnh Phúc; ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị lực lượng tham gia các giải thể thao thành tích cao theo hệ thống của trung ương; sẽ không bảo đảm chỉ tiêu huy chương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X diễn ra năm 2026".Trong văn bản, đơn vị chủ quản của Nguyễn Thị Hương nêu: "Từ tình hình thực tiễn trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc trân trọng đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo để có phương án hỗ trợ kinh phí liên quan đến dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV thuộc đội tuyển thể thao thành tích cao cấp tỉnh có mặt thực tế trong thời gian tập trung tập luyện thường xuyên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Sở VH-TT-DL trân trọng báo cáo và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cho phép tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030 trong thời gian sớm nhất có thể (chỉ gồm các chính sách tối thiểu mà đã được các sở, ngành tham gia ý kiến đồng ý; hội nghị UBND tỉnh thông qua tại phiên họp tháng 7.2024, cụ thể: hỗ trợ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV; mức thưởng đối với HLV, VĐV; hỗ trợ thể thao quần chúng) và sẽ khẩn trương báo cáo trình HĐND tỉnh tại phiên họp gần nhất".Trong diễn biến có liên quan, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân em".
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 9: An Nhiên bị bà Hạ Lan ‘lột mặt nạ’?
Những ngày này, sắc xuân nhuộm thắm khắp các hành lang, lớp học,... các cơ sở Victoria School. Đây là thành quả từ sự sáng tạo và khéo léo của các em học sinh và thầy cô giáo.Với chủ đề "Vị của Tết", chuỗi hoạt động của Victoria School đã được triển khai khắp 17 cơ sở. Chương trình không chỉ giúp học sinh cảm nhận được hương vị Tết cổ truyền mà còn góp phần nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc, hun đúc tinh thần tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của quê hương.Thông điệp "Dẫu muôn vàn đổi thay, vị Tết vẫn tròn đầy" chính là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ về sự trường tồn của hương vị Tết - không chỉ là vị của bánh chưng, bánh tét, mứt gừng hay dưa hành, mà còn là vị của yêu thương, của sự sum họp, của những phong tục đã trở thành bản sắc. Không khí rộn ràng nô nức cùng bữa tiệc ẩm thực đa dạng là điểm nổi bật trong chương trình Hội xuân của Victoria School - Nam Sài Gòn. Dưới hình thức chợ xuân, các em học sinh đã tổ chức các gian hàng, bán những món ăn truyền thống, hòa cùng giai điệu múa lân rộn ràng. Đặc biệt, học sinh đã tự mình lên ý tưởng, chuẩn bị sản phẩm và thuyết phục để bán hàng.Tại Victoria School - Riverside (Trường Khải Hoàn), học sinh được tham gia vào nhiều hoạt động như trải nghiệm nghệ thuật tò he, viết thư pháp cùng ông đồ, sáng tạo bao lì xì Tết, chơi các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, ném vòng cổ chai,...Trong trang phục áo dài, áo bà ba… học sinh mầm non tại các cơ sở mầm non trong hệ thống Victoria School như Victoria Preschool - SwanBay, Victoria Preschool - Hoàng Đồng, Wonderkids, Kindy Town, Dream School, Midori, cũng sẵn sàng đón Tết. Nhiều hoạt động hấp dẫn đã được tổ chức cho các bé như hội chợ Tết, chơi trò chơi dân gian, học gói bánh chưng, làm bánh bột lọc... Các tiết học về kỹ năng cũng lồng ghép các thông điệp về Tết như sáng tạo pháo hoa Tết, cắm hoa ngày Tết,...Hướng tới mục tiêu đào tạo những công dân toàn cầu hạnh phúc mang đậm bản sắc dân tộc, ngoài những sân chơi mang tính quốc tế về ngoại ngữ, STEM, tranh biện, toán học, thể thao... Victoria School lồng ghép nhiều bài học về giá trị truyền thống vào các tiết học và hoạt động. Chuỗi sự kiện Tết là một trong số trải nghiệm dành cho học sinh và cả giáo viên. ThS Riaan O'Brien - Hiệu trưởng Victoria Preschool - Mailand Hoàng Đồng cho biết, việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động này giúp học sinh không chỉ cảm nhận mà còn có cơ hội "chạm" vào những phong tục tập quán, từ đó nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc một cách tự nhiên nhất: "Khoác lên mình tà áo dài, áo bà ba, thưởng thức hương vị bánh chưng, bánh tét, hay đơn giản là cùng nhau nặn tò he, viết câu đối – mỗi trải nghiệm đều giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của Tết".Các hoạt động trải nghiệm cũng là cơ hội để học sinh rèn luyện những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng và quản lý tài chính – những kỹ năng có giá trị trong cả học tập và cuộc sống sau này.Khi biết trân trọng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp, các em cũng đang góp phần làm cho văn hóa Việt Nam tiếp tục lan tỏa và phát triển trong dòng chảy hội nhập của thế giới.Victoria School là Hệ thống trường học liên cấp quốc tế song ngữ Cambridge theo mô hình Happy School của UNESCO, giúp học sinh tiếp cận nền giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam với chi phí hợp lý nhất. Sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo những thế hệ học sinh ưu tú, bản lĩnh, trở thành những công dân toàn cầu hạnh phúc, có bản sắc dân tộc và lòng trắc ẩn, có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội.Năm học 2025-2026, Hệ thống giáo dục Victoria School tuyển sinh từ mầm non đến lớp 12 với nhiều ưu đãi về học phí hấp dẫn. Liên hệ ngay để được tư vấn:Hotline: 1900 68 08Website: victoriaschool.edu.vn
huong vi cuoc song phan 3
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng. Mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" và điều khiển xe đi vào đường cao tốc.Anh Đặng Tiến Hữu (31 tuổi), tài xế xe ôm công nghệ ở TP.HCM, thắc mắc: "Nếu tôi chạy xe lên vỉa hè để giao hàng cho khách thì có bị phạt hay không?".Một thắc mắc khác, Nguyễn Hoài Bảo, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, hỏi: "Nếu chạy lên vỉa hè để nghe điện thoại thì có vi phạm quy định của pháp luật?".Lê Trung Tính (27 tuổi), ngụ ở 505/5 Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) thì đưa ra tình huống cần câu trả lời, như: "Chạy xe lên vỉa hè để ghé vào cửa hàng mua đồ, liệu có bị phạt?".Luật sư Huỳnh Thanh Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt.Đối với những tình huống giao thông khác được đề cập ở trên, nếu chạy xe máy lên vỉa hè, sau đó đỗ xe ở nơi được phép đỗ thì không bị phạt."Để dễ hiểu, thì có thể ví dụ hiện nay có nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM đã được kẻ vạch (màu vàng) để triển khai thu phí cho thuê vỉa hè từ ngày 1.1.2024. Điều này có nghĩa các trường hợp chạy xe máy lên vỉa hè và để xe ở khu vực được phép đỗ thì không phải biến vỉa hè thành đường nên không bị phạt. Còn nếu chạy xe máy lên vỉa hè, đỗ xe để giao hàng, nghe điện thoại, vào hàng quán mua đồ… thì đồng nghĩa đã biến vỉa hè thành đường. Khi đó sẽ bị phạt", luật sư Tuấn cho biết.Anh Nguyễn Đại Hưng (32 tuổi), làm việc ở Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết từng có thói quen sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông, cụ thể là điều khiển xe máy. Tuy nhiên thời gian gần đây đã bỏ thói quen này. Anh Hưng hỏi: "Nếu sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy, bị phạt bao nhiêu?". Luật sư Tuấn trả lời: "Theo khoản 3 Điều 33 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP là xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP".Đáng chú ý, với trường hợp sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang điều khiển xe máy mà gây tai nạn giao thông thì theo điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 14 triệu đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Một cán bộ cảnh sát giao thông công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của Công an TP.Tân An (tỉnh Long An), lý giải: "Sở dĩ khi điều khiển xe máy không được sử dụng tai nghe vì có thể gây mất tập trung cho người lái, không thể nhận biết và phản ứng với các tín hiệu cảnh báo như còi xe, nhiều nguy cơ dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông".
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư