Hát 'Ru lại câu hò', cặp đôi khiến Ngọc Ánh nhớ Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm
Người dân phản ứng vì lo sợ việc khai thác cát sạn dưới lòng sông sẽ khiến nhà cửa của những hộ dân sống gần mép sông bị đe dọa bởi sạt lở. Chưa kể, có hơn 40 hộ dân ở đây sinh sống bằng nghề cào hến trên sông từ hàng chục năm qua cũng đối mặt với khó khăn.Cát sạn trên sông Con có chất lượng rất tốt nên nhiều năm qua trở thành tâm điểm chú ý của các DN khai khoáng. Chỉ khoảng 60 km, lòng sông vốn khá hẹp, nhưng hiện nay sông Con có hàng chục DN được cấp phép khai thác cát sạn. Hoạt động khai thác cát sạn khiến đất nông nghiệp hai bên bờ sông bị sạt lở, mực nước trên sông bị tụt sâu khiến nhiều trạm bơm lắp máy bơm chìm bị mất tác dụng, nhiều năm qua không thể lấy được nước tưới.Hoạt động khai thác cát sạn phải tuân thủ theo quy trình cấp phép. Tuy nhiên, việc giám sát khai thác của chính quyền và cơ quan chức năng là không thể liên tục khi hoạt động khai thác diễn ra cả ngày lẫn đêm. Việc DN lợi dụng khi không có kiểm soát để hút cát sạn sát bờ đã gây ra sạt lở, làm biến đổi dòng chảy của sông. Năm 2024, sông Con chỉ đón một vài đợt lũ nhỏ, không có lũ lớn như các năm để mang cát phù sa về.Khi làm thủ tục cấp phép khai khoáng phải lấy ý kiến của cư dân địa phương và đánh giá tác động môi trường. Trong hồ sơ cấp phép thể hiện có sự đồng ý của người dân, nhưng thực tế thì ngược lại, người dân ở nhiều khu vực có mỏ cát không đồng ý khi DN được cấp phép khai thác.Năm 2022, tỉnh Nghệ An phải đình chỉ hoạt động khai thác quặng thiếc ở một mỏ thiếc lớn tại H.Quỳ Hợp vì hoạt động khai khoáng gây ra sụt lún đất hàng loạt, đe dọa sự an toàn của người dân. Rõ ràng, bài học đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến dân cư theo kiểu "làm cho có", không tuân thủ nguyên tắc sẽ phải trả giá bằng hệ lụy nặng nề cho người dân và cả chính DN.Yếu tố nào giúp tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật có thu nhập cao?
Tối 17.1, nguồn tin của Thanh Niên cho biết, Công an H.Phú Xuyên (Hà Nội) đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan điều tra nguyên nhân tử vong của 4 người trên địa bàn xã Hoàng Long (H.Phú Xuyên).4 nạn nhân được xác định là người thân trong cùng gia đình, được phát hiện tử vong trong ngôi nhà ở xã Hoàng Long.Những người dân sống gần hiện trường cho hay, các nạn nhân gồm cụ bà hơn 70 tuổi, con dâu khoảng 50 tuổi và 2 cháu nội của cụ bà khoảng gần 20 tuổi. Thời điểm phát hiện sự việc, con trai bà cụ không có mặt tại địa phương.Ngay sau khi nắm thông tin, Công an H.Phú Xuyên đã có mặt phong tỏa hiện trường để tổ chức khám nghiệm, phối hợp điều tra nguyên nhân.
3 kiểu quần dài đón thu để nàng thêm điểm cộng xuống phố
Ông Trần Anh Tú cho biết: "Để chuẩn bị cho việc tham gia AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam được tập trung từ ngày 21.11.2024. Đây là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, đủ để chúng tôi không chỉ nỗ lực hết mình trên sân cỏ mà còn hiểu rõ hơn về tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm và những tình cảm yêu thương mà người hâm mộ và đất nước đã dành cho đội tuyển.Ngoài việc tập luyện trong nước, đội tuyển Việt Nam đã có cơ hội thi đấu tại 5 quốc gia khác nhau, tham gia 11 trận đấu, trong đó có 3 trận giao hữu tại Hàn Quốc và 8 trận đấu chính thức. Kết quả mà đội tuyển đạt được là vô cùng tự hào với 10 trận thắng và 1 trận hòa. Đó là một thành tích đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và quyết tâm không ngừng nghỉ của các cầu thủ".Trưởng đoàn bóng đá Việt Nam chia sẻ: "Trong 1,5 tháng rưỡi vừa qua chúng tôi không chỉ là một đội bóng mà còn là một gia đình gắn bó, đoàn kết. Các cầu thủ luôn thi đấu với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng" và không ngừng vươn lên dù đối mặt với nhiều thử thách. Thành công đó phải kể đến sự chỉ đạo của HLV Kim Sang-sik, người mà anh em cầu thủ và chúng tôi vẫn gọi vui là "anh Sáu Sang". Không chỉ giỏi về chuyên môn, HLV Kim Sang-sik còn là người có khả năng khơi dậy thế mạnh của từng cầu thủ, tạo ra cho mỗi cầu thủ niềm khát khao cống hiến hết mình cho đội tuyển".Ông Trần Anh Tú nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng không thể không nhắc đến sự chuẩn bị chu đáo và sự quan tâm sát sao của VFF. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, đội tuyển Việt Nam luôn nhận được những điều kiện tốt nhất từ các nhân sự đến trang thiết bị hỗ trợ. Điều này đã tạo ra một môi trường lý tưởng để các cầu thủ có thể tập luyện và thi đấu với hiệu quả cao nhất.Để có được kết quả xuất sắc tại giải đấu lần này, đội tuyển Việt Nam không thể thiếu sự đồng hành của người hâm mộ cả nước. Chúng tôi rất cảm ơn tình yêu vô bờ bến, sự cổ vũ nhiệt tình mà người dân Việt Nam đã dành cho đội tuyển. Cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những cuộc điện thoại, những dòng tin nhắn và những lần dự khán của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp thêm sức mạnh và động viên đội tuyển vượt qua mọi khó khăn. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, Cục TDTT đã luôn theo sát và hỗ trợ đội tuyển trong suốt hành trình vừa qua.Bên cạnh đó, đội cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đơn vị hỗ trợ trong những chuyến di chuyển quốc tế. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn Vietnam Airlines và Viet Jet Air đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay của đội. Khi đội tuyển tập trung tại Phú Thọ, chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ UBND tỉnh Phú Thọ, Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ. Và cuối cùng, xin cảm ơn khách sạn Sài Gòn Phú Thọ đã tạo cho đội tuyển Việt Nam điều kiện ăn ở chu đáo, tiện nghi".
Ở bài tập thứ hai, những tay lái tham gia sẽ rèn kỹ năng vần vô lăng, hãm thắng, đạp lút chân ga để đưa "chiến mã bất kham" 718 Boxster GTS vượt qua các chướng ngại vật trên sa hình. Bên cạnh âm thanh phấn khích, những ai trực tiếp cầm lái còn cảm nhận được sức mạnh vận hành và khả năng cân bằng ấn tượng của mẫu xe này mỗi khi vào cua.
HLV Calisto tái ngộ ông Phan Thanh Hùng, chuẩn bị tham gia trận đấu đặc biệt
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.