Truy 'gốc rễ' khiến các dự án điện khí LNG trì trệ
Hành trang của thầy trò ĐH Huế mang theo không chỉ là những chiếc vali hành lý, mà còn là ngọn lửa quyết tâm, khát khao khẳng định vị thế "nhà vua" đã quay trở lại. Mục tiêu của họ rõ ràng - một lần nữa chinh phục ngôi vương."Chúng em sẽ dùng tất cả những gì chúng em có để mọi người được chiêm ngưỡng những trận đấu đẹp mắt nhất", cầu thủ Lê Phạm Thanh Bình khẳng định.Sau mùa 2 vắng bóng, ĐH Huế trở lại với VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam với niềm tin sắt đá. Ông Dương Văn Dũng, đại diện ban huấn luyện đội bóng, nhấn mạnh: "ĐH Huế đã quay trở lại". Sự trở lại này không chỉ là một lời tuyên bố, đó còn là một lời hứa hẹn về một hành trình đầy quyết tâm. Năm nay, đội hình của ĐH Huế đã khác rất nhiều khi những cái tên chủ chốt từng giúp họ giành được ngôi vương mùa giải đầu tiên đã không còn thi đấu. Nhưng quyết tâm và tinh thần của đội bóng đến từ cố đô thì vẫn không thay đổi. "Sau 1 mùa giải mà chúng tôi không đạt được vé vào VCK thì toàn đội, trong đó ban huấn luyện và tất cả cầu thủ thể hiện một quyết tâm, một khí thế mạnh mẽ để mang đến mùa giải năm nay. Chúng tôi cũng quyết tâm mang đến những trận đấu hay, chất lượng.Khi vào VCK rồi thì các đội cũng như nhau, vì vòng loại các đối thủ mạnh như là Trường ĐH Thủy Lợi, Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM vẫn bị loại là bình thường. Cho nên đã vào đến đây là sức mạnh của tất cả các đội là đồng đều nhau. Chúng tôi luôn thể hiện sự quyết tâm, luôn tôn trọng đối thủ. Ban huấn luyện đề cao tính kỷ luật và ý chí quyết tâm của các em trong quá trình các em thi đấu. Mong muốn các bạn luôn luôn thể hiện được màu cờ sắc áo và bản lĩnh của ĐH Huế", ông Dũng nói. Không giấu tham vọng, cầu thủ Lê Phạm Thanh Bình tái khẳng định: "Mục tiêu chắc chắn là vô địch, giành lại chức vô địch". Các cầu thủ sẽ bước vào VCK với tinh thần quyết tâm cao nhất.Sáng 27.2.2025, tại tòa soạn Báo Thanh Niên, kết quả bốc thăm đã đưa ĐH Huế đến bảng A nơi có những đối thủ được đánh giá là khó đoán và có thể gây bất ngờ. Bảng A gồm: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Huế, Trường ĐH Trà Vinh và Trường ĐH Quy Nhơn. Bảng đấu này hứa hẹn nhiều kịch tính khi các đội đều có những thành tích ấn tượng. Đặc biệt, sự trở lại của ĐH Huế cùng đội bóng chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng khiến cục diện bảng đấu trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.Ngoài ra, đội Trường ĐH Trà Vinh từng góp mặt và đi sâu ở vòng chung kết mùa giải trước, trong khi tân binh khó đoán Trường ĐH Quy Nhơn cũng là một đối thủ đáng gờm. Các đội bóng đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tạo nên một mùa giải hứa hẹn đầy hấp dẫn.Giờ đây, chỉ còn là câu chuyện đối mặt trên sân cỏ. ĐH Huế đã quay trở lại, mang theo ngọn lửa chiến đấu và tinh thần của nhà vô địch. Họ sẵn sàng cho một hành trình vinh quang, nơi mà từng trận đấu sẽ là một minh chứng cho ý chí, lòng quyết tâm và niềm tự hào của họ.Mỹ siết dòng chảy chip AI đến Trung Quốc
