Bỏng gạo - thức quà của cả tuổi thơ
Sau 2 lượt trận, đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa có chiến thắng nào. Đoàn quân của HLV Nguyễn Đình Long hòa 0-0 với đội Trường ĐH Trà Vinh, sau đó để thua 1-2 trước đội cựu vô địch ĐH Huế. Tính đến lúc này, đội chủ nhà mới có 1 điểm duy nhất.Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt buộc phải giành chiến thắng khi gặp đội Trường ĐH Quy Nhơn vào chiều nay. Vì chỉ khi có 4 điểm, thầy trò HLV Nguyễn Đình Long mới hy vọng giành vé đi tiếp vào tứ kết. "Không còn sự lựa chọn nào khác. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng cần phải chiến đấu hết mình ở trận cuối Trường ĐH Quy Nhơn. Mục tiêu chắc chắn là giành chiến thắng thì mới mong vào tứ kết", ông Long khẳng định.Trong khi đó, đội Trường ĐH Quy Nhơn đã thắp lại hy vọng giành vé tứ kết sau lượt trận thứ 2. Tại trận ra quân, đại diện của khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên để thua sít sao 0-1 trước ĐH Huế. Nhưng đến trận thứ 2, đội bóng của HLV Thái Bình Thuận đã nhập cuộc với quyết tâm cao độ, để thắng thuyết phục 3-1 trước đội Trường ĐH Trà Vinh.Vào lúc này, Trường ĐH Quy Nhơn đang có 3 điểm và chỉ cần có 1 điểm ở trận cuối là sáng cửa đi tiếp. Tuy nhiên, HLV Thái Bình Thuận dự báo đội bóng của ông sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối đầu với chủ nhà trong trận đấu quyết định. "Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng có lợi thế sân nhà, quen mặt sân và có đông đảo khán giả sát cánh cổ vũ. Họ chơi khá gắn kết và sở hữu đội hình nhiều cầu thủ có thể hình tốt. Tuy nhiên, chúng tôi muốn đi tiếp vào vòng trong và mục tiêu là phải có điểm ở trận cuối vòng bảng", HLV Bình Thuận nhận định.V-League và chuyện mặt sân cỏ
Khi được hỏi, tất cả những người dân địa phương đều không biết danh tính những người đang bao chiếm hàng chục ha đất ven biển thuộc các xã Kiểng Phước, Tân Thành, Tân Điền (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) để nuôi hàu thương phẩm. Đứng trên đê biển Tân Thành quan sát, bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy ngay bên dưới bãi rác Kiểng Phước là các giàn nuôi hàu liên kết với nhau, chạy song song đê biển với chiều dài hơn 10 km, thuộc các xã Tân Điền, Tân Thành và Kiểng Phước của H.Gò Công. Các giàn nuôi hàu này được kết lại. Mỗi mảng liên kết với nhau bằng nhiều dây lớn, phía trên là các phuy nhựa nổi, phía dưới là ruột xe để cho hàu bám vào. Lúc triều cường lên, từng mảng rác lớn từ bãi rác Kiểng Phước bị cuốn phăng xuống biển, trôi xung quanh các giàn nuôi hàu. Theo người dân địa phương, hơn 2 năm trước, có một số người lạ mặt đến đây thả các giàn ruột xe xuống khu vực ven biển để nuôi hàu. Không lâu sau đó, mô hình này nở rộ rất nhanh, nhiều người lạ mặt bao chiếm toàn bộ khu vực dọc đê biển Tân Thành. Một ngư dân sống gần đê biển Tân Thành cho biết: "Cũng sử dụng đất ven biển làm kinh tế nhưng người nuôi nghêu phải làm hợp đồng thuê đất với nhà nước; sò giống tự nhiên cũng do nhà nước quản lý, cấm khai thác. Riêng những người nuôi hàu bằng ruột xe thì không phải thuê đất, họ ngang nhiên bao chiếm bãi biển. Họ làm công khai trong thời gian dài như vậy. Thật sự, tôi không hiểu đây là mô hình gì..." Để làm rõ vùng đất rộng lớn ven biển bị bao chiếm để nuôi hàu, PV Thanh Niên đã liên hệ chính quyền địa phương. Trao đổi bằng văn bản với PV, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND H.Gò Công Đông (Tiền Giang) khẳng định, mô hình nuôi hàu bằng ruột xe dọc theo biển Tân Thành là tự phát, chính quyền địa phương không cấp phép. Các chủ giàn hàu tự bao chiếm đất ven biển cách bờ từ khoảng 500 - 3.500 m để thả nuôi.Về công tác quản lý nhà nước, theo ông Sơn, ngày 11.11.2024, UBND H.Gò Công Đông đã ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra chấp hành pháp luật về nuôi hàu không đúng quy định. Đến nay, UBND huyện đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 12 chủ nuôi hàu trên biển thuộc địa bàn xã Kiểng Phước để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa ban hành quyết định xử phạt.PV Thanh Niên cũng đặt câu hỏi về việc cách nuôi hàu bằng ruột xe cũ này có được tiếp tục tồn tại hay không? vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàu thương phẩm được nuôi từ mô hình này?. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương vẫn chưa có câu trả lời.
Thu hồi khu đất vàng 152 Trần Phú
Ngày 20.2, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là Công ty CP bất động sản Hà Quang (chủ đầu tư dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II, ở TP.Nha Trang), người bị kiện là UBND tỉnh Khánh Hòa và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Phiên tòa đưa ra xét xử vụ việc vào ngày 17.2 và tiếp tục vào hôm nay (20.2). Sau thời gian nghị án, HĐXX TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty CP bất động sản Hà Quang; hủy quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh Khánh Hòa và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Với lý do quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng. Cụ thể, theo quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này. Sau đó, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa lần lượt ra 3 thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, quá trình xác định giá đất dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II được thực hiện vào thời điểm Điều 37 của Nghị định 71 quy định về phương pháp thặng dư đã có hiệu lực từ ngày 27.6.2024.Tuy nhiên, ngày 31.7.2024, Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa trình UBND tỉnh ban hành quyết định 2282 (đính kèm biên bản họp Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các tài liệu do đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành) thì các cơ quan, tổ chức này đều không áp dụng Điều 37 của Nghị định 71, dẫn đến việc địa phương này vẫn áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cho dự án theo quy định tại Nghị định 12 đã hết hiệu lực thi hành. Dựa vào Quyết định 2282, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ra các Thông báo 11456, 11596, 11573, yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Từ các cơ sở trên, tòa tuyên hủy quyết định 2282 và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Như Thanh Niên thông tin, Công ty CP bất động sản Hà Quang được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất lần đầu vào tháng 4.2004 để thực hiện dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II. Năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định trên để ban hành quyết định mới và giao lại hơn 51 ha đất cho Công ty CP bất động sản Hà Quang thực hiện dự án. Đến ngày 29.8.2024, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định 2282 về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II.
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 21.1 tới đây, 5 đơn vị được vào vòng 2 cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ bước vào giai đoạn báo cáo thuyết minh phương án thiết kế trước Hội đồng chuyên môn. Từ đó sẽ chọn ra ý tưởng xuất sắc nhất, mang đến phương án quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa xứng tầm, đem lại lợi ích lớn cho người dân. Không chỉ hơn 16.600 người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa mong ngóng, mà người dân TP.HCM đều chờ đợi sớm có cái kết đẹp cho bán đảo bị “treo” suốt 3 thập kỷ bởi những dự án được vẽ ra nhưng không thể hiện thực hóa.Người dân sẽ thụ hưởng giá trị tương lai của quy hoạch, đó chắc chắn là tiêu chí quan trọng để lựa chọn ý tưởng thắng giải. Ghi nhận ý kiến của người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cũng như TP.HCM, hầu hết đều mong mỏi TP sẽ sáng suốt lựa chọn được ý tưởng quy hoạch xứng tầm, mang lại sự phát triển tổng thể về kinh tế, hạ tầng giao thông - hạ tầng xã hội, du lịch, môi trường, diện mạo đô thị, nhà ở khang trang, phát huy lợi thế vị trí, giá trị tự nhiên sông nước của bán đảo… “Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch sẽ giúp Bình Quới - Thanh Đa đi sau nhưng sẽ phát triển nhanh, có những công trình biểu tượng, tạo dấu ấn mới, trở thành một điểm đến tầm cỡ quốc tế, giúp người dân nơi đây được mở mày mở mặt sau hơn 30 năm chờ đợi…”, anh Trọng Việt - người dân tại quận 1 TP.HCM nói.Theo các chuyên gia, cuộc thi này có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra giải pháp quy hoạch không gian đô thị phù hợp, không chỉ giúp Bình Quới - Thanh Đa “lột xác” mà còn giúp “hòn ngọc” này tỏa sáng, vươn mình trở thành một điểm nhấn tầm cỡ của đô thị lớn nhất cả nước. Muốn vậy, quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cần chú trọng chiến lược phát triển bền vững, tạo ra một cộng đồng có tính thích ứng, phát triển hài hòa với dòng chảy sông Sài Gòn; phát huy cảnh quan ngập nước, tạo nên các khu du lịch sinh thái ven sông, tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương độc đáo... Nếu Trường Thọ gắn với đổi mới sáng tạo, thương mại dịch vụ thì Thanh Đa sẽ phát triển nhiều mảng công viên xanh, trở thành một “sân chơi”, điểm đến đa trải nghiệm của TP. Khi đó, người dân được sống trong những không gian vừa hiện đại vừa sinh thái, đồng thời có thể làm giàu nhờ phát triển du lịch, dịch vụ. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thanh Đa dù chỉ là một bán đảo nhưng quy hoạch phải nhìn trong tổng thể phát triển sông Sài Gòn, đặt trong chiến lược phát triển đến 2030 - 2050. Do đó, phải đặt ra hết vấn đề liên kết với trung tâm hiện hữu thế nào, nối ra biển, nối về Bình Dương, nối với tuyến đường ven sông Sài Gòn ra sao… Gắn với định hướng dài hạn đó thì TP.HCM sẽ đạt mục tiêu tái hiện đô thị gắn kết với sông nước, đem lại giá trị rất lớn cho TP.HCM cũng như toàn vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cần tạo ra những công trình điểm nhấn, biểu tượng, đẳng cấp nhất, đẹp nhất ở Bình Quới - Thanh Đa để xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của bán đảo. KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, kỳ vọng những công trình cao nhất, đẹp nhất của TP.HCM sẽ đặt ở bán đảo Thanh Đa. Khi đó, bán đảo Thanh Đa sẽ thành trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế. Với mục tiêu đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa phát triển xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của mình, nơi đây sẽ có các công trình điểm nhấn, công trình phức hợp đa năng (như văn phòng - thương mại), khách sạn 5 sao phục vụ du lịch cao cấp. Đồng thời, cần công trình đa năng, sáng tạo, đặc sắc như quần thể triển lãm, trình diễn show nhạc nước, thực cảnh hay công viên chuyên đề với công trình biểu tượng nghệ thuật như có những cây cầu đặc biệt, hay các đài phun nước tạo ấn tượng cho cảnh quan… Từ đó, mang đến diện mạo mới khang trang, cảnh quan hiện đại với những công trình kiến trúc đẹp, trở thành niềm tự hào cho người dân