$666
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số trực tiếp miền trung thứ 7. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số trực tiếp miền trung thứ 7.Một quan chức Nhà Trắng ngày 21.2 cho biết Tổng thống Trump đã ký biên bản ghi nhớ chỉ thị Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hạn chế nguồn đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược như công nghệ, theo Reuters.Theo đó, các tổ chức và cá nhân nước ngoài đang nắm giữ 43 triệu mẫu đất nông nghiệp tại Mỹ, gần 2% toàn bộ diện tích đất của Mỹ. Trong đó, Trung Quốc sở hữu hơn 350.000 mẫu đất nông nghiệp tại 27 tiểu bang. Nhiều năm qua, các tổ chức bất động sản và giới lập pháp Mỹ bày tỏ lo ngại việc nhà đầu tư nước ngoài mua đất đang đẩy giá đất nông nghiệp lên cao, đe dọa an ninh quốc gia.Chỉ thị của ông Trump cáo buộc các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc đang khai thác nguồn vốn và "sự ngây thơ" của Mỹ để tài trợ và hiện đại hóa cho các chiến dịch quân sự, tình báo và an ninh của họ, đặt ra mối đe dọa trực tiếp cho an ninh Mỹ.Tổng thống Trump yêu cầu thiết lập các quy định mới để ngăn chặn các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc khai thác nguồn vốn, công nghệ và kiến thức của Mỹ, đảm bảo rằng chỉ những khoản đầu tư nào phục vụ lợi ích của Mỹ mới được cấp phép.Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng sẽ cân nhắc ban hành quy định mới hoặc mở rộng hạn chế đầu tư của Mỹ sang Trung Quốc liên quan các công nghệ nhạy cảm như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, lượng tử, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ...Nhiều năm qua, nguồn đầu tư Trung Quốc tại Mỹ đã giảm mạnh. Theo hãng nghiên cứu độc lập Rhodium Group, đầu tư hằng năm của Trung Quốc tại Mỹ đã giảm từ 46 tỉ USD vào năm 2016 xuống còn chưa đầy 5 tỉ USD trong năm 2022.Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 21.2, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ ban hành quy định mới để ngăn các công ty Mỹ thúc đẩy lợi ích quân sự của Trung Quốc và chặn các cá nhân liên kết với Bắc Kinh mua lại doanh nghiệp và tài sản quan trọng của Mỹ. Bên cạnh đó, Washington sẽ đẩy mạnh đánh giá môi trường đối với các khoản đầu tư hơn 1 tỉ USD tại Mỹ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số trực tiếp miền trung thứ 7. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số trực tiếp miền trung thứ 7.Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng… ️
Là tập đoàn có vốn hóa lớn thứ 4 toàn cầu (tính đến tháng 11.2024), Amazon tạo nên dấu ấn sâu sắc đối với Seattle - thành phố cảng biển ở vùng tây bắc Thái Bình Dương. Trụ sở của Amazon là một tổ hợp gồm hơn 30 tòa nhà hiện đại ở khu trung tâm thành phố, và nếu tính luôn một số cơ sở rải rác xung quanh Seattle thì có tổng cộng 40 tòa nhà khắp thành phố. Đây là nơi làm việc của hơn 75.000 nhân viên. Do sự tồn tại mạnh mẽ của tập đoàn tại khu vực, nhiều người địa phương ở Seattle giờ đây gọi nơi này là "Amazonia".Người hướng dẫn đoàn tham quan tên Cedric cho hay ông bắt đầu làm việc ở Amazon từ năm 1996. Theo ông, nếu bạn tình cờ đứng ở bất kỳ góc đường nào của khu South Lake Union hoặc Belltown tại Seattle, cơ hội rất lớn là bạn đang đứng trước một tòa nhà văn phòng của Amazon. Thế nhưng, đối với những người lần đầu đến Seatlle, điểm nhận dạng đặc trưng báo hiệu bạn đã đến được "lõi" của trụ sở tập đoàn Mỹ chính là The Spheres ở Amazon ground zero.The Spheres còn được giới truyền thông đặt biệt danh là "những quả cầu của Bezos" (Jeff Bezos - Chủ tịch Tập đoàn Amazon). Cấu trúc và sự tồn tại độc đáo giúp The Spheres được so sánh với biểu tượng của Seattle là tòa nhà Space Needle được xây vào năm 1962.Giống như tên gọi, The Spheres có bề ngoài là bộ ba quả cầu bằng kính, chiều cao dao động từ 24 - 29 m với thiết kế hiện đại và khác biệt. Phía xây dựng sử dụng hơn 2.600 tấm kính và 560 tấn thép để hoàn thành các quả cầu này. Quả cầu lớn nhất, nằm ở vị trí trung tâm có chiều cao tương đương 4 tòa nhà và được sắp xếp các không gian làm việc, quán cà phê chen lẫn giữa không gian tràn ngập thực vật.