Ngày 2.1, Công an Q.1 tổ chức trao khen thưởng đột xuất cho anh Hà Hữu Vinh (tài xế xe công nghệ) bị đôi vợ chồng hành hung trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1).Theo công an, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 31.12.2024, anh T.A.P. chạy xe máy chở vợ là chị H.N.L. lưu thông trên đường Lê Duẩn. Khi đến trước số 2B Lê Duẩn, anh P. thấy phía trước kẹt xe, nên quay đầu đi hướng khác.Lúc này, Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi) chạy xe máy chở Bùi Thị Ngọc Anh (vợ Dũng - 54 tuổi, cùng ở Q.1) từ phía sau chạy tới, không cho anh P. quay xe và cố tình cản đầu xe. Hai bên xảy ra cãi nhau, Dũng và vợ lao vào đánh vợ chồng anh P..Thời điểm này, nhiều người dân đi xem bắn pháo hoa chào đón năm mới 2025 nên lượng phương tiện qua khu vực này rất đông, gây ùn tắc giao thông.Lúc này, anh Vinh chở khách ngang qua, thấy sự việc nên nói khách chờ, anh Vinh chạy tới can ngăn thì bị ông Dũng và bà Anh hành hung dã man. Sự việc sau đó được trình báo công an.Ngày 1.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định định tạm giam đối với Nguyễn Văn Dũng và Bùi Thị Ngọc Anh để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.Trước đó, chia sẻ với Thanh Niên, anh Hà Hữu Vinh cho biết, anh đang chở khách đi trên đường Lê Duẩn thì thấy phía trước có vụ va chạm giao thông, hai bên đang xảy ra xô xát, xe cộ qua lại rất đông.Anh Vinh quay lại nói với khách đợi vài phút, anh xuống can ngăn cho bớt ùn tắc giao thông. "Em vừa xuống can ngăn thì bị hai vợ chồng nhào vào đánh, em chạy nhưng vẫn bị đánh vào đầu và bụng. Em ngất một lúc xong vẫn bị đánh tiếp. Lúc đó, em nằm ôm đầu không đánh lại vì nghĩ đến vợ con ở nhà", anh Vinh nói.Theo lời anh Vinh, vừa đánh, cặp vợ chồng liên tục chửi nhưng nam tài xế không nói lại gì. Khi có một tài xế công nghệ khác đến can ngăn cũng bị người đàn ông phản ứng. Anh Vinh kể: "Họ đánh tới khi thấy em nằm xuống thì mới dừng lại. Em được đồng nghiệp hỗ trợ đứng dậy, sau đó đến công an phường trình báo".Cơ quan công an đánh giá, với tinh thần dũng cảm, không ngại hiểm nguy, anh Hà Hữu Vinh đã đến can ngăn hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng ông Dũng, bà Anh. Đây là hành động đẹp của một công dân cần được lan tỏa trong xã hội, do đó Công an Q.1 đã kịp thời đề xuất UBND Q.1 tặng giấy khen cho anh Hà Hữu Vinh.
Chúa Nguyễn Ánh lập trạm tiếp đón tàu buôn châu Âu ở Côn Đảo ra sao?
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Ngày hội nhằm tạo sân chơi, gắn kết giữa học sinh, sinh viên, thanh niên và công nhân, với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa. Mở đầu cho ngày hội là Giải chạy học sinh, sinh viên, thanh niên và công nhân, hưởng ứng chương trình "Bước chân xanh", gắn với nội dung "Mỗi thanh niên 10.000 bước chân mỗi ngày" và "Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân" năm 2024.
12 ngày 'vàng' trong giai đoạn xét tuyển
Dịp này, khi đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người dân và du khách còn được chiêm ngưỡng vườn mai vàng đang nở rộ. Vườn mai được trồng vào năm 2014, với 103 cây tượng trưng 103 tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.