$932
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của soi kèo tài xỉu tối nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ soi kèo tài xỉu tối nay.Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên sáng 9.1 tại nhà riêng, HLV Kim Sang-sik đã bật mí nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến sở thích cá nhân.Nhà cầm quân người Hàn Quốc tiết lộ, ông là fan của M.U - đội bóng giàu thành tích bậc nhất nước Anh. Nhưng, cái duyên của ông Kim với M.U cũng tình cờ. "Tôi thích M.U, bởi người anh em Park Ji-sung mà tôi rất quý mến từng khoác áo đội bóng này", HLV Kim Sang-sik khẳng định. Ông Kim có tình bạn đặc biệt với Park Ji-sung, khi cả hai từng chơi tại K-League và khoác áo đội tuyển Hàn Quốc. Mùa 2022, Park Ji-sung được bổ nhiệm làm giám đốc kỹ thuật CLB Jeonbuk Hyundai Motors, nơi ông Kim làm HLV trưởng. Tuy nhiên, cả hai đã không thể giúp Jeonbuk thành công. Mùa 2023, HLV Kim Sang-sik rời ghế nóng, còn Park Ji-sung vẫn ở lại chèo lái đội cựu vương K-League.Ngôi sao mà HLV Kim Sang-sik thích nhất là Zinedine Zidane. Còn về hình mẫu huấn luyện, ông Kim chọn Sir Alex Ferguson, nhà cầm quân huyền thoại của "Quỷ đỏ". Trước khi sang Việt Nam, HLV Kim Sang-sik có sự nghiệp cầu thủ huy hoàng khi cùng Jeonbuk vô địch K-League và AFC Champions League. Sau khi giải nghệ, ông giữ vai trò trợ lý, rồi lên làm HLV trưởng ở mùa giải 2021. Ông Kim được truyền thông Hàn Quốc mô tả là "chuyên gia chiến thắng". Chỉ 7 tháng huấn luyện đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik cũng chinh phục thành công AFF Cup 2024. Tuy nhiên, ông Kim không cho rằng đây là thành công của riêng mình. "Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cùng lãnh đạo cơ quan ban ngành đã tạo điều kiện cho tôi có mặt tại đây, hỗ trợ tôi rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ ở đội tuyển Việt Nam.Tôi cũng cảm ơn các ban bệ hậu cần đã giúp đội từ những việc như đặt vé máy bay, xếp khách sạn ăn ở. Tôi luôn biết ơn những gì họ đã làm cho tôi và đội tuyển Việt Nam. Nhiệm vụ của đội tuyển Việt Nam là thi đấu tốt trên sân, còn những việc bên ngoài, đã có những đóng góp thầm lặng của VFF. Họ đã nỗ lực rất nhiều để làm nên chức vô địch này". Báo Thanh Niên hỏi HLV Kim Sang-sik: "Nếu có thể mô tả bản thân mình bằng 3 từ, ông sẽ chọn từ gì?".Ông Kim đáp lời: "Trước tiên là 'hổ'. Tôi muốn là HLV đáng sợ để nghiêm khắc với các cầu thủ. Thứ hai là 'biến hóa', luôn thay đổi bản thân để tốt hơn. Thứ ba là 'tự tin', sau giải đấu thành công, tôi càng phải tự tin để giúp bóng đá Việt Nam trở nên tốt hơn nữa". HLV Kim Sang-sik cũng thừa nhận chịu áp lực từ thành công vang dội của người tiền nhiệm Park Hang-seo. "Quá khó để thành công được như ông Park với bóng đá Việt Nam", ông Kim nhấn mạnh. "Nhưng tôi sẽ cố gắng. Mong người hâm mộ cũng yêu mến và ủng hộ tôi như đã làm với ông Park". Bên cạnh mong muốn đưa gia đình sang Việt Nam ăn Tết, ông Kim muốn dành trọn vẹn những ngày tới để nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. "Tôi nhớ nhà, có lúc cô đơn, may mắn là ở đây tôi cũng có những người bạn Hàn Quốc đồng hành", HLV Kim Sang-sik bày tỏ. "Tình yêu bóng đá của người Việt Nam đã giúp tôi có thêm động lực". HLV Kim Sang-sik khẳng định, ông sẽ chăm chỉ đến sân tìm nhân tố mới và AFF Cup 2024 sẽ chỉ là chặng khởi đầu cho chuyến hành trình ông sẽ cùng học trò bước qua. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của soi kèo tài xỉu tối nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ soi kèo tài xỉu tối nay.Năm qua đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của Xuân Son ở cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia. Trong vai trò tiền đạo chủ lực, anh đã ghi được nhiều bàn thắng quan trọng, giúp CLB Nam Định lên ngôi ở đấu trường V-League. Sự nổi bật của Xuân Son không chỉ đến từ kỹ năng chuyên môn, mà còn ở tâm huyết thi đấu và khả năng dẫn dắt. Anh đã trở thành tác nhân chính giúp CLB Nam Định có được mùa giải thành công nhất trong nhiều năm trở lại đây. Anh đồng thời cũng là "Vua phá lưới" V-League 2 mùa giải liên tiếp. Đặc biệt, trong mùa giải 2023-2024, cầu thủ sinh năm 1997 đã giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất V-League, đoạt giải "Bàn thắng đẹp nhất giải" và đạt danh hiệu "Vua phá lưới" với 31 bàn thắng. Đây là một con số mang tính lịch sử, phá vỡ kỷ lục 25 bàn của cựu tiền đạo Lê Huỳnh Đức.Theo thống kê từ chuyên trang chuyển nhượng bóng đá Transfermarkt, Xuân Son đã ra sân tổng cộng 100 trận tại V-League, ghi được 71 bàn thắng và đóng góp 14 pha kiến tạo trong màu áo các CLB Nam Định, Đà Nẵng, và Bình Định. Anh cũng là chân sút có hiệu suất tốt nhất V-League nhiều năm trở lại đây. Nam Định là CLB đầu tiên Xuân Son gắn bó khi tới Việt Nam vào năm 2020 và sau khi trải qua 2 chặng chuyển tiếp ở Đà Nẵng và Bình Định, anh quay trở lại mái nhà đầu tiên vào năm 2023 và gắn bó tới nay. Tình yêu với mảnh đất thành Nam của Xuân Son được khẳng định khi anh chia sẻ rằng tết năm nay là cái tết hạnh phúc khi anh được đón năm mới ở vùng đất đã "kiến tạo" nên Xuân Son ngày hôm nay. Sau thời gian chờ xét duyệt, Xuân Son chính thức nhận quốc tịch Việt Nam hồi tháng 10.2024, sau đó được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách dự AFF Cup 2024. Tuy nhiên, vì quy định của FIFA, anh phải chờ sau 3 lượt trận đầu tiên mới có thể ra mắt đội tuyển và anh đã không làm người hâm mộ thất vọng. Tại AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son đã tạo nên một dấu ấn khó phai trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á. Dù chỉ thi đấu 5 trận, anh xuất sắc ghi 7 bàn thắng và giành cả hai danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất giải" lẫn "Vua phá lưới". Thành tích này không chỉ thể hiện tài năng vượt trội mà còn cho thấy sự hòa nhập nhanh chóng và tinh thần cống hiến của anh đối với đội tuyển Việt Nam.Trong quá khứ, bóng đá Việt Nam từng chứng kiến sự góp mặt của một số cầu thủ nhập tịch như Fabio dos Santos (Phan Văn Santos), Kesley Alves (Huỳnh Kesley), Samson Kayode (Hoàng Vũ Samson, thi đấu cho Buriram United năm 2018), Gaston Melo (Đỗ Merlo),... Tuy nhiên, họ chưa từng có cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam để thi đấu ở các giải quốc tế chính thức. Hiện nay, chỉ có Nguyễn Xuân Son đã vượt qua mọi rào cản để trở thành nhân tố chủ chốt trên hàng công, góp phần quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam chinh phục đỉnh cao khu vực.Sự hiện diện và thành công của anh đã phá vỡ những định kiến tồn tại lâu nay về cầu thủ gốc nước ngoài, mở ra một chương mới cho việc sử dụng nguồn lực này trong tương lai. Xuân Son không chỉ mang đến chất lượng chuyên môn cao mà còn thể hiện tình yêu sâu sắc với Việt Nam, minh chứng qua những hành động giản dị như cùng gia đình tham gia vào các hoạt động đời thường, say mê các món ăn Việt và niềm tự hào khi hát Quốc ca.Thành công của Xuân Son đã tạo động lực để đội tuyển Việt Nam xem xét và tiếp nhận thêm các cầu thủ nhập tịch khác như Jason Quang Vinh, Hendrio Araujo,...Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam hôm ấy đáng lẽ phải trọn vẹn niềm vui, nhưng chấn thương nghiêm trọng của Xuân Son đã để lại một nốt lặng đầy ám ảnh trong lòng người hâm mộ. Khi anh đổ gục xuống sân, cả khán đài như nín lặng, hàng triệu con tim thắt lại, lo lắng dâng trào. Đó không chỉ là nỗi đau thể chất của Xuân Son, mà còn là nỗi đau của những người yêu bóng đá nước nhà, khi chứng kiến một trụ cột của đội tuyển phải đối mặt với thách thức lớn nhất sự nghiệp.Chẩn đoán ban đầu về chấn thương của Son chỉ là một ổ gãy đơn giản, nhưng sau quá trình kiểm tra chi tiết, các bác sĩ phát hiện tình trạng phức tạp hơn nhiều: một ổ gãy thân xương chày với mảnh rời lớn hình chêm dài 7 cm ở thành sau, kèm theo nguy cơ phát sinh thêm