Cái gì thiết thực, giúp người, cứu người là làm thôi
Mục tiêu của Honor là xây dựng một hệ sinh thái thiết bị AI đa dạng, không chỉ bao gồm smartphone mà còn cả máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị điện tử đeo và nhiều tiện ích khác.Để hiện thực hóa kế hoạch này, Honor dự định hợp tác chặt chẽ với Google và Qualcomm nhằm triển khai các giải pháp AI tiên tiến. Cụ thể, công ty sẽ tích hợp dòng mô hình AI Gemini vào các sản phẩm của mình và sử dụng chip hiện đại của Qualcomm để tối ưu hóa các tính năng AI.Honor cũng kêu gọi toàn bộ ngành công nghiệp cùng tham gia vào việc phát triển một hệ sinh thái AI mở, với một phần trong đó là giới thiệu Alpha Plan, bao gồm ba giai đoạn phát triển.Giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung vào việc phát triển một chiếc smartphone AI "siêu thông minh" lấy con người làm trung tâm nhằm nâng cao năng suất và cải thiện cuộc sống hằng ngày của người dùng. Giai đoạn thứ hai sẽ tạo ra một hệ sinh thái AI mở, cho phép tương tác liền mạch giữa nhiều thiết bị và nền tảng. Cuối cùng, giai đoạn ba sẽ chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) với khả năng vượt qua nhận thức của con người.Hiện tại, Honor đang phát triển một ứng dụng AI di động với giao diện đồ họa có khả năng thực hiện các tác vụ thực tế như đặt phòng khách sạn, sắp xếp cuộc họp và quản lý lịch trình. Công ty cũng đang phát triển các công cụ AiMAGE và AI Upscale để xử lý hình ảnh, giúp cải thiện độ rõ nét và chỉnh sửa ảnh chân dung cũ. Đặc biệt, Honor sẽ tích hợp công cụ phát hiện deepfake vào các dòng smartphone hàng đầu và thiết bị gập mới nhất của mình.Với những sáng kiến này, Honor hy vọng củng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, nơi Apple và Samsung đang thống trị. Ngoài ra, công ty cam kết cung cấp 7 năm hỗ trợ cập nhật Android và bản vá bảo mật cho dòng smartphone Magic, tương tự như những gì Google và Samsung đã thực hiện.Săn học bổng toàn phần với chứng chỉ IELTS từ 6.5
Những ngày này, sắc xuân nhuộm thắm khắp các hành lang, lớp học,... các cơ sở Victoria School. Đây là thành quả từ sự sáng tạo và khéo léo của các em học sinh và thầy cô giáo.Với chủ đề "Vị của Tết", chuỗi hoạt động của Victoria School đã được triển khai khắp 17 cơ sở. Chương trình không chỉ giúp học sinh cảm nhận được hương vị Tết cổ truyền mà còn góp phần nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc, hun đúc tinh thần tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của quê hương.Thông điệp "Dẫu muôn vàn đổi thay, vị Tết vẫn tròn đầy" chính là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ về sự trường tồn của hương vị Tết - không chỉ là vị của bánh chưng, bánh tét, mứt gừng hay dưa hành, mà còn là vị của yêu thương, của sự sum họp, của những phong tục đã trở thành bản sắc. Không khí rộn ràng nô nức cùng bữa tiệc ẩm thực đa dạng là điểm nổi bật trong chương trình Hội xuân của Victoria School - Nam Sài Gòn. Dưới hình thức chợ xuân, các em học sinh đã tổ chức các gian hàng, bán những món ăn truyền thống, hòa cùng giai điệu múa lân rộn ràng. Đặc biệt, học sinh đã tự mình lên ý tưởng, chuẩn bị sản phẩm và thuyết phục để bán hàng.Tại Victoria School - Riverside (Trường Khải Hoàn), học sinh được tham gia vào nhiều hoạt động như trải nghiệm nghệ thuật tò he, viết thư pháp cùng ông đồ, sáng tạo bao lì xì Tết, chơi các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, ném vòng cổ chai,...Trong trang phục áo dài, áo bà ba… học sinh mầm non tại các cơ sở mầm non trong hệ thống Victoria School như Victoria Preschool - SwanBay, Victoria Preschool - Hoàng Đồng, Wonderkids, Kindy Town, Dream School, Midori, cũng sẵn sàng đón Tết. Nhiều hoạt động hấp dẫn đã được tổ chức cho các bé như hội chợ Tết, chơi trò chơi dân gian, học gói bánh chưng, làm bánh bột lọc... Các tiết học về kỹ năng cũng lồng ghép các thông điệp về Tết như sáng tạo pháo hoa Tết, cắm hoa ngày Tết,...Hướng tới mục tiêu đào tạo những công dân toàn cầu hạnh phúc mang đậm bản sắc dân tộc, ngoài những