Sinh viên Bách khoa tốt nghiệp xuất sắc, IELTS 8.0 chia sẻ bí quyết học vượt
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.Nguyễn Văn Lai, Phạm Thị Huệ vô địch Ecopark Marathon 2023
Ngày 18.3, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vào xã Đưng K'Nớ, H.Lạc Dương khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra chiều tối 17.3 trên địa bàn xã Đưng K'Nớ làm 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra khoảng 17 giờ 30 phút (ngày 17.3) trên địa bàn xã Đưng K'Nớ, H.Lạc Dương, cách TP.Đà Lạt hơn 60 km. Vào thời điểm trên,xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 60H-018.24 có cần cẩu chở trụ điện bê tông lưu thông qua ngã 3 đường tỉnh 722 - đường đi thôn Đưng Trang thì bị lao xuống vực.Vụ tai nạn giao thông làm anh Đ.H.M (53 tuổi, ngụ P.Tân Tiến, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và anh T.T.H (52 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) tử vong tại chỗ; anh N.C.C (33 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) bị thương nặng mắc kẹt trong ca bin. Ô tô đầu kéo sau khi lao xuống vực bị biến dạng hoàn toàn.Sau khi tai nạn xảy ra, chính quyền và người dân địa phương có mặt để tìm cách cứu người bị nạn, đồng thời báo cho cơ quan chức năng. Nhận được tin, lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN từ TP.Đà Lạt vào hiện trường cứu hộ cứu nạn.Lực lượng cứu hộ phải dùng thiết bị chuyên dùng cắt ca bin xe để đưa người bị thương ra và đưa đi cấp cứu. Đến hơn 21 giờ cùng ngày (17.3), việc cứu hộ mới tạm dừng.Được biết trước khi tai nạn xảy ra, xe ô tô tải chở trụ điện gặp sự cố kỹ thuật phải dừng lại để sửa chữa. Xe ô tô đầu kéo bị nạn này vẫn trong thời hạn kiểm định.
Vi phạm giao thông bị coi là có tiền sự?
Nghe tin cháy, người phụ nữ vội chạy về ôm 2 con mèo ra ngoài, còn đằng sau là cột khói bốc lên nghi ngút.Ngày 13.2.2025, Công an quận 12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà dân trên đường Vườn Lài (ở phường An Phú Đông).Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, người dân phát hiện cháy tại căn nhà cấp 4 nằm trong hẻm 125 đường Vườn Lài.Người dân hô hoán huy động bình chữa cháy mini dập lửa nhưng cửa nhà đã bị khóa. Lực lượng địa phương sau đó cũng có mặt, phối hợp người dân phá cửa, xông vào nhà cháy dập lửa.Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận 12 sau đó điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường, triển khai nhiều hướng chữa cháy, chống cháy lan. Đám cháy được lực lượng chức năng dập tắt sau đó. Vụ hỏa hoạn khiến nhiều tài sản bên trong nhà bị cháy. Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy đang được công an làm rõ.
Ngày 9.1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ; đồng thời khen thưởng tiền vệ Nguyễn Hai Long sau khi cùng đội tuyển quốc gia vô địch AFF Cup 2024.Theo đó, tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng khen, tặng hoa và tiền thưởng 350 triệu đồng cho tiền vệ Hai Long. Cùng với đó, lãnh đạo CLB Bóng đá Quảng Ninh trao thưởng 100 triệu đồng cho tiền vệ đã xuất sắc tạo nên bàn ấn định tỷ số 3-2 đầy cảm xúc, tại trận chung kết lượt về với Thái Lan.Tại buổi lễ, ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và các lãnh đạo tỉnh biểu dương, đánh giá cao đóng góp của Nguyễn Hai Long cho đội tuyển quốc gia Việt Nam trong hành trình giành chức vô địch AFF Cup 2024. Anh đang khoác áo CLB Hà Nội.Trước tình cảm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và CLB bóng đá Quảng Ninh, Hai Long chia sẻ: “Thực sự đây là những ngày đặc biệt với tôi sau khi trở về từ AFF Cup 2024. Tôi vinh dự có mặt tại Văn phòng Chính phủ và được diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ngày hôm nay, tôi tiếp tục vinh dự có mặt ở đây gặp mặt các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn các lãnh đạo tỉnh đã luôn động viên, khích lệ. Qua đây, tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm bóng đá Quảng Ninh để đội bóng tỉnh nhà sớm trở lại đấu trường cao nhất của bóng đá Việt Nam, cung cấp nhiều cầu thủ Quảng Ninh cho bóng đá nước nhà để thỏa lòng người hâm mộ đất Mỏ, làm rạng danh cho tỉnh Quảng Ninh. Tôi cũng mong rằng trong tương lai có cơ hội trở về cống hiến cho quê hương, mang lại nhiều niềm vui cho người hâm mộ”.Trước đó, vào tối qua (8.1), tại quê nhà H.Tiên Yên (Quảng Ninh) cũng tổ chức gặp mặt trao thưởng cho Hai Long. Tại quê nhà rất đông bạn bè, người thân, khán giả đã tới trụ sở UBND H.Tiên Yên để chụp ảnh, xin chữ ký với người con xuất sắc của quê hương mình. Tại AFF Cup 2024, Hai Long là cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng là người sở hữu bàn kết liễu Thái Lan, tại trận chung kết lượt về.Chia sẻ về bàn thắng ấn tượng trước Thái Lan, tiền vệ Hai Long cho biết, tình huống cuối trận chung kết diễn ra rất nhanh. Sau khi quan sát thấy thủ môn của Thái Lan dâng lên tấn công vào những phút cuối trận và khung thành đã bỏ trống, dù ở tư thế khó nhưng Hai Long vẫn quyết định dứt điểm từ giữa sân. Trái bóng từ từ lăn vào lưới trống trước bất chấp nỗ lực chạy về cứu bóng của hậu vệ Thái Lan.Năm 2024 là năm viên mãn với cầu thủ sinh năm 2000 quê Quảng Ninh. Hai Long đã ra sân trọn vẹn 26 trận (14 trận đá chính) cho CLB Hà Nội ở V-League 2023 - 2024. Không những vậy, cầu thủ này còn là mảnh ghép quan trọng mùa này khi góp mặt ở đội hình chính 7 trong 9 trận của đội bóng thủ đô tại giải vô địch quốc gia. Anh nắm giữ vai trò sáng tạo trên hàng công, khi chơi như một số 10 toàn năng. Hai Long có thể lùi về kéo bóng, di chuyển xông xáo để phối hợp, rồi đẩy cao dứt điểm như một tiền đạo để mang đến thêm giải pháp cho hàng tiền đạo.
Lấy lại vóc dáng sau sinh - bí quyết vàng của CEO nữ 3 con
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.