các mảnh gãy rời nếu không được xử lý đúng cách. Đây không chỉ là bài toán kỹ thuật mà còn là thước đo sự khéo léo và kinh nghiệm của ê kíp phẫu thuật, khi vừa phải đảm bảo xương được cố định chắc chắn, vừa tránh gây tổn thương thêm đến các cấu trúc lành và làm chậm quá trình phục hồi sinh lý.Phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tủy trong trường hợp này mang tính thách thức cao. Việc lựa chọn mở ổ gãy để nắn chỉnh mảnh rời hay đóng đinh nội tủy kín đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì mỗi phương án đều có những nguy cơ riêng. Ngoài ra, kích thước cơ thể lớn và thể trạng của Xuân Son càng khiến mọi thao tác phải chính xác đến từng chi tiết. Mỗi bước đi trong phẫu thuật được tính toán và mô phỏng kỹ qua phần mềm hiện đại, để đảm bảo sự vững chắc và khả năng phục hồi tốt nhất cho cầu thủ.Sau phẫu thuật, hành trình phục hồi của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, được chia thành bốn giai đoạn với mục tiêu cụ thể: kiểm soát đau, phục hồi chức năng cơ bản, cải thiện sức mạnh và tầm vận động, và cuối cùng là chuẩn bị thể lực ở mức độ cao. Dù phẫu thuật chỉ là 10% của quá trình trở lại, 90% còn lại là sự quyết tâm của Son, kết hợp với đội ngũ phục hồi chức năng và ban huấn luyện. Một cầu thủ chuyên nghiệp có thể mất trung bình 9 tháng để trở lại sân cỏ, và điều này cũng phụ thuộc nhiều vào cách cơ thể đáp ứng với các giai đoạn phục hồi.Từ một cầu thủ luôn bừng sáng trên sân cỏ, Xuân Son giờ đây phải bước vào cuộc chiến hoàn toàn khác, nơi không còn tiếng cổ vũ cuồng nhiệt, chỉ còn sự kiên cường và nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. Thử thách này sẽ không dễ dàng, nhưng với tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, người hâm mộ tin rằng anh sẽ trở lại, mạnh mẽ hơn, để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới cùng đội tuyển Việt Nam. Anh nhận được hỗ trợ tối đa từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), từ CLB Nam Định, từ gia đình, người hâm mộ và cả các doanh nghiệp, nhà tài trợ cùng Bệnh viện đa khoa Vinmec - nơi anh đang điều trị. Những bằng khen, phần thưởng có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cũng sẽ là động lực lớn để anh và gia đình vững tin trong hành trình phục hồi phía trước. Sau 3 tuần điều trị tại Bệnh viện Vinmec (Hà Nội), Xuân Son đã trở về nhà để sum họp cùng gia đình. Anh nhận được sự chào đón nồng hậu từ người hâm mộ Nam Định."Nam Định luôn là nơi tôi yêu quý vô cùng. Sau 3 năm sống tại đây, tôi cảm nhận rõ rệt tình cảm đặc biệt mà người dân Nam Định dành cho mình. Chính vì thế, đón tết ở Nam Định là một trải nghiệm không thể nào quên. Tôi yêu mọi thứ thuộc về nơi này", Xuân Son chia sẻ với Báo Thanh Niên vào chiều ngày 25.1, trong lúc đang cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới tại nhà riêng ở thành Nam."Năm nay là cái tết thứ 5 của tôi ở Việt Nam, nhưng đặc biệt hơn cả, bởi đây là cái tết đầu tiên tôi đón với tư cách là một công dân Việt Nam thực thụ. Điều này mang ý nghĩa rất lớn với tôi và gia đình", Xuân Son xúc động nói thêm.Mùa xuân này, với tư cách một công dân Việt Nam, Xuân Son đang tận hưởng những giây phút ý nghĩa bên gia đình và những người yêu quý mình tại Nam Định – nơi đã trở thành mái nhà thứ hai của anh.Chấn thương đã làm gián đoạn hành trình đầy rực rỡ của Xuân Son tại AFF Cup, nhưng không thể dập tắt đi ngọn lửa quyết tâm trong anh. Chức vô địch AFF Cup có thể kém trọn vẹn khi anh không thể có mặt trên sân để ăn mừng cùng cả đội nhưng anh biết rằng đó chỉ là bắt đầu cho một chặng đường khác đáng mong đợi. ️
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa. ️
"Tình yêu văn chương của tôi được hình thành từ nhỏ nhờ ba mẹ tôi, vốn xuất thân từ nghề giáo luôn rất thích đọc để nâng cao kiến thức. Vì vậy, giờ đây dù đã trưởng thành, tôi vẫn thường ngắm nhìn mẹ đọc sách báo sau mỗi bữa cơm mà rưng rưng vì xúc động".️