Tây nguyên loạn giống chanh dây
Ngày 7.1, du khách nước ngoài gửi thư cảm ơn Công an P.Phước Ninh (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) đã hỗ trợ tìm lại điện thoại bỏ quên trên xe dịch vụ.Trước đó, tối 5.1, ông Ron Tazhibi (quốc tịch Mỹ) đến Công an P.Phước Ninh trình báo về việc bỏ quên điện thoại di động trên ô tô.Theo du khách này, từ khoảng 20 giờ đến 20 giờ 30 ngày 5.1, ông gọi xe dịch vụ chở từ quán trên đường Nguyễn Văn Linh đến quán trên đường Bạch Đằng, P.Phước Ninh. Sau khi vào quán, ông phát hiện bỏ quên điện thoại trên xe. Nhân viên quán trên đường Bạch Đằng đã giúp đỡ du khách này đến Công an P.Phước Ninh để trình báo, sau đó ông Ron Tazhibi về lại khách sạn.Nhận thông tin, sáng 6.1, Công an P.Phước Ninh đã phân công 2 cán bộ, chiến sĩ xác minh vụ việc. Do du khách không nhớ loại xe, biển số xe nên lực lượng tìm kiếm khó khăn trong việc xác minh.Căn cứ định vị trên điện thoại, 2 cán bộ, chiến sĩ đã chở du khách Ron Tazhibi lần theo hướng di chuyển của ô tô từ P.Mỹ An (Q.Ngũ Hành Sơn) đến P.Thọ Quang (Q.Sơn Trà) thì tìm được ô tô chở khách tại chùa Linh Ứng (P.Thọ Quang).Qua làm việc với tài xế, công an phường hỗ trợ ông Ron Tazhibi nhận lại điện thoại. Du khách quốc tịch Mỹ này đã viết thư cảm ơn công an phường.Trước đó, sáng 1.1, cán bộ, chiến sĩ Trạm biên phòng cửa khẩu cảng Tiên Sa (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng) nhặt được 1 chiếc ví, bên trong có tiền mặt và giấy tờ, thẻ ngân hàng, thẻ ID mang tên Jadon Harrington.Đơn vị đã xác minh thông tin và thông báo cho du khách Jadon Harrington (45 tuổi, quốc tịch Mỹ, tạm trú tại căn hộ ở Khuê Mỹ Đông 4, P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng).Chiều cùng ngày, anh Jadon Harrington đã đến Trạm biên phòng cửa khẩu cảng Tiên Sa để nhận lại tài sản. Anh Jadon Harrington cho biết: "Các giấy tờ tùy thân này rất quan trọng với tôi, nếu thất lạc sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để làm lại. Tôi thực sự xúc động và cảm ơn Trạm biên phòng cửa khẩu cảng Tiên Sa đã giúp tôi tìm lại tài sản".Ngày 24.10.2024, trung tá quân nhân chuyên nghiệp Ngô Thiên Phan (nhân viên Trạm kiểm soát biên phòng công trình 15, Đồn biên phòng Sơn Trà) khi tuần tra tại khu vực bán đảo Sơn Trà cũng nhặt được một chiếc ví trên đường Hoàng Sa.Bên trong ví có tiền cùng nhiều giấy tờ tùy thân, thẻ ATM mang tên Stroobants (28 tuổi, quốc tịch Bỉ). Anh Ngô Thiên Phan đã tìm kiếm, liên hệ du khách này để trả lại tài sản.Epson ra mắt 2 dòng máy in mới tại Việt Nam
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 11 giờ sáng 7.2, giá vàng thế giới giảm xuống 2.868 USD/ounce. Trong nước, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC công bố giá mua vàng miếng ở mức 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng, tăng 800.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Tuy nhiên, nếu so với một ngày trước thì mỗi lượng vàng miếng đã giảm 700.000 đồng. Chênh lệch mua bán vàng miếng SJC được giảm xuống còn 2,5 triệu đồng/lượng thay vì trên 3 triệu đồng trong hôm qua.Riêng vàng nhẫn 4 số 9 loại 1 - 2 chỉ được SJC mua vào 86,5 triệu đồng, bán ra 89,5 triệu đồng, giảm 1,5 triệu đồng ở chiều mua và giảm 1 triệu đồng ở chiều bán so với hôm qua. Chênh lệch giá mua bán vàng nhẫn tại SJC vẫn neo cao ở mức 3 triệu đồng/lượng. Như vậy, người mua vàng nhẫn trước ngày Thần tài sau một lần đã lỗ lên 4 triệu đồng/lượng.Vàng nhẫn tại các công ty khác cũng giảm mạnh ở chiều mua vào trong khi chiều bán ra giảm nhẹ hơn. Cụ thể, Công ty Doji mua vào ở mức 86,6 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng, giảm 1,4 triệu đồng ở chiều mua và giảm 700.000 đồng ở chiều bán ra; Công ty Phú Quý mua vào 86,7 triệu đồng và bán ra 90,2 triệu đồng, giảm 1,3 triệu đồng ở chiều mua và giảm 300.000 đồng ở chiều bán ra…Giá vàng thế giới đi xuống khi đồng USD tăng trở lại. Phát biểu trên CNBC, chuyên gia phân tích tại RJO Futures nhận định, có sự kết hợp giữa đồng USD mạnh hơn, một số hoạt động chốt lời và lợi suất tăng cao hơn một chút đã gây áp lực lên vàng trước khi có báo cáo việc làm của Mỹ. Một cuộc thăm dò của Reuters dự báo nền kinh tế Mỹ đã tạo ra thêm 170.000 việc làm trong tháng 1.2025 sau khi tăng 256.000 việc làm trong tháng 12.2024. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo không đổi ở mức 4,1%. Thị trường lao động phục hồi đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được cho rằng sẽ tác động đến việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chậm hạ lãi suất…
Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh thương tâm
Trong phiên "Ask Me Anything" trên Reddit, CEO Sam Altman cho biết OpenAI đang "đi ngược lại lịch sử" khi xem xét khả năng công khai các nghiên cứu AI của mình. Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng này và cho biết đây là một chủ đề đang được thảo luận nội bộ tại OpenAI.Ông Sam Altman nói: "Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta đã đi sai hướng trong lịch sử và cần tìm ra một chiến lược nguồn mở khác". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng không phải tất cả thành viên của OpenAI đều đồng tình với quan điểm này và đây không phải là ưu tiên hàng đầu của công ty vào thời điểm hiện tại.Sự thay đổi suy nghĩ tại OpenAI diễn ra trong bối cảnh công ty này đang chịu sức ép mạnh mẽ đến từ công ty AI mới nổi của Trung Quốc là DeepSeek. DeepSeek đã thu hút sự chú ý gần đây với chatbot AI R1 hứa hẹn có chi phí thấp và hiệu suất cao. DeepSeek tuyên bố dự án của họ là "nguồn mở" và hướng đến cộng đồng, điều này trái ngược với các giải pháp đóng của OpenAI và Google.Mô hình nguồn mở cho phép các lập trình viên công khai mã nguồn phần mềm của họ thay vì chỉ cung cấp chương trình đã được biên dịch sẵn. Điều này tạo ra một sự mâu thuẫn với mục tiêu theo đuổi doanh thu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty tư nhân. Các công ty như Meta, DeepSeek và Mistral (công ty AI của Pháp) đang cố gắng tạo ra sự khác biệt bằng cách cho phép các nhà phát triển truy cập miễn phí vào hoạt động bên trong công cụ AI của họ.Khi một thành viên trên Reddit hỏi Sam Altman liệu DeepSeek có ảnh hưởng đến kế hoạch của OpenAI trong tương lai hay không, ông đã nhận xét: "Đây là một mô hình rất tốt". Ông cũng cho biết OpenAI sẽ phát triển những mô hình tốt hơn nhưng không thể duy trì vị thế dẫn đầu như trong những năm trước.
“Mỗi lần về quê ba mẹ cứ bắt ăn hết món này đến món khác, nhất là những ngày cuối ở nhà, bao nhiêu phần ngon cũng để dành cho mình. Chưa kể còn tận 2 thùng đồ ăn mẹ chuẩn bị để mình mang vào thành phố. Nào là bánh kẹo, bánh tét, thịt gà, heo… mẹ đều chọn những phần ngon nhất cho mình mang đi. Gói hạt nêm, mì chính mẹ cũng ráng nhét thêm vì sợ mình vào trong đó mua tốn tiền. Mỗi lần nhìn dáng vẻ mẹ đóng đồ ăn cho là mắt mình lại rưng rưng. Nhưng đó cũng chính là động lực để mình cố gắng hơn”, Tiền bày tỏ.
Cảm động lời chị 96 tuổi dặn em út 85 tuổi đang bệnh
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.