Khai trương đoàn tàu du lịch '5 sao' kết nối di sản Huế - Đà Nẵng
Chị Mai Liễu cùng cô con gái đang ríu rít nói cười, cẩn thận xếp gọn túi quà tết. Lần nào cũng vậy, chuyến xe này luôn khiến chị an tâm nhất, đưa mẹ con chị về nhà, nơi có vòng tay gia đình đang ngóng đợi.Những ngày cuối năm, người người vội vã ngược xuôi, ai cũng mong kịp chuyến xe để về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chị Mai Liễu đang đưa giỏ quà tết lên xe ngay trước văn phòng, cười nói: “Tôi làm việc ở đây hơn 7 năm và năm nào cũng cảm thấy thật tự hào khi được tập đoàn quan tâm quá chu đáo luôn. Nhờ có chuyến xe này mà năm nào tôi cũng an tâm không cần lo lắng vé về quê cho cả gia đình”.Đứng bên cạnh, anh Quốc Vương quê ở Bình Định cũng đang cẩn thận buộc lại những túi quà tết, tiếp câu chuyện của mình: “Đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cảm giác được công ty tổ chức đưa về quê ăn tết. Không chỉ tôi, mà cả gia đình tôi đều cảm nhận được sự ấm áp mà Tập đoàn CT Group mang lại”.Chị nói Tường Vi tiếp lời: “Biết là kinh tế khó khăn lắm nhưng CT Group cũng đã lo đầy đủ lương thưởng cho CBNV ăn tết vui vẻ”.Anh Ngọc Hoan xúc động chia sẻ: “Tết năm nay tập đoàn thực hiện chính sách Phúc lợi 360 độ mới, ba mẹ tôi ở quê cũng được chăm sóc, cuộc sống gia đình tôi ngày càng tốt hơn”.Anh Quốc Nhất cho biết: “Tết năm nay tập đoàn công bố kế hoạch Future Zone, nơi đây không chỉ là vùng đất công nghệ đỉnh cao cho giới trẻ quốc tế mà còn là thiên đường làm việc cho CBNV với mô hình văn phòng như resort nhưng là hitech, chúng tôi quá hào hứng”.Khi chiếc xe lăn bánh, những tiếng cười nói râm ran, tiếng trẻ con reo lên thích thú khi nhìn qua cửa kính. Những lời cảm ơn chân thành vang lên làm ấm lòng mọi người. Ai nấy đều rạng rỡ, mang theo hành trang không chỉ là quà tết mà còn là niềm vui dâng trào và niềm tin về một năm mới bình an, tin tưởng vào tương lai phát triển thịnh vượng của dân tộc…Chuyện chưa kể về người Anh hùng: Những giây phút cuối cùng
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung
Vì sao Tân Tạo, MIM bị kiểm toán từ chối?
Sáng 20.2, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh chủ trì hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, phân công, điều động, bổ nhiệm cán bộ.Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Trà công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc kết thúc hoạt động của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn cấp tỉnh; Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh.Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, bà Huỳnh Thị Hằng (Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh) được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy; và Đảng bộ UBND tỉnh, bà Trần Tuệ Hiền (Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh) được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy. Quyết định chuyển giao 4 đảng bộ công ty cao su trực thuộc Tỉnh ủy về trực thuộc Đảng bộ UBND tỉnh; quyết định chuyển giao các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về trực thuộc Đảng bộ TP.Đồng Xoài và Đảng bộ H.Đồng Phú.Công bố các quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: ông Vũ Tiến Điền (Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy); bà Lê Thị Xuân Trang (Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy); ông Lê Hoàng Lâm (Bí thư Thị ủy Chơn Thành). Và các quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, gồm: ông Trần Văn Vinh (Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh), bà Đào Thị Lanh (Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)...Hội nghị cũng công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Phước về thành lập và tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, đồng thời công bố các quyết định của UBND tỉnh về điều động, bổ nhiệm cán bộ.Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước bổ nhiệm bà Nguyễn Thụy Phương Thảo, Phó giám đốc phụ trách Sở Tài chính, giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài chính (sau khi hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT).Bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT, giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng (sau khi hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng).Bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Giám đốc Sở KH-CN.Bổ nhiệm ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở NN-PTNT, giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (sau khi hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT).Bổ nhiệm ông Điểu Nen, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, giữ chức Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo (sau khi hợp nhất).Bổ nhiệm ông Trần Thanh Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ, giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ (sau khi hợp nhất).Phát biểu tại hội nghị, bà Tôn Ngọc Hạnh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước trân trọng và cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo trong cấp ủy, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tự nguyện thôi công tác, nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Để hệ thống chính trị vận hành hiệu quả sau sắp xếp tổ chức, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước đề nghị các Đảng bộ, cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới, nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và nhân sự."Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh công tác tư tưởng của cán bộ, đảng viên, giữ vững bản lĩnh chính trị và phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, vượt khó, vì lợi ích chung. Ổn định tâm lý của một số cán bộ, công chức bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc sắp xếp. Quan tâm giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động từ quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy", bà Hạnh nhấn mạnh.
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực sau 3 ngày nữa (từ 14.2.2025).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Thông tư 29 không cấm giáo viên dạy thêm, vấn đề là phải dạy đúng quy định trong thông tư, đừng làm mất đi sự tôn nghiêm cao đẹp của ngành giáo dục, của nhà giáo.Ông Minh cho hay với giáo viên tiểu học, Thông tư 29 cũng không cấm dạy thêm. "Giáo viên tiểu học không được dạy thêm những môn mình dạy chính khóa ở trường, ở lớp. Còn lại các thầy cô có thể dạy rèn chữ đẹp, dạy thủ công mỹ nghệ, dạy STEM, đàn hát, vẽ tranh nghệ thuật, năng khiếu…", ông nói.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết một giáo viên âm nhạc ở trường công vẫn có thể ra trung tâm dạy các môn nhạc cụ cho học sinh. Hoặc giáo viên trong trường vẫn có thể ra trung tâm dạy đàn, dạy vẽ, thể thao… vì đây là các môn bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, không được tính là các môn dạy kiến thức văn hóa nên không bị xếp là dạy thêm học thêm.Ngày 8.2.2025, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc giáo viên tiểu học có được dạy tiếng Anh, tin học IC3 tại trung tâm ngoại ngữ - tin học không? Học sinh tiểu học có được học tiếng Anh, tin học như IC3 tại trung tâm? Nhiều giáo viên đặt câu hỏi khi họ đọc Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT thấy nội dung "Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật", vậy cụ thể là như thế nào? Giáo viên nào cũng cần đi đăng ký kinh doanh rồi đi dạy thêm hay sao?Luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo khoản 1, Điều 6, Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, quy định: Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:"Hiện nay, có 2 mô hình bạn có thể lựa chọn: Đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sự khác nhau của 2 mô hình trên nằm ở thủ tục, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động và thuế phải nộp. Tùy vào quy mô hoạt động mà bạn lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Với quy mô nhỏ và vừa nên đăng ký hộ kinh doanh. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, giáo viên có thể liên hệ Phòng kinh tế (hoặc Phòng Tài chính kế hoạch) cấp quận/huyện nơi bạn đặt trụ sở đăng ký hộ kinh doanh để đăng ký hoặc nộp trực tuyến qua cổng thông tin dịch vụ công quốc gia", luật sư Hoàng Tư Lượng tư vấn.Tuy nhiên, luật sư Hoàng Tư Lượng cũng nói rõ: "Theo khoản 3 Điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, theo quy định trên, giáo viên trường công lập không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm".Đồng thời, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29).Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ban hành ngày 30.12.2024, có hiệu lực từ 14.2.2025. Tại đây định nghĩa "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".
Nhà thơ Nhiên Đăng nhận giải nhất cuộc thi Thơ hay Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM
Phát biểu trên Đài Al Arabiya hôm 29.12, lãnh đạo hiện tại Ahmed al-Sharaa cho hay việc soạn thảo hiến pháp mới cần đến 3 năm, và thêm 1 năm để người dân Syria cảm nhận sự thay đổi. Vì thế, cần đến 4 năm để tổ chức bầu cử Syria.Phát biểu của ông Sharaa, người đứng đầu lực lượng vũ trang Hayat Tahrir al-Sham (HTS) cùng với các tổ chức liên minh lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad ngày 8.12, được đưa ra trong bối cảnh chính quyền lâm thời ở Damascus tìm cách trấn an láng giềng trong bối cảnh mới.Trong khi các thế lực phương Tây hoan nghênh sự chấm dứt của chính quyền ông al-Assad, đến nay vẫn chưa rõ đường hướng phát triển của Syria trong thời gian tới.Ông Sharaa cũng nói HTS sẽ được giải thể tại hội nghị đối thoại quốc gia, và hội nghị dự kiến sẽ bao gồm nhiều nội dung về xã hội Syria, bao gồm hoạt động bỏ phiếu giải tán quốc hội và về hiến pháp.Về tình hình ở miền đông bắc Syria, ông Sharaa cho biết đang diễn ra các cuộc đối thoại với tất cả các bên còn vướng xung đột, cả Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu."Chúng tôi từ chối việc Syria trở thành bệ phóng của đảng Công nhân người Kurd (PKK) thực hiện các cuộc tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ", ông Sharaa nhấn mạnh.Với thành phần chủ yếu là lực lượng người Kurd YPG, SDF là đồng minh Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong giai đoạn 2014 – 2017. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại xem YPG là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức bị Ankara, Washington và cả EU coi là khủng bốCũng trong cuộc phỏng vấn trên Đài Al Arabiya, ông Sharaa khẳng định Syria chia sẻ những lợi ích chiến lược với Nga, quốc gia đang duy trì 2 căn cứ quân sự lớn ở nước này.TASS dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 29.12 cho hay tình trạng của các căn cứ Nga ở Sryia sẽ là chủ đề đàm phán sắp tới với chính quyền mới ở Damascus.