Highlights VBA 2023: Thắng Ho Chi Minh City Wings, Nha Trang Dolphins vượt qua vòng bảng
Ngày 19.3, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho biết Hoa hậu Thanh Thủy đã đồng ý làm đại sứ du lịch của TP.Đà Nẵng.Trong năm 2025, Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy đồng hành quảng bá chương trình kích cầu và thu hút du khách với chủ đề "Tận hưởng Đà Nẵng 2025 - Đa trải nghiệm" (Enjoy Da Nang 2025 - Diverse Experience).Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy chia sẻ, là người con sinh ra, lớn lên tại TP.Đà Nẵng, cô luôn tự hào khi nhắc về thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh và con người chân thành, hiền hòa, mến khách."Việc được trở thành đại sứ du lịch Đà Nẵng không chỉ là niềm vinh dự lớn lao mà còn là cơ hội để Thanh Thủy góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Đà Nẵng thân yêu đến gần hơn với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Thanh Thủy mong muốn được góp sức mình vào hành trình đưa hình ảnh Đà Nẵng trở thành điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch thế giới", Thanh Thủy nói.Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ cùng ngành du lịch TP.Đà Nẵng quảng bá hình ảnh thành phố qua các chiến dịch truyền thông trong nước và quốc tế; kết nối với cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ để lan tỏa niềm tự hào về quê hương, khuyến khích mọi người cùng trải nghiệm và chia sẻ về du lịch Đà Nẵng.Hình ảnh Hoa hậu Thanh Thủy gắn với các lễ hội, sự kiện lớn của Đà Nẵng như lễ hội pháo hoa quốc tế, lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Thanh Thủy còn giới thiệu ẩm thực, con người và văn hóa truyền thống của Đà Nẵng thông qua các nền tảng mạng xã hội.Đặc biệt, những ngày qua, Hoa hậu Thanh Thủy đang ghi hình tại Q.Liên Chiểu nơi gia đình người đẹp này sinh sống nhằm quảng bá du lịch địa phương.Người đẹp quê Đà Nẵng cùng ê kíp chụp ảnh, quay phim đã cùng ghi lại những trải nghiệm tại các khu điểm du lịch, danh lam thắng cảnh như Nam Ô, đèo Hải Vân, sông Cu Đê, tìm hiểu nghề làm nước mắm, gỏi cá… để quảng bá món ngon, sản vật thành phố.Giáo viên nói gì về đề thi học sinh giỏi ngữ văn của TP.HCM?
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.
IFAB hoạt động như thế nào?
Những ngày này, bãi biển Mỹ Khê, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng đang bị sạt lở nghiêm trọng.Trước tình trạng này, chính quyền TP.Đà Nẵng đã huy động nhiều lực lượng phối hợp thực hiện "4 tại chỗ" để ứng phó sóng biển tiếp tục xâm thực sâu vào bờ.Cụ thể, trong ngày 2.1.2025, các lực lượng gồm Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được huy động toàn bộ để tham gia xử lý sạt lở bờ biển Mỹ Khê.Ghi nhận tại hiện trường sạt lở, hơn 200 người chia làm nhiều nhóm bỏ cát vào bao sau đó đóng thành từng rọ với kích thước 1,5 x 2m xếp chồng lên nhau thành một hàng dài để ngăn sóng biển đánh phá bờ biển.Trước tình hình sạt lở tại đây, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã kiểm tra hiện trường và yêu cầu các đơn vị có giải pháp ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Ông Lê Trung Chinh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý ổn định, lâu dài để bảo vệ bờ biển, nhất là tại bãi biển Mỹ Khê.Theo ông Phan Đình Đức, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng, hiện nay các khu vực bãi biển thuộc Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn vẫn đang bị sóng xâm thực, tiếp tục gây sạt lở. Trong các vị trí sạt lở thì nặng nhất là đoạn hơn 100 m bờ biển Mỹ Khê (P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà).Sau khi nhận lệnh của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT thành phố phối hợp Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch triển khai lực lượng tranh thủ thời gian làm để bảo vệ bờ biển.Các lực lượng vẫn đang ứng phó bằng lực lượng tại chỗ, cho bao tải cát vào trong các rọ thép để đảm bảo liên kết, thi công khoảng 3 lớp và sẽ đẩy nhanh nhất tiến độ có thể. Theo ông Đức, những ngày qua sóng biển rất cao đã gây khó khăn cho việc thi công, các lực lượng tranh thủ buổi sáng nước cạn để thi công gấp rút, vào buổi chiều nước lên không thi công được. Về lâu dài, địa phương có chủ trương làm kè bê tông. Sau khi phê duyệt hồ sơ thì Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng sẽ triển khai thi công.
