Tự động hóa kinh doanh đóng góp gì vào nền kinh tế số?
Tại lễ công bố, lãnh đạo VTV8 cho biết các trận đấu của giải sẽ được phát sóng trên kênh VTV8, và các hạ tầng số của VTV, của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam.Chuyển nhượng mùa hè: Tottenham hoàn tất mua Richarlison, Barcelona khó kéo Raphinha khỏi Chelsea
Vào tháng 8.2024, UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) triển khai Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế - giáo dục chất lượng cao tại khu vực Nam Cầu Trắng, P.Hồng Hà và P.Hà Tu, TP.Hạ Long, với tổng mức đầu tư khoảng 892 tỉ đồng. Đây là một phần của dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cơ sở 2, có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỉ đồng.Tuy nhiên, suốt 1 năm qua dự án vẫn "án binh bất động" do các nhà thầu chưa có mặt bằng để thi công.Theo UBND TP.Hạ Long, dự án có tổng diện tích xây dựng khoảng 30,25 ha, bao gồm các hạng mục: san nền, xây dựng các tuyến đường giao thông chính và tuyến đường gom; xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng… Thời gian thi công dự án là khoảng 180 ngày, dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình trong quý I năm 2025.Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, hiện tại trong khu vực dự án vẫn ngổn ngang nhiều trang thiết bị cũ của Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng trước đây. Các thiết bị này nằm phơi nắng mưa nhiều năm đã gỉ sét, xung quanh mặt bằng hình thành nhiều "ao tù" gây mất vệ sinh môi trường.Theo UBND TP.Hạ Long, hiện còn vướng mắc trong việc xác định giá trị tài sản để bồi thường và phương án xử lý đối với phần tài sản còn lại tại nhà máy tuyển than. Qua kiểm kê các tài sản trong ranh giới thực hiện dự án, có nhiều hạng mục tài sản đặc thù không có trong bộ đơn giá do UBND tỉnh Quảng Ninh quy định; đồng thời khó khăn trong thuê đơn vị tư vấn xác định giá tài sản còn lại của nhà máy đã khiến công tác giải phóng mặt bằng chưa thể thực hiện.Cạnh đó, dự án nằm trong vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, việc đánh giá tác động môi trường phải được Bộ VH-TT-DL chấp thuận theo luật Di sản nên mất nhiều thời gian.UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị quản lý sở hữu tài sản lập hồ sơ gửi về UBND tỉnh trong quý I/2025 để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
TikToker 'triệu view' Bino hướng dẫn 'Chém tiếng Anh không cần động não'
Theo dõi kết quả trận đấu: https://s.net.vn/k1Um
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.
Xe tải chạy 'cướp làn' còn thái độ ngang ngược: Đề nghị xử phạt nặng!
Chiều nay 25.2, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn gửi Sở Y tế tỉnh Cà Mau về xử lý sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, theo chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế.Trước đó, ngày 24.2, một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải bài viết Bé trai 1 ngày tuổi bị sốc phản vệ rồi tử vong sau khi tiêm thuốc dự phòng giang mai tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau. Với sự cố nêu trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhận định, đây là tai biến y khoa. Vì vậy, đề nghị bệnh viện thực hiện các quy định chuyên môn của luật Khám bệnh, chữa bệnh để kết luận, xác định người hành nghề có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật, làm cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có).Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế Cà Mau, Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau liên hệ, tổ chức gặp gỡ động viên, chia sẻ đối với gia đình người bệnh; phối hợp với cơ quan bảo hiểm và các đơn vị liên quan có phương án giải quyết hợp tình, hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh cũng như người hành nghề và bệnh viện. Đồng thời, khẩn trương thành lập hội đồng chuyên môn rà soát tất cả các quy trình kỹ thuật chuyên môn, quy trình chăm sóc đã thực hiện trên người bệnh từ lúc nhập viện đến khi xảy ra tai biến gây tử vong, đặc biệt trong chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị giang mai bẩm sinh theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai đã được Bộ Y tế ban hành. Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị sở y tế, bệnh viện rút kinh nghiệm sâu sắc, rà soát, củng cố, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về hoạt động cải tiến chất lượng, an toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa. Sở Y tế Cà Mau cần khẩn trương triển khai các nội dung trên và cập nhật báo cáo đầy đủ và kết luận của hội đồng chuyên môn về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 28.2.