Keysight và Capgemini xác nhận giải pháp RAN 5G NR mới cho mạng di động vệ tinh
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.Chuyên gia tư vấn dự phòng và điều trị bệnh đường hô hấp ở trẻ
Dự án Thành Lộc hoạt động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và giúp cung cấp giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhất. Họ cung cấp học bổng giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, nhà ở, thư viện và giếng nước để giúp tạo ra sự thay đổi bền vững cho những người có nhu cầu.
'Muốn mở thêm visa, du lịch có thể phải chờ tới 10 năm nữa'
Sau 2 năm làm việc văn phòng với mức lương ổn định trên 10 triệu đồng/ tháng, cuối năm 2024, Nguyễn Thanh Đông quyết định nghỉ việc. Áp lực công việc cùng cảm giác không phù hợp khiến chàng trai trẻ rơi vào bế tắc. “Cảm thấy mình không thuộc về môi trường đó. Dù thu nhập tốt, nhưng tinh thần mình cứ dần kiệt quệ”, Đông chia sẻ. Quyết định rời TP.HCM, anh trở về quê nhà ở TP.Vũng Tàu để nghỉ ngơi và tìm lại sự bình yên.Sau một tháng sống cùng gia đình, Đông xin làm phụ bếp tại quán ăn chay. Đông phải dậy từ 4 giờ 30 sáng với việc cắt rau củ, chuẩn bị để kịp bán cho khách lúc 6 giờ. Dù vất vả, Đông không còn cảm thấy áp lực như trước. Buổi chiều, chàng trai đan lưới để kiếm thêm thu nhập.Tổng cộng, mỗi tháng Đông kiếm khoảng 8 triệu đồng, thấp hơn mức lương cũ, nhưng đổi lại, không phải lo tiền trọ và được sống gần gia đình. “Công việc này tuy nặng nhọc, nhưng mình thấy thoải mái hơn nhiều. Mình có thời gian để suy nghĩ xem bản thân thực sự muốn gì”, Đông nói.Dẫu vậy, cuộc sống mới không hoàn toàn dễ dàng. Thỉnh thoảng, Đông vẫn phải đối mặt với những câu hỏi mang tính phán xét: “Học đại học rồi giờ đi phụ bưng bê ở quán ăn à?”. Những lời nói ấy khiến chàng trai không khỏi chạnh lòng. “Ban đầu mình cũng tự vấn bản thân, nhưng rồi mọi thứ sẽ ổn thôi. Quan trọng là mình sống vui vẻ và không hối tiếc”, Đông tâm sự.Đông xem đây là “nghỉ hưu gián đoạn” để tái định hướng cuộc đời, và dự định sẽ quay lại thành phố xin việc vào tháng 6 tới.Thanh Đông không phủ nhận rằng công việc hiện tại chỉ là tạm thời. Chàng trai vẫn ấp ủ kế hoạch quay lại thành phố, tìm một công việc phù hợp hơn với năng lực và sở thích. Nhưng khoảng thời gian làm phụ bếp ở quê nhà đã dạy Đông cách trân trọng những điều giản dị và hiểu rõ giá trị của sự cân bằng trong cuộc sống.“Mình không hối hận vì quyết định này. Nó giúp mình trưởng thành hơn”, Đông khẳng định.Đào Thị Kiều Oanh (26 tuổi), tốt nghiệp ngành marketing Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, từng làm việc văn phòng với mức lương 8 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải cá nhân nhưng không thể hỗ trợ gia đình. Áp lực công việc gò bó khiến cô nghỉ việc vào tháng 4.2024. Tạm cất tấm bằng loại khá, Oanh quyết định mua xe đẩy, cùng em trai khởi nghiệp bán bánh mì. Từ lỗ vốn tháng đầu, giờ đây cô kiếm hơn 10 triệu đồng/tháng, đủ lo cho bản thân và em trai mới học xong THPT. Với Oanh, công việc tay chân không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm yêu thích, phù hợp với tính cách và mang lại sự linh hoạt.Với Oanh, hơn 1 năm đẩy xe bán bánh mì, bánh hỏi chưa từng khiến cô hối hận. Oanh cho biết đôi khi hạnh phúc không nằm ở danh vị, mà ở sự tự do và ý nghĩa từ chính đôi tay mình tạo ra. “Hiện tại mình vẫn muốn tiếp tục với công việc này. Nếu sau này có duyên và công việc phù hợp, mình sẽ trở lại làm nhân viên văn phòng”, Oanh nói.Nguyễn Minh Vương (23 tuổi), sinh sống tại 11 Lê Ngô Cát, Q.3 (TP.HCM), từng làm marketing tại một công ty quảng cáo ở Q.3, với lương 12 triệu đồng/tháng, đã nghỉ việc vào tháng 9.2024 vì áp lực deadline và môi trường cạnh tranh. Vương chuyển sang làm nhân viên nhặt bóng tại sân pickleball ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, thu nhập giảm còn 7 triệu đồng/tháng.Dù gia đình và bạn bè ngạc nhiên, Vương không bận tâm đến định kiến. Chàng trai xem đây là giai đoạn làm mới bản thân, giảm căng thẳng và rèn thêm kỹ năng, với dự định quay lại marketing hoặc thử lĩnh vực mới khi sẵn sàng.Ông Bùi Đoàn Chung, từng làm Trưởng phòng nhân sự của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Việt Nam, người sáng lập và điều hành Công ty CP Nghề nhân sự Việt Nam, cho biết nguyên nhân những người trẻ có trình độ học vấn nhưng lại lựa chọn các công việc tay chân là vì dễ làm, dễ tham gia, không đòi hỏi đầu vào, lại được tự do, thoải mái, không bị gò bó về thời gian... Tự do để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, miễn sao có thu nhập đủ dùng. Một số bạn chịu khó, có thể tìm được mức thu nhập cao hơn văn phòng. Theo ông Chung việc giới trẻ chọn công việc linh hoạt, khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng cho các vị trí cần trình độ. Nhiều người quen tự do, ngại quay lại môi trường gò bó, chọn công việc chân tay dài hạn, dẫn đến mất lực lượng lao động tri thức và gia tăng cạnh tranh ở các việc giản đơn.“Tự do không chỉ là giờ giấc thoải mái, mà nên được hiểu là khả năng làm chủ công việc, duy trì kỷ luật và trách nhiệm cao. Lời khuyên cho các bạn trẻ là kiên trì, chủ động học hỏi, tránh chạy theo xu hướng nhất thời hay thu nhập trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội phát triển dài hạn, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho cả sự nghiệp và cuộc sống”, ông Chung nói.
Có thể kể đến tiểu thuyết 25 độ âm của tác giả Thảo Trang chạm mốc 10.000 bản sau thời gian ngắn ra mắt, và là tác phẩm hiếm hoi làm được điều này suốt một năm qua. Tiểu thuyết Tổng đài kể chuyện lúc 0 giờ mang màu sắc kinh dị của tác giả mạng Emma Hạ My bán được hơn 800 bản chỉ riêng trên một trang thương mại điện tử sau một ngày phát hành. Một tác phẩm khác cũng cần kể đến là Lớp có tang sự không cần điểm danh (Doo Vandenis) tái bản chỉ sau 15 ngày phát hành, và sau 2 tháng đã tái bản đến lần thứ 3.Thành tích nói trên cũng được tiếp nối với Tắt đèn nghe chuyện cõi âm của Diệp Lâm Khánh, tái bản chỉ sau 1 ngày. Trong năm 2024, tác giả này còn cho ra Món quà đến từ cõi chết có doanh số rất đáng khích lệ. Những cây viết giải trí khác nhận được sự chú ý trong năm qua là Giai Du (Kiện trời), Thục Linh (Rừng than khóc)…Ngoài ra, dòng sách hư cấu dựa trên các nhân vật, sự kiện lịch sử cũng tạo được làn sóng yêu thích, có thể kể đến Như Sơ của Việt Chi hay Trăng tan đáy nước của Hoàng Yến… Hướng khai thác tính chất dân gian - truyền thống cũng được chú ý trong Cái áo duyên (Vân Võ), Giếng độc (Tống Ngọc), Nghiệp chướng (Trường Lê)…Chia sẻ với Thanh Niên về