Năm 2022: Hãng xe nào phải triệu hồi ô tô nhiều nhất tại Việt Nam?
Sống không ngừng vươn lên và biết ơn từng hành trình là năng lượng mà Gia Khánh luôn chia sẻ với mọi người. Là chiến binh kiên cường với căn bệnh xương thủy tinh - căn bệnh khiến từng bước đi, từng cử động đều tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng không thể làm gãy đi ý chí vững vàng. Trên chiếc xe chở giấc mơ cuộc đời mình, Gia Khánh đến với chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức nhằm tìm kiếm thông tin về các ngành học phù hợp.Không chỉ có Gia Khánh, trong chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 còn có sự xuất hiện đặc biệt của Huỳnh Phước Bảo Ngân, lớp 12/14 Trường THPT Trần Phú (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Đồng hành cùng Ngân không chỉ có gia đình, bạn bè mà còn có thầy cô luôn kề vai sát cánh trên chặng đường phát triển của mình.Bánh chả - tên nghe là lạ mà ăn là mê
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
NATO vươn ra ngoài châu lục
Ông của tôi kể lại, ngày 1.5.1975, khi những người lính quân quản đặt chân vào trụ sở Công ty Điện lực Việt Nam tại Sài Gòn, họ không chỉ tiếp quản một hệ thống điện mà còn tiếp nhận cả một sứ mệnh: phải giữ cho dòng điện không ngừng chảy trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Hệ thống điện miền Nam khi ấy chỉ là những nhà máy nhỏ lẻ, với lưới điện manh mún, phục vụ chưa đầy 10% dân số. Do chiến tranh, máy móc hư hỏng nặng nề. Từ ngổn ngang trong "tro tàn chiến tranh" ấy, những người tiên phong của ngành điện lực miền Nam đã bắt đầu gieo mầm ánh sáng. Họ sửa chữa từng máy phát, nối từng đường dây, để duy trì ánh điện không chỉ là nguồn sáng mà còn là niềm tin cho người dân vào một tương lai tươi sáng.Nếu phải chọn một biểu tượng cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam, tôi sẽ chọn đường dây 500kV Bắc - Nam, hoàn thành vào ngày 27.5.1994. Đó không chỉ là công trình kỹ thuật, mà còn là "mạch máu" kết nối 3 miền đất nước, đưa dòng điện từ Thủy điện Hòa Bình về tận đồng lúa, đến nhà máy, vào từng mái nhà trong miền Nam ruột thịt. Rất nhiều câu chuyện đỗi tự hào được các thế hệ cha anh kể lại. Đó là những ngày đêm băng rừng, vượt núi để dựng cột, kéo điện, làm nên kỳ tích đường dây 500kV. Để rồi từ đó, miền Nam không còn là vùng đất "đói" điện, sớm trở thành trung tâm kinh tế sôi động nhất nước. Nhờ có điện, nền kinh tế xã hội, cuộc sống người dân được mở ra vô vàn cơ hội.Từ đường dây 500kV Bắc - Nam này, không chỉ dừng lại tại các thành phố lớn, ngành điện miền Nam đã vững chãi vươn xa, đưa điện thắp sáng đến những vùng đất hẻo lánh nhất. Tôi từng chứng kiến niềm vui của bà con ở một xã vùng sâu tỉnh Đồng Tháp khi lần đầu tiên ánh điện về làng. Đêm ấy, cả xóm không ai ngủ, trẻ em reo hò dưới ánh đèn đường, người lớn rưng rưng kể về những ngày phải thắp đèn dầu, học chữ dưới ánh trăng. Đến nay, với gần 100% xã và hơn 99% hộ dân có điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã biến giấc mơ "điện về nông thôn" thành hiện thực, mang lại sự phồn thịnh và ấm no cho mọi nhà.Ngày nay, điện lực miền Nam không chỉ là đơn vị cung cấp điện mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng năng lượng. Những cánh đồng điện mặt trời ở Ninh Thuận, những turbine gió ở Bạc Liêu là minh chứng cho tầm nhìn bền vững của EVNSPC. Tôi từng tham quan nhà máy điện Phú Mỹ - cụm nhà máy lớn nhất miền Nam - và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại, hiệu quả của hệ thống. Công nghệ thông minh, lưới điện tự động hóa đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai nơi ánh điện không chỉ đủ mà còn xanh, sạch và thân thiện với môi trường.50 năm là một chặng đường dài, nhưng với tôi, đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi xin gửi lời tri ân đến những thế hệ cha anh đã hy sinh thầm lặng, từ những người thợ sửa điện dưới bom đạn đến các kỹ sư ngày đêm bám trụ công trường. Chính họ đã đặt nền móng để ngành điện lực miền Nam trở thành niềm tự hào của cả nước. Là một người trẻ, đứng trong đội ngũ những người làm điện, tôi mơ về một ngày ánh điện Việt Nam không chỉ rực sáng trong nước mà còn vươn ra thế giới, xuất khẩu điện tăng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường và sức sáng tạo bền bỉ.Tiếp nối hành trình 50 năm của ngành điện miền Nam, học hỏi và kế thừa từ tinh thần yêu nghề, sáng tạo của cha anh trong ngành đi trước, trong cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, thế hệ trẻ trong ngành điện miền Nam chúng tôi nói riêng và ngành điện cả nước nói chung, sẽ phát huy những thành tựu to lớn ấy, cùng nhau xây dựng và phát triển rực rỡ ngành điện miền Nam ngày càng hiện đại, ổn định vì màu cờ, sắc áo của ngành - Điện lực miền Nam.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn.