sân chơi mang tính quốc tế về ngoại ngữ, STEM, tranh biện, toán học, thể thao... Victoria School lồng ghép nhiều bài học về giá trị truyền thống vào các tiết học và hoạt động. Chuỗi sự kiện Tết là một trong số trải nghiệm dành cho học sinh và cả giáo viên. ThS Riaan O'Brien - Hiệu trưởng Victoria Preschool - Mailand Hoàng Đồng cho biết, việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động này giúp học sinh không chỉ cảm nhận mà còn có cơ hội "chạm" vào những phong tục tập quán, từ đó nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc một cách tự nhiên nhất: "Khoác lên mình tà áo dài, áo bà ba, thưởng thức hương vị bánh chưng, bánh tét, hay đơn giản là cùng nhau nặn tò he, viết câu đối – mỗi trải nghiệm đều giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của Tết".Các hoạt động trải nghiệm cũng là cơ hội để học sinh rèn luyện những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng và quản lý tài chính – những kỹ năng có giá trị trong cả học tập và cuộc sống sau này.Khi biết trân trọng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp, các em cũng đang góp phần làm cho văn hóa Việt Nam tiếp tục lan tỏa và phát triển trong dòng chảy hội nhập của thế giới.Victoria School là Hệ thống trường học liên cấp quốc tế song ngữ Cambridge theo mô hình Happy School của UNESCO, giúp học sinh tiếp cận nền giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam với chi phí hợp lý nhất. Sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo những thế hệ học sinh ưu tú, bản lĩnh, trở thành những công dân toàn cầu hạnh phúc, có bản sắc dân tộc và lòng trắc ẩn, có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội.Năm học 2025-2026, Hệ thống giáo dục Victoria School tuyển sinh từ mầm non đến lớp 12 với nhiều ưu đãi về học phí hấp dẫn. Liên hệ ngay để được tư vấn:Hotline: 1900 68 08Website: victoriaschool.edu.vn
Không phải Kati, Dia1 và Glory mới là mảnh ghép còn thiếu của ĐTQG Việt Nam
Sáng 6.2, Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei cho biết đang triển khai các biện phòng bệnh lở mồm long móng bùng phát tại địa phương.Hiện địa phương này đã ghi nhận 73 con gia súc (63 con bò và 10 con trâu) của 33 hộ dân tại xã Đăk Nhoong và xã Xốp mắc bệnh lở mồm long móng với các triệu chứng như: đi lại không bình thường, biểu hiện mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn...Vài ngày trước, nhiều hộ dân tại xã Đăk Nhoong (H.Đăk Glei) phát hiện đàn trâu, bò có triệu chứng bỏ ăn, đi lại không bình thường.Ông A Nhải (thôn Đăk Nhoong, xã Đăk Nhoong) cho biết, sau khi phát hiện trâu, bò có biểu hiện lạ, ông đã báo cơ quan chức năng về tình trạng đàn trâu, bò của gia đình. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định đàn trâu, bò tại xã Đăk Nhoong mắc bệnh lở mồm long móng."Hiện tôi và bà con đang thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, không cho dịch bùng phát", ông A Nhải nói.Theo Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei, trong năm 2024, một số gia súc tại địa phương không được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng. Nguyên nhân là do trong quá trình tiêm phòng, một số gia súc đang mang thai và thả rông trong rừng không bắt giữ được. Hiện Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei đang bám sát ổ dịch để theo dõi, hướng dẫn các hộ phòng, chống dịch bệnh lây lan.UBND H.Đăk Glei đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT huyện xuất cấp 100 lít hóa chất, 1.000 kg vôi bột, 85 bộ quần áo bảo hộ, khẩu trang để khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường tại ổ dịch và các thôn tiếp giáp; hướng dẫn người dân quản lý, cách ly, xử lý, chăm sóc, chữa trị cho gia súc mắc bệnh.UBND H.Đăk Glei cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Đăk Nhoong và xã Xốp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng... cho người dân địa phương.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Nhớ lần tranh luận với Bộ trưởng và chuyện Phó Giám đốc Sở nộp đơn xin nghỉ việc
(Điện Biên)