Ông Cedric cho hay The Spheres là kết quả của nỗ lực tư duy về đặc điểm của một nơi làm việc và sự thiếu vắng thường có ở những văn phòng đô thị: Đó là sự kết nối trực tiếp với tự nhiên. Trong số khoảng 50 cây lớn đang trồng bên trong The Spheres, cây lớn nhất là Ficus rubiginosa, biệt danh "Rubi". Với chiều cao 17 m, Rubi được đưa vào The Spheres bằng cần cẩu từ tháng 6.2017.The Spheres hiện là nhà của hơn 40.000 cây thuộc 1.000 chủng loại đến từ các khu rừng sương mù thuộc hơn 30 quốc gia. Một phần số cây được trồng bên trên bức tường cao đến 4 tầng lầu, diện tích 370 m2. Không ít cây ăn thịt có nguồn gốc châu Á hiện diện bên trong. Tháng 10.2018, một cây xác thối thuộc loài Amorphophallus titanum, được đặt tên "Morticia", bất ngờ nở hoa suốt 48 giờ.Bất chấp tỏa mùi khó ngửi, một số người nhận xét là mùi thối nhất thế giới, Morticia thu hút khoảng 5.000 lượt khách viếng thăm do Amazon phá lệ mở cửa The Spheres trong thời gian ngắn. Thông thường, cần có nhân viên của hãng dẫn vào, với mỗi lần chỉ giới hạn 6 người nhằm tránh phá hủy môi trường bên trong nhà kính.Bên cạnh The Spheres, người hướng dẫn Cedric cũng đưa đoàn đến những điểm tham quan chính xung quanh bộ ba quả cầu bằng kính, như tòa nhà văn phòng Day 1, Doppler và Meeting Center. Tháng 2.2020, Amazon khai trương cửa hàng tiện lợi đầu tiên của chuỗi Amazon Go. Cửa hàng đầu tiên ở tòa nhà Day 1, không nhận tiền mặt và phải tự thanh toán. Người mua chỉ có thể đi vào bằng cách quét thẻ tín dụng hoặc sử dụng tài khoản trên ứng dụng Amazon.Các cửa hàng Amazon sử dụng một số công nghệ vượt trội so với những chuỗi cửa hàng tiện dụng khác với máy tính thị giác, các thuật toán học sâu, tổng hợp cảm biến trong việc theo dõi mua hàng, kiểm tra, xác nhận và thanh toán. Khái niệm Amazon Go được xem là mô hình mang tính cách mạng để tăng cường sự trải nghiệm của khách hàng.Kể từ khi ông Bezos sáng lập văn phòng giao hàng bên trong một garage cũ ở TP.Bellevue (bang Washington) năm 1994, Amazon đã phát triển thành đại gia công nghệ của Mỹ và thành công thiết lập sự hiện diện trên toàn cầu, bao gồm các nước ASEAN và cả Việt Nam.Theo số liệu của Tổ chức Greater Seattle Partners, tháng 2.2022 Amazon đã đón đầu dịch vụ điện toán đám mây ở Việt Nam với quyết định đầu tư xây dựng trung tâm xử lý AWS ở Hà Nội. Trung tâm AWS ở Hà Nội là một trong ba trung tâm AWS đầu tiên của Tập đoàn Amazon ở Đông Nam Á, gồm Malaysia, Philippines và Việt Nam.Với vị trí đắc địa và hệ thống cảng biển, bang Washington là cái nôi của các huyền thoại công nghệ, từ Microsoft, Amazon, F5 Networks, Zillow đến Expedia. Các đại gia công nghệ chọn Washington đặt trụ sở bao gồm Facebook, Google, Twitter, Apple, Salesforce, BestBuy, Alibaba và eBay. Đó là chưa kể Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing. Tuy nhiên, đoàn nhà báo ASEAN chỉ có thể thăm Amazon.Trong cuộc họp với đoàn nhà báo ASEAN ở trụ sở Greater Seattle Partners (GSP -một tổ chức thương mại ở Seattle), Phó chủ tịch GSP Josh Davis bày tỏ sự lạc quan về làn sóng đầu tư cũng như kim ngạch thương mại song phương giữa bang Washington và ASEAN. Số liệu của GSP cho thấy năm 2023 tổng sản lượng xuất khẩu của bang Washington đến ASEAN là hơn 4,22 tỉ USD, còn chiều ngược lại là 12,27 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam đứng đầu khi xuất khẩu 6,6 tỉ USD đến Washington trong năm 2023, chủ yếu là các thiết bị máy móc điện tử, âm thanh, ti vi. ️
Đây là bước tiến quan trọng trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh theo chuẩn mực thực hành của Ủy ban Quốc tế về an toàn người bệnh (Tổ chức JCI).Chương trình PRIME được triển khai tại BV ĐHYD TP.HCM từ tháng 7.2024, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc. Đây là sự hợp tác giữa các chuyên gia từ Tổ chức JCI Mỹ và Công ty BD, nhằm chuẩn hóa thực hành tiêm truyền theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau 10 tháng triển khai, gần 1.000 điều dưỡng, dược sĩ và nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn đã được đào tạo, với gần 200 huấn luyện viên nòng cốt nhận chứng nhận PRIME Champions. BV ĐHYD TP.HCM là đơn vị hoàn thành chương trình trong thời gian ngắn nhất so với các bệnh viện khác tại Việt Nam.Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Bệnh viện trân trọng cảm ơn các cố vấn từ Tổ chức JCI và các chuyên gia của Công ty BD đã đồng hành trong chương trình PRIME. Thành quả đạt được là minh chứng cho tinh thần đoàn kết và nỗ lực không ngừng của tập thể bệnh viện trong việc duy trì, cải tiến và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn người bệnh. Chúng tôi cam kết tiếp tục đổi mới, hướng đến mô hình chăm sóc chuẩn mực, tiên tiến và khác biệt, tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và nâng cao mức độ an toàn cho người bệnh".Theo TS ĐD Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng phòng Điều dưỡng, BV ĐHYD TP.HCM là bệnh viện đại học đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á triển khai thành công chương trình PRIME JCI với quy mô 1.000 điều dưỡng tham gia. Đây cũng là bệnh viện tiên phong với quy mô triển khai lớn nhất toàn quốc, gần như đáp ứng tuyệt đối các yêu cầu của Tổ chức JCI. Thành công này chính là nhờ vào sự quyết tâm và ủng hộ của Ban Giám đốc Bệnh viện, sự đồng lòng của lãnh đạo các phòng/khoa/đơn vị và sự nỗ lực từ mỗi viên chức bệnh viện.TS Jeannell M. Mansur, Cố vấn cao cấp của Tổ chức JCI, Giám đốc chương trình PRIME JCI, gửi lời chúc mừng đến BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Ngay từ những ngày đầu triển khai, bệnh viện đã khẳng định quyết tâm và cam kết mạnh mẽ trong việc tuân thủ và hiện thực hóa các tiêu chuẩn JCI vào thực tiễn chăm sóc. Tôi tin tưởng rằng bệnh viện sẽ không chỉ duy trì mà còn liên tục cập nhật, cải tiến và phát triển chương trình, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường y tế an toàn, chất lượng và bền vững".TS Monnie Abraha, Cố vấn Tổ chức JCI, chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định kết quả hàng tháng về chương trình PRIME JCI tại BV ĐHYD TP.HCM, nhận định: "Bệnh viện không chỉ tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của chương trình mà còn chủ động đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn để liên tục cải tiến. Với đội ngũ nhân sự quy mô lớn và chuyên môn vững vàng, đây chính là nền tảng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của bệnh viện trong chương trình này".Việc thực hiện chương trình PRIME theo tiêu chuẩn của Tổ chức JCI là một chứng nhận quốc tế quan trọng, khẳng định chất lượng chăm sóc người bệnh an toàn và chuyên nghiệp tại BV ĐHYD TP.HCM. Chương trình PRIME được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn khởi đầu liệu pháp tiêm truyền, bao gồm lựa chọn thiết bị phù hợp, kỹ thuật tiếp cận mạch máu như xác định vị trí, chuẩn bị da, đặt catheter, cố định, khóa và duy trì đường truyền. Đồng thời, chương trình đảm bảo quy trình chuẩn bị thuốc đạt tiêu chuẩn, từ môi trường, kỹ thuật chuyên môn, tính toán liều lượng đến an toàn khi xử lý thuốc độc hại. Việc quản lý sử dụng thuốc được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu kiểm duyệt chỉ định bởi dược sĩ, tính toán tốc độ truyền đến trách nhiệm theo dõi sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, chương trình cũng tập trung kiểm soát các hệ quả không mong muốn như phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và sai sót trong sử dụng thuốc, nhằm nâng cao an toàn cho người bệnh.Chương trình được triển khai tại hơn 50 bệnh viện trên toàn cầu, PRIME đã trở thành một chuẩn mực y tế quốc tế, và BV ĐHYD TP.HCM tự hào khi đạt được chứng nhận danh giá này. Thành công này tiếp tục khẳng định cam kết của bệnh viện trong việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều trị và mang đến dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế, an toàn và hiệu quả. ️