Suốt cả mùng 4, Nguyễn Gia Hân (18 tuổi), ngụ ở P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức (TP.HCM) vẫn chưa thể mua vé xe từ Bạc Liêu về TP.HCM. Hân cho biết gia đình cô dự định đi hành hương, tham quan các địa điểm nổi tiếng và thưởng thức ẩm thực địa phương vào đêm mùng 4, sau đó trở về TP.HCM vào trưa mùng 5 để kịp đi làm, đi học. Tuy nhiên, dù đã "săn" được vé chiều đi, cô không khỏi bất ngờ khi nhân viên nhà xe thông báo đã hết vé chiều về vào mùng 5."Nhà mình đã gọi đến 5 nhà xe, nhưng tất cả đều thông báo hết vé cả ngày mùng 5 do lượng người từ các tỉnh miền tây đổ về TP.HCM quá đông. Sau đó, một nhà xe liên hệ lại. Họ cho biết vẫn còn chỗ vào lúc 23 giờ đêm mùng 5. Tuy nhiên, gia đình mình đành từ chối vì lo ngại không kịp giờ đi làm", Hân chia sẻ.Hỏi về cách xử lý với sấp vé chiều đi, Hân chia sẻ gia đình cô đã nghĩ đến phương án bỏ vé hoặc hoàn lại, chấp nhận mất 30% phí. Tuy nhiên, khi đến nhà xe trao đổi, cô may mắn được hỗ trợ dời lịch khởi hành sang một ngày khác mà không mất thêm phí. "Dù khá bất tiện khi phải thay đổi kế hoạch, nhưng đây vẫn là phương án tốt nhất so với việc mất vé hoặc tốn thêm tiền tìm phương tiện khác. Rút kinh nghiệm năm nay, chắc chắn lần sau mình sẽ đặt vé khứ hồi sớm để tránh rơi vào tình huống khó xử như vậy", Hân nói.Cũng rơi vào tình huống tương tự, Nguyễn Thanh Phong, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và gia đình từ Bình Dương đến Cà Mau du lịch từ mùng 2 tết. Đến chiều mùng 4, khi tìm vé về, họ tá hỏa khi tất cả nhà xe đều báo hết chỗ đến hết ngày mùng 5. Không muốn bị kẹt lại, cả nhà buộc phải tìm xe ghép hoặc bao nguyên xe.Phong cho biết dù giá vé cao gấp đôi so với đi xe thông thường nhưng vì cần về TP.HCM gấp để kịp công việc, gia đình Phong đành chấp nhận. "Lúc đó, mình cũng thử tìm xe khách nhưng nhà xe nào cũng báo hết vé. Cuối cùng, gia đình phải gom tiền để bao nguyên một xe 7 chỗ, tổng chi phí hơn 4 triệu đồng. Biết là mắc nhưng còn hơn bị kẹt lại", Phong nói.Phong cho biết nếu đặt vé sớm hơn, có thể gia đình sẽ không phải tốn thêm chi phí. "Lần sau mình sẽ rút kinh nghiệm, dù đi chơi gần hay xa cũng phải đặt vé khứ hồi ngay từ đầu, tránh cảnh bị động như thế này", Phong nói.Người viết đã liên hệ với các nhà xe như: Phương Trang, Hảo, Tuấn Hưng, Ngọc Ánh… để tìm hiểu tình trạng vé, nhưng tất cả đều xác nhận rằng vé từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM trong những ngày cao điểm sau tết đã hết sạch từ sớm. Từ mùng 3, 4 tết, các tổng đài của nhiều phòng vé rơi vào tình trạng quá tải, liên tục báo bận do lượng khách liên hệ quá đông. Nhiều người cố gắng gọi đặt vé nhưng chỉ nhận lại âm thanh "ò e í". Không chỉ vậy, hệ thống đặt vé trực tuyến của một số nhà xe cũng bị tê liệt khiến hành khách không thể truy cập đặt chỗ.Nhân viên nhà xe Phương Trang (chi nhánh xa lộ Hà Nội) cho biết lượng khách năm nay tăng mạnh, đặc biệt vào ngày mùng 5, khiến vé kín lịch từ rất sớm. "Hầu hết hành khách đã đặt vé trước để đảm bảo có chỗ về TP.HCM sau kỳ nghỉ tết, rất khó để tìm được vé trống vào phút chót", nhân viên này nói.Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhà xe Hảo. Đại diện nhà xe chia sẻ: "Vé mùng 5 tết đã hết sạch. Nhiều khách đến tận bến hỏi vé nhưng chúng tôi thực sự không còn chỗ trống".Trước tình thế này, nhiều hành khách buộc phải tìm phương án thay thế như đi xe ghép, thuê xe bao với giá cao hoặc chấp nhận lùi lịch trình để có vé về TP.HCM.
Nam bộ khi nào có mưa?