trào lưu này, nhà văn Đức Anh, đồng sáng lập thương hiệu Linh Lan Books - nơi có nhiều tác phẩm tạo nên hiện tượng trong năm qua, cho biết: "Trào lưu tìm về lịch sử, văn hóa dân gian đang rất mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Độc giả thanh thiếu niên cần một diễn ngôn mới để thay thế không gian cũ của họ - không gian đậm đặc văn hóa giải trí nước ngoài. Không chỉ xuất bản mà phim ảnh, truyền thông trong những năm qua đều đẩy cao yếu tố bản địa".Nhà văn Đức Anh nhận xét: "Có thể nói tác giả trẻ VN rất biết cách chăm sóc độc giả, tìm "ngách" sáng tạo phù hợp với mình và có nhiệt huyết rất lớn. Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều".Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều.Trong vài năm qua, Thảo Trang luôn là cái tên quen mặt với các bạn trẻ. Cô hài hước cho biết với tần suất xuất hiện liên tục, đã không ít lần có người hoài nghi cô chỉ là đồng tác giả hoặc có ghostwriter (người viết chính giấu mặt). Tuy vậy, Thảo Trang cho biết: "Tôi không có ai viết phụ và cũng không thích thú mấy với việc lập nhóm viết. Lý do cho việc có nhiều tác phẩm được tung ra liên tục là vì tôi đã có quá trình chuẩn bị cực kỳ lâu dài. Khi không bận bịu các công việc khác, tôi luôn dành thời gian đến nhiều nơi, gặp gỡ và phỏng vấn rất nhiều người để chuẩn bị các tập tài liệu phục vụ cho viết lách".Nhiều tác giả trẻ đã gầy dựng được thương hiệu cá nhân, tự mình sở hữu lượng độc giả nhất định. Chẳng hạn Emma Hạ My trước khi ra mắt tác phẩm chính thức đã có một fanpage ghi lại những câu chuyện để tương tác với độc giả. Thảo Trang cũng từng đăng tải những chương truyện để độc giả của mình đọc trước khi được in thành sách... Với sự phát triển của nhiều kênh giao tiếp, con đường tương tác gần gũi với độc giả hiện cũng dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó là lý do khiến đa số những cây bút này đều sở hữu lượng độc giả riêng biệt, khi sách ra mắt luôn được sự ủng hộ rất lớn.Cuối cùng, việc cộng hưởng từ các tác phẩm phái sinh, chuyển thể cũng là một lý do khác. Trong vài năm qua, dòng phim kinh dị, linh dị tạo được tiếng vang lớn, bao gồm nhiều tác phẩm mà kịch bản gốc là các tác phẩm văn học. Có thể kể đến những cây viết như Thảo Trang (Tết ở làng địa ngục, Kẻ ăn hồn), Thục Linh (Khế ước bán dâu), Phan Cuồng (Lý triều dị truyện)… đã và đang thực hiện chuyển thể. Chính điều này giúp sách của họ được chú ý, tạo ra thêm đời sống mới từ khi ra mắt. Và ngược lại, điều này cũng góp phần quảng bá tên tuổi của họ đến với độc giả mới.Nói về xu hướng trong những năm tới, nhà văn Đức Anh cho biết: "Trào lưu luôn có tính nhất thời, nhưng tôi nghĩ văn học giải trí VN vẫn sẽ đi tiếp con đường đã vững vàng của mình. Còn rất nhiều đề tài cần được nhìn nhận: những nhân vật lặng lẽ bên lề lịch sử, khoảng cách thế hệ, sự biến mất của nhiều giá trị cũ, văn minh vật chất của người Việt… Dần dần, bạn đọc cũng có nhu cầu thẩm mỹ khác, đòi hỏi tác giả phải dám tạo dựng một tinh thần riêng. Trong văn chương thì tinh thần mới là điều quan trọng, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ luôn ủng hộ, theo dõi các tác phẩm này".
Bà 'trùm' FPT Shop và nhà thuốc Long Châu: Đổi mới cách làm việc để vượt qua khó khăn trong năm 2023
chúng ta là ai chúng ta về đâu