Đăng thông tin sai sự thật, chủ tài khoản Zalo "Tài Nhớt" bị phạt 7,5 triệu đồng
Hô Tra chỉ cách trung tâm H.Tân Uyên chừng 20 km nhưng mỗi khi nhắc đến, cảm giác như đâu đó xa lắm, tận thâm sơn cùng cốc và luôn khiến các tay lái ngán ngẩm bởi đường vào bản vẫn đang... chờ lên đời, đất đá ngổn ngang. Ngồi xe vào Hô Tra chẳng khác gì một chuyến hành trình "vượt ngàn chông gai". Thế nhưng chốn non xa ấy là thủ phủ của loài địa lan nổi tiếng không chỉ Lai Châu mà khắp vùng Tây Bắc. Dân bản Hô Tra gọi giản đơn là cây lan đội tán, nhưng về xuôi người đời xưng tụng mỹ miều hơn là lan Trần Mộng - gợi về tích truyện vua Trần mơ thấy hương sắc loài hoa lan trong giấc mộng ngày xưa. Thủ phủ trung chuyển địa lan Trần Mộng những ngày giáp tết chính là Sapa. Ở thủ phủ trung chuyển lan Trần Mộng, các thương lái nhăn nhó kêu khó bởi giá bán ra năm nay không như giấc... mộng trần. Các năm trước, mỗi ngồng lan ngày cận tết, giá chạm khung từ 500.000 - 1 triệu đồng, một chậu lèo tèo đôi mươi bông đã có giá 20 triệu mà còn không đủ bán. Nhưng năm nay, lượng mua giảm mạnh, giá lan rớt thê thảm khi chưa bằng phân nửa so với cùng niên vụ trước đó. Trong khi đó, ở các "phiên chợ online", thị trường mua bán Trần Mộng lại rất nhộn nhịp, giá cây địa lan này cực "thơm", với những lời rao đầy hấp dẫn kiểu như: "79 ngồng hoa, giá 20 "củ" (20 triệu - PV), ship tận nhà, vào tận cửa, bê tận giường, cân chỉnh hoa đến khi mãn nguyện".Tìm về Hô Tra, nhịp sống những ngày giáp tết thật an nhàn, nhà nào cũng xum xuê các chậu địa lan xếp quanh, những cây đã đủ đầy cành lá, ngồng hoa chi chít, được tập kết về bãi chờ "trôi" về Hà Nội. Đến vườn nhà Vàng A Pa trong lúc ông chủ vườn đang chăm chút lại những chậu lan mới lớn, dành cho tết năm sau, A Pa phấn khởi: "Năm nay nhà mình được hơn 100 chậu, nhưng tính chậu to chỉ được khoảng 10 thôi. Vườn mình giờ chỉ còn chậu bé mới được một năm, chưa đủ tuổi xuất nên mình đem dưỡng, thay đất, đôn chậu, trộn tro trấu, phân bò để oải, rồi đắp đôn để sang năm chậu nào đạt thì bán". Hỏi về độ tuổi lý tưởng của lan Trần Mộng khi xuống núi, Vàng A Pa cho biết: "Chậu nào để lâu nhất được 4 năm, không để được hơn đâu, vì 4 năm là đẹp lắm rồi, thương lái họ đến họ ra giá cao mua hết nên không để dành được. Còn trung bình 2 năm là bán được hết". Trước sân nhà Vàng A Chùng, nườm nượp các chậu lan to oạch, những chậu ít hoa lắm đếm ra cũng toàn trên 20 ngồng. Một chậu 32 ngồng mập khỏe, thuộc giống Trần Mộng xanh ngọc, dự báo nở đúng tết, được A Chùng bán giá 1,5 triệu ngay tại vườn, bao luôn việc vận chuyển ra đến trung tâm H.Tân Uyên. Một mức giá mà dân chơi lan Trần Mộng miền xuôi khó nghĩ tới mỗi dịp tết về. Nhớ lại cung đường vào bản Hô Tra, chuyện đi xe thôi đã gật gù nhiêu khê lắm lắm, vậy mà còn chuyển cả chậu lan về huyện, tính sơ trọng lượng cũng hơn 40 kg, lại lồm cồm đủ hoa lá, tính riêng việc bọc đùm, băng bó, mất gần 1 giờ mới xong. Chở chậu lan từ Hô Tra xuống huyện mất gần 2 giờ đánh vật với cung đường hiểm trở, công vận chuyển thôi cũng đã xứng tầm. Hỏi A Chùng sao rẻ thế, cậu cười toe: "Anh em lên tận bản mua, mình bán thế thôi, năm nay thời tiết thuận nên nhà mình trồng được nhiều. Lan nó cũng như người ấy, nuôi nó khỏe thì lên nhiều ngồng, các chậu to nhà mình năm nay có đến 60 - 70 ngồng hoa". Hô Tra hợp với giống địa lan Trần Mộng bởi là sự hợp thành nhiều thuận lợi, từ thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… Tách