Giá vàng vừa trải qua một tuần đầy kịch tính khi lập đỉnh vào đầu tuần và liên tiếp giảm mạnh những ngày cuối tuần. Hôm nay 3.3, giá vàng thế giới tăng 14 USD/ounce, lên 2.872 USD/ounce, song vẫn cách khá xa mức đỉnh 2.956 USD/ounce lập ngày 24.2.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, tuần qua giá vàng giảm mạnh sau khi đạt đỉnh 2.956 USD/ounce, chủ yếu do giới đầu tư quốc tế chốt lời. Trước đó khoảng 6 - 7 tuần, giá vàng liên tục tăng mạnh, xuất phát từ bối cảnh các quyết định của Tổng thống mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế vào hàng hóa của nhiều quốc gia, điển hình như Trung Quốc, Mexico, Canada."Nhà đầu tư sợ rủi ro nên tăng tốc mua vào. Khi giá vàng đạt đỉnh, các tin tức cũng cơ bản được tiêu thụ xong, giới đầu tư quốc tế chốt lời dẫn tới giá vàng giảm mạnh. Trong tháng 3, giới đầu tư đang trông ngóng các yếu tố khác như động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về cắt giảm lãi suất.Khả năng cao trước mắt giá vàng thế giới vẫn chịu áp lực suy giảm. Dự báo trong tháng 3, giá vàng có khả năng điều chỉnh giảm xuống dưới 2.800 USD/ounce, trước khi bật tăng trở lại", ông Phương nói.Vị chuyên gia chia sẻ, thời gian tới vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ cho vàng như tương lai chiến tranh Nga - Ukraine chưa rõ ràng; câu chuyện thuế quan mà Mỹ áp cho hàng hóa các nước vẫn phức tạp; động thái gom mua vàng của các ngân hàng T.Ư..."Chính sách điều hành của ông Trump sẽ tiếp tục tạo nhiều căng thẳng trên thị trường tài chính. Bởi vậy sau nhịp giảm, giá vàng sẽ có lúc tăng, lúc giảm nhưng đà chung là tăng. Giá vàng có thể tăng cao nhất lên khoảng 3.100 USD/ounce trong năm nay, xuất hiện khoảng cuối quý 2, chậm nhất là trong quý 3", ông Phương dự báo.Theo chuyên gia vàng Dương Anh Vũ, thời gian qua, thông tin về thuế quan của Mỹ đã phản ánh vào vàng rõ nét. Sắp tới, thị trường sẽ có phản ứng "lờn" hơn đối với những thông tin liên quan đến thuế. Thông tin cần theo dõi hiện nay là lãi suất của các ngân hàng T.Ư như thế nào. Lạm phát ở Mỹ tăng lên thì khả năng Fed chưa vội giảm lãi suất, điều này gây bất lợi cho vàng. Nhìn nhận hiện vàng đang trong vùng nhạy cảm, giá vàng trong nước chỉ mới giảm nhẹ, ông Vũ khuyến nghị ngưng mua vào.Khẳng định giá vàng trong nước chắc chắn sẽ biến động theo giá vàng thế giới, song ông Phương lưu ý, giá vàng thế giới biến động rất nhanh, trong khi giá vàng trong nước luôn có độ trễ khoảng 2 tuần so với giá vàng thế giới.Ví dụ, thời gian qua, giá vàng thế giới có lúc liên tục tăng, tổng đợt tăng khoảng 200 USD/ounce, nhưng giá vàng trong nước tăng rất chậm. Thậm chí, có thời điểm giá vàng trong nước giảm dù giá vàng thế giới đang tăng, vì lực bán trong nước nhiều. Cá biệt, có lúc giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lượng.Tuần qua, giá vàng thế giới giảm sâu, nhưng giá vàng trong nước suy giảm khá nhẹ. Lẽ ra phải giảm 2 triệu đồng/lượng mới là cùng nhịp, thực tế lại chỉ giảm khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lượng. Dự báo, khoảng 2 tuần tới giá vàng trong nước sẽ bắt nhịp giảm giá rõ ràng hơn.Từ những phân tích trên, ông Phương đưa ra lời khuyên: "Nhà đầu tư trong nước nên kiên nhẫn chờ thêm để mua được vàng với vùng giá tốt, tỷ suất sinh lời cao hơn. Đầu tư cũng nên chia tỷ lệ khoảng 60% vào vàng, còn lại đầu tư các kênh khác như gửi tiết kiệm hay chứng khoán... Cả năm nay, vàng vẫn là kênh đầu tư tiềm năng nhưng chắc chắn không thể bằng năm trước".Theo Thông báo 65/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, tại cuộc họp của ban chỉ đạo về công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá năm 2025, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp quản lý vàng hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, công khai, minh bạch.Cùng đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng.