Cách đăng ký khai sinh trực tuyến
Vào năm 2015, một năm sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, ông Valeriy Kondratyuk, khi đó là Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Ukraine, mong muốn được Mỹ hỗ trợ để củng cố kế hoạch đối phó Nga, song tình báo Mỹ vẫn còn dè dặt. Thế rồi “món quà” của ông Kondratyuk - những tài liệu quân sự tuyệt mật về Nga - được gửi cho các quan chức tình báo Mỹ có thể được xem như một trong những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự hợp tác sâu rộng giữa cơ quan tình báo Mỹ và Ukraine, vốn trước đây ở 2 đầu chiến tuyến trong Chiến tranh Lạnh.Theo lời kể của các cựu quan chức tình báo 2 nước dành cho ABC News, sự hợp tác mang đến cho Kyiv thông tin để có thể tự vệ trước Moscow, trong khi Washington sẽ có cái nhìn về quá trình ra quyết định của Nga, dựa trên việc Ukraine và Nga từng thuộc Liên Xô và ít nhiều có sự gần gũi.“Họ (Ukraine) đi từ con số không đến một trong những đối tác quan trọng nhất của chúng tôi, đâu đó ngang hàng với quan hệ giữa tình báo Mỹ và Anh. Khả năng tiếp cận thông tin của họ rất quan trọng, do từng là đồng minh lâu năm với Nga. Họ biết những điều mà chúng tôi gần như không có manh mối gì”, một cựu quan chức tình báo Mỹ trả lời ABC News.Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) được cho là đã hỗ trợ Kyiv tái xây dựng Tổng cục tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR), chi hàng triệu USD đào tạo sĩ quan tình báo Ukraine, xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm hàng chục căn cứ hoạt động bí mật gần biên giới Nga. Cơ quan tình báo 2 nước cũng thực hiện những chiến dịch chung ở phạm vi toàn cầu, điều được xem là thể hiện mức độ tin cậy cao nhất trong lĩnh vực tình báo.Hơn 10 năm trước, vào năm 2014 nổ ra làn sóng biểu tình “Euromaidan” tại Ukraine, với đỉnh điểm là cuộc lật đổ chính phủ thân Nga của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Chính phủ mới thân phương Tây khi đó đã bổ nhiệm ông Valentyn Nalyvaichenko làm Giám đốc Cơ quan an ninh Ukraine (SBU). Tuy nhiên, điều khiến ông “sốc” là hầu hết lãnh đạo cơ quan này đã chạy sang Nga và Crimea. Ông Nalyvaichenko nói rằng SBU đã bị chi phối từ bên trong và thậm chí một số thành viên của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) làm việc trong bộ phận an ninh mạng của SBU. Sau đó, ông đã gọi đến đại sứ quán Mỹ và Anh để nhờ 2 nước hỗ trợ xây dựng lại các chương trình đào tạo SBU.Chính những bất ổn trong giới tình báo Ukraine ban đầu khiến tình báo phương Tây lo ngại khi muốn hợp tác với Kyiv, đặc biệt là cơ quan tình báo quân sự HUR. Việc ông Valeriy Kondratyuk trở thành lãnh đạo HUR và quyết định táo bạo tìm đến Mỹ đề nghị hợp tác đã bắt đầu giai đoạn phối hợp mạnh mẽ giữa Kyiv và Washington trong lĩnh vực vốn kín tiếng trước công chúng.“Không dễ gì để thuyết phục Mỹ rằng chúng tôi xứng đáng. Do đó tôi quyết định sẽ cho đi mà không cần nhận lại thứ gì”, ông Kondratyuk đề cập việc tiết lộ tài liệu quân sự tuyệt mật cho Mỹ. Các thẩm định viên CIA ban đầu vẫn để ngỏ khả năng tài liệu ông Kondratyuk cung cấp là những thông tin Moscow cố tình để lộ nhằm “tung hỏa mù”. Song, càng về sau họ nhận thấy đây là những thông tin đáng giá.Kể từ sau vụ sáp nhập Crimea, Ukraine đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến Nga, bao gồm quá trình ra quyết định, mẫu thiết kế hệ thống vũ khí, công nghệ tác chiến điện tử. “Chúng tôi cần Ukraine nhiều như cách họ cần chúng tôi về vấn đề Nga”, một cựu quan chức Mỹ nói.Hợp tác tình báo giữa Ukraine với Mỹ và Anh diễn ra chặt chẽ hơn từ năm 2016, với nhiều chương trình đào tạo sĩ quan Ukraine hoạt động tại Nga, thu thập tin tình báo, giám sát hoạt động và thực hiện chiến dịch bí mật. Nói đến việc Ukraine và Nga có sự gần gũi về địa lý và chính trị, đây có thể là con dao 2 lưỡi với Ukraine. Một mặt, Kyiv có thể thuận tiện hơn khi khai thác thông tin mật về Nga so với các đối tác phương Tây, nhưng mặt khác, có nhiều nguy cơ thông tin bí mật của Ukraine bị tiết lộ cho tình báo Moscow. Do đó, HUR đã lập một nhóm mới và chỉ tuyển mộ những nhân viên dưới 30 tuổi, không dính dáng đến quá khứ của Nga và Ukraine khi thuộc Liên Xô.Tuy sự hợp tác phát triển sâu rộng, 3 chính quyền tổng thống Mỹ, lần lượt của ông Barack Obama, ông Donald Trump và ông Joe Biden, ít nhiều thận trọng rằng quan hệ tình báo giữa Mỹ và Ukraine có thể khiêu khích Nga. Lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Mỹ nhiều lần nhấn mạnh chỉ nên tập trung vào thu thập thông tin và ngăn CIA hỗ trợ Kyiv trong các hoạt động gây chết người hoặc phá hoại nhằm vào Nga. Đây được xem là những “lằn ranh đỏ” của Washington và Kyiv nhiều lần bất mãn vì Mỹ đặt ra quá nhiều hạn chế.Mâu thuẫn từng xảy ra khi ông Kondratyuk cử đơn vị tình báo đến Crimea thực hiện hoạt động cài chất nổ tại căn cứ Nga, song kế hoạch bại lộ dẫn đến cuộc đấu súng với lực lượng đặc nhiệm Nga và một số người thiệt mạng, khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai cảnh báo đáp trả. Nhiệm vụ trên đã khiến cựu Tổng thống Mỹ Obama phẫn nộ và ông Valeriy Kondratyuk, người góp công xây dựng quan hệ tình báo 2 nước, đã phải mất chức giám đốc HUR sau đó.Một số hạn chế đã được Mỹ nới lỏng khi Nga phát động chiến dịch tấn công Ukraine năm 2022. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép đặc vụ CIA ở lại lãnh thổ Ukraine. Dù họ không được phép trực tiếp sát hại người Nga, CIA vẫn có thể cung cấp thông tin về các mục tiêu cho Ukraine.Đèn đỏ ở vòng xoay khiến nhiều tài xế bất ngờ bị CSGT TP.HCM phạt đã được dỡ bỏ
Dù vậy, vị khách này cũng chia sẻ đường đến hồ sen có thể hơi khó tìm và nơi này cũng rất hoang sơ. Đầm sen không nằm ngay mặt tiền đường mà khuất sâu bên trong, dễ bị che mất tầm nhìn.
Nữ diễn viên phim 'Avatar' có vuột mất Oscar do bê bối của bạn diễn?
Dự án triển khai trong giai đoạn 2024 - 2027, có sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và các nhà khoa học Việt Nam.
Tại chuyến công tác, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã đến thăm giảng đường và các lớp học, trực tiếp trao đổi với giảng viên, sinh viên trường về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Bộ trưởng đã thăm phòng truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh và căn dặn lãnh đạo nhà trường học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo Bộ trưởng về các thành tựu của trường trong đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, UTH đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng với các lĩnh vực trọng điểm về giao thông vận tải như đường sắt tốc độ cao, logistics, vận tải biển... UTH tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao.Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ quy định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nhà trường là đơn vị tiên phong trong thực hiện kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, giai đoạn 2020 đến nay, Nhà trường đã giảm được 11 đầu mối bên trong (từ 39 đầu mối tinh gọn còn 28 đầu mối) đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%. Ngoài ra, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên thực hiện việc giải thể 45 Bộ môn chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo kiểu mới (Giám đốc, Quản lý chương trình đào tạo) theo hướng hiện đại, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học hiện nay. Thông qua đó, Hiệu trưởng cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đánh giá cao về sự phát triển nhanh, chất lượng của UTH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng ấn tượng với cơ sở vật chất và môi trường dạy học chuyên nghiệp của Nhà trường.Bộ trưởng khuyến khích trường tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các ngành nghề cốt lõi, đặc biệt đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, ứng dụng tự động hóa.Bộ trưởng đề nghị giảng viên trường phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bài giảng cho sinh viên. Sinh viên UTH ra trường có kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhà trường cũng cần ưu tiên các ngành nghề đang yêu cầu cao về nguồn nhân lực như: đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, logistics; mở rộng tư duy, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học.Để các công tác này đạt hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị nhà trường tiếp tục đoàn kết nhằm đạt các mục tiêu đề ra, nâng tầm hơn nữa thương hiệu nhà trường để UTH trở thành đơn vị hàng đầu trong công tác đào tạo trong lĩnh vực giao thông tại phía Nam cũng như cả nước. Đối với một số đề xuất, kiến nghị về cơ sở vật chất, mặt bằng, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, Bộ cũng sẽ sớm làm việc với các đơn vị chức năng, địa phương để hỗ trợ, giải quyết các kiến nghị của nhà trường.Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương phát biểu cảm ơn khi được đón tiếp Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại Trường. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cam kết tiếp tục đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giao thông vận tải và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.
Bộ sưu tập thành phần hoạt chất giúp trị sẹo được chuyên gia tin dùng
Vào buổi sáng, mọi người cần tránh những thói quen sau:Với nhiều người, thức dậy khi có tiếng chuông báo thức vào buổi sáng là điều không hề dễ dàng. Một số có thói quen đặt lại báo thức để được ngủ thêm vài phút. Tuy nhiên, hành động này là không nên, theo theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Mỗi lần ngủ lại thì chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ ngủ mới. Tuy nhiên, việc thức dậy đột ngột sau đó chỉ vài phút sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Tình trạng này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí nhức đầu. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên đặt báo thức một lần và không nên ngủ lại.Một số người có thói quen vừa thức dậy đã mở điện thoại và lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Hành động này là không nên khi vừa thức dậy, não bộ chưa kịp khởi động và tỉnh táo. Hệ quả là khiến chúng ta dễ bị căng thẳng trước cả khi bộ não tỉnh táo hẳn. Thay vào đó, mọi người hãy hít một hơi thở thật sâu, duỗi người, uống một ít nước hoặc phơi nắng sớm vài phút rồi hãy dùng điện thoại.Uống cà phê trước khi ăn sáng, lúc bụng đang đói sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Vì cà phê tác động xấu đến dạ dày, làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, dễ dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng. Cách tốt là uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn sáng rồi hãy uống cà phê.Một thói quen xấu mà không ít người mắc là không ăn sáng. Nhiều trường hợp không ăn sáng do sợ trễ giờ làm, giờ học. Đôi khi, không ăn sáng có thể làm giảm đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.Một số người không thấy đói và cảm thấy ổn khi không ăn sáng. Tuy nhiên, một tác động họ ít ngờ tới là bỏ bữa sáng sẽ khiến mức đường huyết trong máu giảm và kích thích cảm giác thèm ăn ngọt, tinh bột, chất béo trong phần còn lại trong ngày, theo Medical News Today.