Tài xế nữ bị ô tô khác tạt đầu, ‘chèn đường’: Dân mạng bức xúc
Đoàn công tác do anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc tết Đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) và Đại đội 71, Trung đoàn 280, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân. Phát biểu tại cuộc gặp mặt, anh Bùi Quang Huy khẳng định đóng góp của những đơn vị trực chiến là những hy sinh thầm lặng mang vinh dự lớn. "Chúng ta đang có sự hy sinh rất cụ thể cho đất nước, cho sự bình yên của Tổ quốc, canh giữ bình yên cho nhân dân đón một cái tết đầm ấm, an vui. Đoàn viên, thanh niên và người dân cả nước luôn trân trọng và ghi nhận những đóng góp đó", anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh. Nhân dịp này, anh Bùi Quang Huy đã trao các phần quà và lì xì may mắn cho các cán bộ, chiến sĩ Đoàn Cảnh sát Đặc nhiệm số 1 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động) và Đại đội 71, Trung đoàn 280, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không không quân.Cùng ngày, anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác T.Ư Đoàn thăm hỏi, chúc tết cán bộ, y bác sĩ và các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện K.Tại buổi gặp mặt cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện K, anh Nguyễn Tường Lâm đã bày tỏ sự thấu hiểu trước sự hy sinh, gác lại niềm riêng của các y bác sĩ để thực hiện nhiệm vụ cao cả.Nhân dịp năm mới, anh Lâm gửi tới toàn thể cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế cùng gia đình lời chúc một năm mới ấm áp, yên bình, nhiều sức khỏe và hạnh phúc.Đặc biệt, anh Lâm cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo bệnh viện đã luôn đặt niềm tin vào thế hệ y bác sĩ trẻ. Đội ngũ này đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động khám chữa bệnh cộng đồng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của bệnh viện.Đoàn công tác do anh Nguyễn Tường Lâm làm trưởng đoàn cũng đã tới thăm, động viên các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Q.Long Biên, TP.Hà Nội. Anh Lâm đã bày tỏ sự biết ơn đối với những người đã không quản ngại vất vả, làm việc với cường độ gấp 4, 5 lần trong ngày tết. Đồng thời anh Lâm đã trao tặng quà tết và chúc các đoàn viên, thanh niên, cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Q.Long Biên có một cái tết ấm áp, bình an và may mắn.Sáng 28.1 (tức 29 tết), chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Đồng đội T.Ư đã đến khu nhà trọ Trần Hữu Thảo (khu phố 5, P.Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) thăm hỏi, tặng quà những công nhân không có điều kiện về quê đón tết. Ông Trần Hữu Thảo (chủ nhà trọ), cho biết khu nhà trọ còn 25 người là công nhân xa quê không có điều kiện về quê nên ở lại đón tết. Chị Nguyễn Phạm Duy Trang đã ân cần thăm hỏi, động viên, chúc tết từng thành viên trong các phòng trọ đồng thời tặng quà của T.Ư Đoàn, lì xì tết cho 25 người. Chị Dương Thị Bé (quê An Giang), cho biết chị cùng gia đình làm công nhân, sinh sống ở Bình Dương nhiều năm nay, do hoàn cảnh khó khăn và tình hình giao thông đi lại trong dịp tết không được thuận lợi nên chị Bé đã chọn ở lại. Sáng cùng ngày (28.1), chị Nguyễn Phạm Duy Trang cũng đến Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương và Công an P.Phú Thọ (TP.Thủ Dầu Một) chúc tết, tặng quà động viên các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trực tết tại đơn vị.Sáng 28.1 (29 tết), đoàn công tác của T.Ư Đoàn do anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội sinh viên Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà tết các đoàn viên, thanh niên làm nhiệm vụ trực Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đoàn công tác đã đến thăm, chúc tết các cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP.HCM (PC04). Tại đây, anh Nguyễn Minh Triết đánh giá cao những kết quả, chiến công của đơn vị đạt được trong đấu tranh, phòng chống ma túy. Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết đặt kỳ vọng trong thời gian sắp tới, Phòng PC04 sẽ phát huy hơn nữa tinh thần của người chiến sĩ Công an Nhân dân, đẩy mạnh những thành tích đạt được về đấu tranh phòng chống ma túy. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Nguyễn Minh Triết gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe đến các y bác sĩ, bệnh nhân và thân nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy trong dịp năm mới sắp đến. Anh Triết đánh giá cao về tầm quan trọng, những thành tựu đạt được và những đóng góp của Bệnh viện Chợ Rẫy, vượt qua khó khăn của đội ngũ y bác sĩ trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, Bệnh viện Chợ Rẫy còn làm tốt mọi công tác sau khám chữa bệnh như công tác xã hội, công tác Đoàn… Báo cáo với đoàn công tác, TS.BS CKII Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh viện luôn sẵn sàng với các phương án đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ngay trong những ngày tết; chủ động nguồn máu dự trữ với khoảng 8.000 đơn vị máu… Hoạt động thăm hỏi, chúc tết của Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã góp phần tỏa tinh thần tương thân, tương ái, vận động sự chung tay của xã hội, góp phần chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, hội viên và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tri ân những cán bộ, người lao động tham gia trực dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.'Vua sư tử' phần 2 tung trailer
Ngày 19.3, Âm dương lộ chính thức nhập cuộc đường đua phim điện ảnh năm 2025 với sự góp mặt của dàn diễn viên thực lực như nghệ sĩ Minh Hoàng, Hạnh Thúy, Ngân Quỳnh, Bạch Công Khanh, Tuấn Dũng, Lan Thy… Phim do Hoàng Tuấn Cường (phim Nhà Không Bán và Vong Nhi) làm đạo diễn, dự kiến khởi chiếu vào ngày 28.3.Theo đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, quá trình phát triển kịch bản cho dự án đưa nghề lái xe cứu thương lên màn ảnh rộng là đề tài khó và nhạy cảm. Tuy nhiên, quan điểm của anh là luôn muốn đưa vào bộ phim những câu chuyện thật nhất có thể. Anh nói: "Tôi chọn đề tài xe cứu thương vì nó mang nhiều yếu tố tâm linh. Câu chuyện trong phim đều được chắt lọc từ nghề lái xe cứu thương mà ê-kíp có nghiên cứu, tham khảo từ chính những người đang làm nghề này ngoài đời. Đặc biệt, bộ phim mang hơi hướng tâm linh nhiều hơn nên trong khả năng của mình tôi muốn nó phải được truyền tải thật nhất có thể".
Xe điện - căng thẳng thương mại mới Mỹ - Trung
Ngày 19.3, trên các nhóm mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 16 giây ghi lại hình ảnh một người được cho là tu sĩ tử vong trong tình trạng lõa thể tại ngôi chùa ở Vĩnh Long, kèm theo nhiều thông tin trái chiều.Các bình luận cho rằng tu sĩ bị sát hại, do hiện trường xáo trộn, có nhiều cờ lê, mỏ lếch...; thi thể nằm trong thùng gỗ và đã tử vong nhiều ngày...Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Phan Ngọc Tính, Phó giám đốc Công an tỉnh, người phát ngôn của Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thì vị tu sĩ này tử vong do bệnh lý vỡ mạch máu não; không ghi nhận thương tích hay tổn thương từ bên ngoài.Theo đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 17.3, các sư trong chùa Giác Thiên (P.4, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ thất (phòng) của một tu sĩ. Cửa phòng khóa, khi các sư mở được cửa thì thấy tu sĩ này tử vong trong tình trạng lõa thể nên giữ nguyên hiện trường, báo lực lượng công an.Theo biên bản khám nghiệm tử thi, tu sĩ tử vong trong giai đoạn phân hủy mạnh; mô não không thuần nhất, nhiều vị trí có màu đỏ sẫm. Các bộ phận không phát hiện tổn thương... Kết luận tử vong do bệnh lý xuất huyết não.Tu sĩ tên là H.A.T (pháp danh Thích Pháp N., 62 tuổi, quê TP.Phan Thiết, Bình Thuận), vào tu tại chùa nói trên từ năm 2000. Thượng tọa Thích Lệ Lạc, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, cho biết cơ quan công an xác định tu sĩ này tử vong do đột quỵ nên đã bàn giao cho nhà chùa an táng theo phong tục địa phương.Qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân không chia sẻ, bình luận các vụ việc chưa được cơ quan chức năng kết luận, tránh làm xôn xao dư luận và có thể vi phạm pháp luật.
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Ông bà thay lễ mừng thọ bằng đám cưới vàng 50 năm, không nhận phong bì
Với da nhạy cảm, sản phẩm tốt nhất là các loại sữa rửa mặt không chứa hương liệu. Nếu da dễ bị tình trạng lông mọc ngược hoặc lỗ chân lông bị tắc thì hãy dùng thêm sản phẩm tẩy tế bào chết.