biệt với thế giới bên ngoài vì giao thông không thuận lợi, nhưng nhờ thế mà Hô Tra có được bầu không khí trong lành, cây lan ở đây phát triển rất mạnh. Ngồng dài đo được hôm ở nhà Vàng A Chùng hơn 1,2 m, đếm ra hơn 40 bông, A Chùng cho biết ngồng dài trên 1 m là phổ biến, có những ngồng dài đến cả sải tay, gần 1,5 m. Để chuyển được những chậu địa lan từ Hô Tra về xuôi, ngày trước chỉ có thương lái từ Sapa sang định giá, thu gom và vận chuyển, năm nay người Hô Tra tự lo luôn phần việc này. Châu A Thào, "tổng tiêu đầu" địa lan của Hô Tra cho biết: "Bọn em tập hợp lan trong bản lại, dùng băng chính bó chậu, thuê xe đầu kéo vào chở mỗi chuyến được 20 chậu về huyện rồi tiếp tục thuê xe tải đưa về Hà Nội". Chứng kiến câu chuyện trồng lan, chăm sóc lan, cho đến cách thức đem giống hoa đặc hữu ở Hô Tra đến người tiêu dùng, hiểu được vì sao năm nay lan Trần Mộng giá mềm hơn các năm trước.Không phải vì kinh tế xuống, cũng không phải người chơi không mặn mà, mà là phương cách kinh doanh của người trồng lan đã thay đổi, không còn lệ thuộc nhiều vào thương lái trung gian. Trước đây, thương lái có cách mông má, gán ghép câu chuyện, đẩy sản vật đặc sản vùng miền lên thành cao quý, gắn với vua chúa, kiểu như là lan tiến vua, lan vua nằm mộng… cốt đẩy giá sản vật vượt ngưỡng. Trong khi người trực tiếp gắn liền với sản vật - trường hợp này là cây địa lan ở Hô Tra - lại bị o ép giá tơi tả. Phương tiện truyền thông phát triển, cũng giúp dân bản như Châu A Thào hiểu thêm nhu cầu thị trường và cách thức lấy gốc đem bán tận ngọn ở thời bây giờ không còn là bí mật hay quá khó. Lan Trần Mộng quay về giá trị đúng nhờ hình thức kinh doanh như thế. Nguồn lợi kinh doanh đến trực tiếp với người tạo ra sản phẩm, qua đó khuyến khích người trồng lan ở Hô Tra tối ưu được thế mạnh vốn có, từ việc nhân giống, chăm sóc, phát triển quy mô thành một vùng địa lan thủ phủ của Lai Châu. Chuyển lan xuống Hà Nội từ đầu tháng 1.2025, bày gian hàng trên đường Cổ Linh, đến chiều tối 28 tháng chạp, Châu A Thào cùng các anh em ở bản Hô Tra linh đình với bữa tiệc ở trung tâm H.Tân Uyên, kết thúc chuyến đem lan về phố thành công mỹ mãn. Thào khoe: "Bọn em bán hết anh ạ, hơn 200 chậu, giá trung bình trên 200.000/ngồng". Các chậu lan A Thào mang từ Hô Tra xuống, chậu bé nhất 15 ngồng bông, nhiều nhất 68 ngồng, một thu nhập đáng để vui mừng. Cũng nhờ thông tin rộng mở, những hộ trồng lan ở Hô Tra như nhà Vàng A Chùng với 9 năm kinh nghiệm chăm sóc và nhân giống lan Trần Mộng, nay đều tự chủ tất cả các công đoạn, từ gieo trồng, chăm sóc, giao bán. Hôm ở vườn nhà Vàng A Pa, gặp một chậu lan có màu nâu tím lạ mắt đang trổ bông, hỏi ra mới biết A Pa lấy giống từ Trung Quốc sang để ươm thử hơn năm nay, cây phát triển khỏe, ngồng hoa dài.A Pa hào hứng bảo chỉ sang năm sau là có thể nhân giống ra rộng được. Hiện lan Trần Mộng ở Hô Tra đang có 7 màu khác nhau, phổ biến có xanh ngọc, vàng chanh, xanh lơ, vàng nâu… Cả 140 hộ ở bản Hô Tra đều trồng địa lan. Thống kê từ Phòng Nông nghiệp H.Tân Uyên, tính bình quân mỗi hộ 100 chậu, giá thị trường thấp nhất là 1 triệu/chậu, đủ để Hô Tra năm nay tưng bừng tết lớn.Mua xe mới, sử dụng biển số cũ có phải đóng phí biển số 20 triệu đồng?
Greenfield tự nhận là người đã khuyến khích Tổng thống Eisenhower mặc bộ vest xẻ 2 tà: "Từ khi ông ấy mặc bộ vest xẻ 2 tà đầu tiên, không ai thấy Eisenhower mặc gì ngoài bộ vest 2 tà", Greenfield nói với Great Big Story.
3 'rào cản' khiến xe Trung Quốc BYD khó thành công tại Việt Nam
Phái đoàn Ngoại giao Mỹ ở Việt Nam hôm 10.3 công bố chương trình IAPP do cơ quan này phối hợp thực hiện với Bộ GD-ĐT Việt Nam và Viện Giáo dục quốc tế Mỹ, kéo dài 5 ngày từ 31.3 - 4.4. Theo đó, hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 ĐH Mỹ sẽ tham gia chuyến khảo sát nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới, đồng thời tăng cường hợp tác học thuật với các đối tác Việt Nam.Theo thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, phái đoàn giáo dục ĐH đại diện cho các cơ sở giáo dục công lập và tư thục của Mỹ tại 17/50 bang, bao gồm các ĐH nghiên cứu và CĐ cộng đồng. Đoàn sẽ tìm hiểu hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam thông qua các chuyến thăm trường, sự kiện kết nối cũng như những cuộc gặp gỡ với các bên liên quan trong chính phủ và khu vực tư nhân.Trong số các trường ĐH Mỹ tới Việt Nam có Stanford và Duke, lần lượt xếp hạng 6 và 27 thế giới trên bảng xếp hạng năm 2025 của tổ chức Times Higher Education. Còn lại, một số ĐH như Washington tại St.Louis, Rutgers, Connecticut, Massachusetts Amherst, Illinois Urbana-Champaign thì nằm trong tốp 100 ĐH quốc gia hàng đầu Mỹ, theo bảng xếp hạng năm 2025 của tổ chức US News & World Report.Về phía phái đoàn Việt Nam, nhiều ĐH công lập hàng đầu cũng tham gia, như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM, đi cùng đó là một số cái tên tư thục nổi bật là Trường ĐH VinUni, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn...Danh sách các trường Mỹ và Việt Nam tham gia IAPP như sau:Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc E. Knapper cho biết IAPP được tổ chức không chỉ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ mà còn là minh chứng cho việc Mỹ thực hiện các cam kết trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Bằng cách kết nối các trường ĐH hàng đầu của cả hai quốc gia, chúng ta đang mở ra những cơ hội mới để sinh viên và nhà nghiên cứu hai nước phát triển mạnh mẽ, theo ông Knapper."Nhà nghiên cứu từ hai nước có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) và xây dựng các chương trình đào tạo cho sinh viên", Chủ tịch Viện Giáo dục quốc tế Jason Czyz, chia sẻ.
Vào những ngày này, NSƯT Kim Tiểu Long đang tất bật lo cho chương trình Đón xuân quê nhà tại xã Trung Thành Tây, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (sẽ diễn ra tối 25.2). Anh sẽ phát quà cho 1.000 bà con nghèo gồm 10 tấn gạo và các nhu yếu phẩm khác. Và nội dung không thể thiếu là chương trình văn nghệ phục vụ miễn phí cho bà con với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như: NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Kim Tiểu Long, NSƯT Trinh Trinh, Bình Tinh, Cát Tuyền, Lương Gia Huy, Saka Trương Tuyền, MC Lý Triệu Dân…NSƯT Kim Tiểu Long cho biết: "Đây là lần thứ 4 tôi tổ chức chương trình thiện nguyện này tại quê nhà theo tâm nguyện của má tôi. Má hay nói với tôi là sau này thành danh, con hãy hỗ trợ cho bà con quê nhà trong khả năng của mình, nhất là mang lời ca tiếng hát về phục vụ cho bà con sau những giờ lao động mệt nhọc. Tôi sẽ thực hiện chương trình này định kỳ mỗi năm một lần khi điều kiện kinh tế và sức khỏe cho phép".Theo NSƯT Kim Tiểu Long, trong lần thứ 4 này, trùng vào dịp 100 ngày mất của "Cô bé tí hon" Kim Tiểu Ly – con gái nuôi của NSƯT Kim Tiểu Long nên anh cũng muốn hồi hướng công đức cho cô con gái nuôi của mình. Bởi sinh thời, bất cứ chương trình thiện nguyện nào của ba nuôi Kim Tiểu Long tổ chức, Kim Tiểu Ly cũng đều đồng hành.Tết Nguyên đán vừa qua, NSƯT Kim Tiểu Long về Mỹ đón tết cùng với gia đình nhỏ của mình. Đồng thời anh cũng chạy show khắp các tiểu bang biểu diễn phục vụ kiều bào: "Nhờ những chuyến lưu diễn, bay show vừa qua mà tôi có được kinh phí để mang về Việt Nam thực hiện chương trình thiện nguyện này". Với anh, người nghệ sĩ làm công tác từ thiện xã hội chính là làm đẹp cho cuộc đời. Kim Tiểu Long cho biết thêm, hầu hết doanh thu của các MV ca nhạc phát trên YouTube, Kim Tiểu Long đều dành để làm công tác thiện nguyện.
Bà bán rượu nếp - Truyện ngắn dự thi của Dương Bách (Hưng Yên)
Mùa mưa tại Bắc bộ xuất hiện tương đương trung bình nhiều năm vào thời điểm tháng 5. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm - vào khoảng cuối tháng 8 và nửa đầu tháng 9.