$577
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số miền nam ngày 9 tháng 6. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số miền nam ngày 9 tháng 6.Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 65/TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, tại cuộc họp của ban chỉ đạo về công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá năm 2025.Để chủ động ứng phó với các thách thức trong công tác điều hành giá của năm 2025, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.Trong năm 2025, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động trong việc tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong phối hợp chính sách.Bộ Tài chính khẩn trương dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về thực hiện nghiêm quy định của luật Giá, công khai, niêm yết giá nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cung cấp thông tin minh bạch, khách quan cho người mua, ngăn chặn các trường hợp thao túng giá, nâng khống giá.Với thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp quản lý vàng hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, công khai, minh bạch. Cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng.Theo quan sát của Thanh Niên, trong năm 2024, đặc biệt từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước liên tục "nhảy múa", biến động mạnh theo giá vàng thế giới. Trên thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện những hiện tượng bất thường như giá vàng trong nước quy đổi có thời điểm ngang bằng, thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới.Giá vàng nhẫn nhiều thời điểm cao hơn giá vàng miếng SJC; chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra giãn cách tới khoảng 3,5 triệu đồng/lượng, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, thay vì khoảng cách thông thường khoảng 2 triệu đồng/lượng.Từ đầu năm tới nay, giá vàng liên tục trồi sụt, chủ yếu theo đà tăng. Sau giai đoạn giá vọt lên tới đỉnh hơn 92 triệu đồng/lượng, vài ngày gần đây giá vàng "hạ nhiệt" nhưng vẫn ở mức 90 - 91 triệu đồng/lượng.Trưa 1.3, vàng miếng SJC được niêm yết giá mua vào và bán ra là 88,7 triệu đồng/lượng và 90,5 triệu đồng/lượng; vàng miếng vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu có giá mua vào và bán ra lần lượt 90,1 triệu đồng/lượng và 91,3 triệu đồng/lượng…Trước những biến động mạnh mẽ của giá vàng, nguồn cung vàng miếng thiếu hụt, các kênh mua bán vàng "chợ đen" hoạt động sôi động. Mới đây đã có trường hợp người mua vàng tại "chợ đen" mua phải vàng giả với mức giá thấp hơn giá niêm yết của các doanh nghiệp uy tín.Liên quan tới quản lý thị trường vàng, đặc biệt là giá vàng, trả lời kiến nghị của cử tri một số địa phương mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, giá vàng thế giới liên tục biến động, chủ yếu theo xu hướng tăng.Điều này xuất phát từ căng thẳng địa chính trị, thương mại, xung đột vũ trang tại nhiều quốc gia trên thế giới leo thang khiến nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất ở một số nước và dự trữ vàng của nhiều ngân hàng T.Ư tăng mạnh… Như vậy, giá vàng diễn biến tăng cả trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.Theo luật Giá năm 2012 và luật Giá sửa đổi năm 2023, vàng không phải mặt hàng thiết yếu, không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Giá mua bán vàng do các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng chủ động niêm yết."Thực tiễn trên thế giới, các ngân hàng T.Ư cũng không quản lý giá vàng mà giá vàng do cung - cầu thị trường quyết định. Do đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện can thiệp, nhằm hướng tới sự ổn định của thị trường vàng, không can thiệp vào giá vàng trong nước", Ngân hàng Nhà nước khẳng định.Giá vàng thế giới hôm nay tăng nhẹ lên 2.858 USD/ounce, tăng 3 USD/ounce so với cuối ngày hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 88,6 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số miền nam ngày 9 tháng 6. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số miền nam ngày 9 tháng 6.Ngày 21.3, tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A), cho biết đơn vị đang tiếp tục thực hiện tịch thu số tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng gần 10 tỉ đồng của các nhà thầu trong liên danh thi công gói thầu số 4 dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột.Đây là hoạt động nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc khắc phục vi phạm, khuyết điểm theo một thông báo của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư.Theo Ban A, đến nay cơ quan này đã thu hồi hơn 3,3 tỉ đồng của các đơn vị (đạt 33,5%), còn lại gần 6,6 tỉ đồng chưa thu hồi, gồm: Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Sài Gòn (hơn 4,7 tỉ đồng), Công ty TNHH MTV xây dựng 470 (gần 1,6 tỉ đồng), Công ty TNHH Phương Đông (294 triệu đồng).Ban A cũng cho biết trong năm 2024 đã có các văn bản gửi các ngân hàng (thực hiện bảo lãnh) đề nghị hoàn trả số tiền còn lại trên nhưng các ngân hàng vẫn chưa thực hiện.Mới đây, Ban A có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét, chỉ đạo các đơn vị thực hiện thu hồi nộp ngân sách nhà nước theo quy định, sớm khắc phục theo thông báo của UBKT T.Ư trước ngày 31.3.Theo đó, đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Đắk Lắk đôn đốc, giám sát đối với các ngân hàng đã thực hiện bảo lãnh cho các đơn vị thi công theo đúng cam kết của các ngân hàng trước chủ đầu tư.Đồng thời, giao Ban A chủ động làm việc với các ngân hàng bảo lãnh hợp đồng và có văn bản yêu cầu đối với các ngân hàng thực hiện việc hoàn trả nộp ngân sách nhà nước số tiền gần 6,6 tỉ đồng của 3 nhà thầu trên.Trước đó, tại kỳ họp thứ 49 (tháng 10.2024), UBKT T.Ư đánh giá Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015 - 2020 (giai đoạn 2019 - 2020), Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột; trong thực hiện một số dự án điện năng lượng mặt trời, điện gió.UBKT T.Ư nhận định một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh Đắk Lắk vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.Cũng tại kỳ họp này, UBKT T.Ư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Hạ (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Ban A) và ông Bùi Văn Từ (Trưởng ban quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk); cảnh cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2016 - 2021; Đảng ủy Ban A các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025; khiển trách đối với Chủ tịch, một phó chủ tịch UBND tỉnh và nguyên giám đốc 2 sở Xây dựng và TN-MT tỉnh Đắk Lắk. ️
Giải vô địch bóng rổ Hà Nội 2023 diễn ra từ ngày 16 - 31.12 với sự góp mặt của 10 đội nam và 5 đội nữ. Lần đầu tham dự giải này, Thang Long Warriors nằm ở bảng B với 4 CLB là Ba Đình, The Zoo, Phòng không Không quân và Dwarf. Các đội sẽ thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm và chỉ có 2 đội đầu bảng giành quyền đi tiếp vào bán kết. ️
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu. ️