Suốt một thế kỷ gắn bó với triết lý "vì con người", Panasonic không chỉ khẳng định uy tín qua những sản phẩm chất lượng cùng công nghệ vượt trội mà còn ghi dấu trong hành trình nỗ lực vì cộng đồng, đặc biệt là ở lĩnh vực giáo dục. Sự kiện bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM ngày 14.1.2025 là dẫn chứng cho cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường chinh phục tri thức và công nghệ tiên tiến.Trong khuôn khổ buổi lễ, các bạn sinh viên trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM đã có dịp tham quan phòng thí nghiệm, tận mắt chứng kiến quy trình vận hành của các thiết bị hiện đại và trải nghiệm công nghệ HVAC tiên tiến trong thực tiễn.Đặc biệt, buổi đào tạo chuyên sâu cùng chuyên gia Panasonic vào buổi chiều cùng ngày đã giúp sinh viên có thêm kiến thức hữu ích, đồng thời mở ra cơ hội thực tập tại Tập đoàn thông qua chương trình Fresher Program. Đây chính là bước đệm vững chắc giúp thế hệ trẻ Việt Nam vươn xa trong ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh.Bạn Ngô Thiên Phúc - Sinh viên năm 2, Bộ môn Công nghệ Nhiệt lạnh trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM hào hứng chia sẻ: "Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng em tiếp xúc gần hơn hệ thống thực và có thêm những kinh nghiệm thực tế để có kiến thức toàn diện trong ngành HVAC. Qua đó chúng em được tiếp thêm động lực để trở thành một kỹ sư giỏi trong tương lai.""Panasonic hiểu rằng để thúc đẩy đổi mới và tạo nên những bước đột phá trong tương lai, việc đào tạo thế hệ trẻ là yếu tố tiên quyết. Dự án phòng thí nghiệm HVAC tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM chính là một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược này, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ tiên tiến và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai", ông Nguyễn Lý Tưởng - Trưởng phòng cấp cao, phòng kinh doanh dự án Điều hòa không khí, Panasonic Air-Conditioning Việt Nam khẳng định.Không chỉ dừng lại ở một hoạt động đơn lẻ, Panasonic trước đó đã triển khai nhiều chương trình tài trợ ý nghĩa cho các trường đại học trên cả nước. Tiêu biểu như Sự kiện bàn giao Trung tâm Giải pháp HVAC cho Trường Bách Khoa - Đại học Cần Thơ; Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE), tạo môi trường học tập, nghiên cứu hiện đại cho sinh viên qua trải nghiệm trực quan các giải pháp HVAC chuyên nghiệp gồm giải pháp điều hòa không khí, hệ thống thông gió, lọc không khí và hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện.Panasonic là thương hiệu Nhật Bản có lịch sử nghiên cứu và phát triển trong ngành HVAC hơn 100 năm trên toàn cầu. Từ năm 1913, thương hiệu liên tục cho ra đời những sản phẩm và cải tiến công nghệ mới, đóng góp bền vững vào sự phát triển của ngành HVAC thế giới.Những dấu ấn chuyên gia của Panasonic còn được thể hiện rõ nét khi Tập đoàn phát triển thành công bộ phát nanoe™X lọc khí đầu tiên vào năm 2003. Đến nay, nanoe™X đã phát triển đến thế hệ thứ 3 với khả năng tạo ra 48 nghìn tỷ gốc OH mỗi giây (gấp 100 lần so với nanoe truyền thống), trở thành một trong những công nghệ lọc khí tiên tiến nhất hiện nay.Bên cạnh đó, Panasonic còn cung cấp hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện, các giải pháp HVAC đều có thể kết nối và điều khiển thông minh từ xa, đáp ứng xu hướng "smart living" trong thời đại 4.0. Nổi bật như Panasonic Comfort Cloud - Ứng dụng cho phép người dùng điều khiển, theo dõi điều hòa mọi lúc mọi nơi, hay Panasonic AC Smart Cloud – Giải pháp quản lý thiết bị HVAC linh hoạt dành riêng cho doanh nghiệp.Về mặt tiết kiệm điện năng, Panasonic sở hữu hệ sinh thái sản phẩm HVAC có hệ số hiệu quả năng lượng COP và tỉ lệ năng lượng EER ưu việt. Đối với điều hòa dân dụng, công nghệ Inverter kết hợp với chế độ ECO tích hợp công nghệ A.I giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ, tiết kiệm điện năng đến 20% (so với chế độ thường trên cùng model inverter 1.5HP). Trong phân khúc điều hòa thương mại, Panasonic không ngừng cải tiến với hệ thống VRF FSV-EX Series MS3 đạt chỉ số EER ấn tượng lên đến 5,3 (model 8HP).Với nội lực mạnh mẽ cùng những bước đi tiên phong trên hành trình phát triển sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động vì xã hội, Panasonic đã giữ vững vị trí chuyên gia giải pháp HVAC suốt hơn 1 thế kỷ, góp phần tạo nên những xu hướng và chuẩn mực mới trong ngành HVAC toàn cầu.Tìm hiểu thêm về HVAC của Panasonic tại đây.
Không đậu lớp 6 bằng khảo sát đánh giá năng lực, được xét lớp 6 khác không?
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.