TP."Việc tìm kiếm một công trình kiến trúc điểm nhấn, mang tính biểu tượng ở TP.HCM là cần thiết. Nhắc tới Úc là người ta nghĩ tới Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) tại Sydney, Hà Lan thì có công trình cối xay gió…, những công trình này mang ý nghĩa giá trị đặc biệt cho riêng địa phương, nhắc tới là nhớ đến TP đó ngay lập tức. Câu chuyện này lâu nay chúng ta cũng tính đến nhưng vẫn chưa triển khai được. Vị trí có thể tính đến là ở bán đảo Thanh Đa. Cốt lõi công trình đó phải đạt đến tầm cỡ, tức là nhìn thấy nó thì người ta biết ngay là TP.HCM", KTS Khương Văn Mười nêu quan điểm.Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của bán đảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đầu tiên bản quy hoạch không thể chỉ nhìn hạn hẹp trong ranh giới Bình Quới - Thanh Đa, mà phải nhìn rộng hơn trong tương quan tổng thể không gian đô thị bên này bán đảo và bên kia sông. Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không chỉ là bờ sông bao quanh bán đảo, mà cần tính từ các trục giao thông huyết mạch xung quanh, ở bên kia sông. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, vị trí Bình Quới - Thanh Đa cần gia tăng kết nối với các khu vực lân cận như Thảo Điền, Trường Thọ, Rạch Chiếc thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quy hoạch 3 - 4 cây cầu), đường thủy, các cây cầu đi bộ, thậm chí nghĩ tới hệ thống monorail, phát triển hệ thống bến du thuyền kết hợp không gian mặt nước...Cần ít nhất 3 - 4 cầu nối thẳng sang khu cảng Trường Thọ, khu đô thị An Phú, Linh Đông… “Các hồ sơ dự thi ý tưởng quy hoạch Thanh Đa cần nêu chi tiết vị trí xây dựng cầu. Giải được bài toán kết nối sẽ tạo nên cơ hội và động lực mới, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng bảo tồn, chỉnh trang, và phát triển các khu đô thị trên bán đảo Thanh Đa cũng như các khu bên kia sông”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm.Bên cạnh chức năng kiến tạo không gian sống hiện đại, sinh thái với chất lượng sống cao, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn giàu tiềm năng để định vị là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, triển lãm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của TP.HCM. Từ đó mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, thương mại, giúp tạo công ăn việc làm, mang đến thu nhập bền vững, làm giàu cho người dân. Cũng từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.Việc tổ chức cuộc thi khẳng định quyết tâm thay đổi "vận mệnh" Bình Quới - Thanh Đa của TP.HCM. Các chuyên gia kỳ vọng, với sự góp sức của các đơn vị quy hoạch, kiến trúc tầm cỡ quốc tế, sớm đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lột xác trở thành trung tâm về đô thị - du lịch sinh thái tầm vóc quốc tế, mang lại giá trị thụ hưởng lớn cho chính người dân nơi đây.Nói về việc quy hoạch Thanh Đa nhiều lần bị lỡ hẹn, theo KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, bên cạnh những khó khăn, tồn tại cũ như quy mô dự án quá lớn, nguồn vốn cao, khả năng thu hút nhà đầu tư thấp, thì một phần do quy hoạch, định hướng phát triển và cách làm trong giai đoạn trước chưa phù hợp, khiến dự án không khả thi, dùng dằng mãi không thể dứt điểm. Trong lần trở lại này, cuộc thi kỳ vọng tìm ra được quy hoạch phù hợp, khả thi, từ đó hấp dẫn được các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM quyết tâm “hồi sinh” vùng đất này khi đưa dự án Bình Quới - Thanh Đa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp TP thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), với mục tiêu đến ngày 30.4 sẽ hoàn thành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.
Họa sĩ Mai Quế Vũ 'khoác áo mới' cho sách hay về Điện Biên Phủ
Vận hành BMW 320i trong điều kiện vừa tăng tốc nhanh vừa đánh lái gắt và liên tục (zíc-zắc) dễ dàng hơn nhiều chiếc sedan thuần túy khác, chạm ngưỡng 60 km/giờ, liên tục chuyển hướng mà không gặp nhiều khó khăn. Hệ khung khung gầm cứng vững, được tính toán kỹ càng của nhà sản xuất khiến người lái ôm cua mượt mà, thân xe không bị vặn nhiều.