Phần Lan: Số lượng du học sinh xin làm thường trú nhân tăng kỷ lục
Đáng nói, trong chương trình còn có ca sĩ đại diện cho thế hệ trẻ - H-Kray. Anh tên thật là Phạm Đình Huy, sinh năm 2000. Từ bé, anh được bà nội cho nghe các vở cải lương, xem các chương trình âm nhạc, dần dà đam mê bắt đầu nhen nhóm. Anh bước vào con đường âm nhạc từ năm 15 tuổi, đến nay đã có những sáng tác như Tấm lòng son, Khuất lối… và mới đây nhất là ca khúc Phấn hoa màu son song ca cùng NSƯT Thoại Mỹ. Đây là lần đầu tiên H-Kray đưa cải lương vào âm nhạc của mình.Liverpool quá mạnh khi Klopp sắp... chia tay!
Ông T. là nhân vật trong bài viết: Người đàn ông biệt tích ngày giáp tết ở TP.HCM: Gia đình 'cầu cứu' dân mạng, được đăng trên Báo Thanh Niên mới đây. Gia đình vừa thông báo đã tìm thấy ông sát tết đầy may mắn.Chia sẻ với Thanh Niên, anh Huỳnh Hoàng Tú (30 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) là cháu của ông T. cho biết rạng sáng nay 23.1, cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cậu anh đã an toàn về với gia đình sau hơn 1 tuần không rõ tung tích.Anh Tú cho biết ông T. được người tốt tìm thấy ở Quốc lộ 50 đoạn giáp Bình Chánh - Long An. Nhờ sự giúp đỡ, ông T. được chở về tận nhà. "Cả nhà ai cũng vỡ òa vui mừng, vậy là năm nay gia đình được đón tết trọn vẹn rồi. May mắn sức khỏe cậu vẫn ổn", người cháu chia sẻ thêm.Gia đình gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người trong khoảng thời gian khó khăn vừa qua. Trước đó người nhà cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 15.1, ông T. rời khỏi nhà ở xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) rồi sau đó không rõ tung tích.Khi đi, người đàn ông mặc áo xám, quần đùi xám trắng và đi xe đạp cũ màu vàng đồng. "Cậu tôi trải qua 2 lần bị tai biến nên sức khỏe không tốt, tinh thần không được minh mẫn", anh Tú chia sẻ thời điểm đó.Gia đình xác nhận thông tin ngày 16.1, ông Tính đến khu Trung Sơn (H.Bình Chánh) nhưng không có xe đạp mà đi bộ. Đây là lần đầu tiên người đàn ông mất liên lạc với gia đình lâu như vậy nên cả nhà đều sốt ruột. Người thân đang làm mọi cách để tìm người đàn ông và đến nay nhận được tin mừng.
Tranh cãi quanh việc Thái Lan mời cảnh sát Trung Quốc tuần tra chung
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Cáp treo Việt chinh phục du khách quốc tế
Tính cho đến trước khi V-League trở lại sau kỳ nghỉ Tết, Xuân Son (Nam Định), Tiến Linh (Bình Dương) và Artur De Melo (CLB Công an Hà Nội) đang cùng dẫn đầu danh sách vua phá lưới V-League 2024-2025, với 7 bàn thắng.Điều rất đáng tiếc là Xuân Son phải rời khỏi cuộc đua này do chấn thương, khi mà tiền đạo của đội Nam Định đang trên đà tìm lại phong độ cao tại giải trong nước. Sau khi Xuân Son không còn hiện diện ở cuộc đua vua phá lưới V-League 2024-2025, trách nhiệm giành giải về cho thành viên của đội tuyển Việt Nam thuộc về Nguyễn Tiến Linh.Bất chấp những thay đổi trong khu vực kỹ thuật của CLB bóng đá Bình Dương trong thời gian qua, Tiến Linh vẫn giữ được tư thế chân sút chủ lực của đội bóng miền Đông Nam bộ. Trong bối cảnh Bình Dương chưa tìm ra chân sút ngoại sáng giá để bổ sung cho hàng tấn công, vai trò săn bàn của Tiến Linh càng quan trọng.So với các mùa giải trước đây, ở mùa giải hiện tại, Tiến Linh tỏ ra toàn diện hơn. Ngoài khả năng ghi bàn bằng đầu rất lợi hại vốn là sở trưởng, khả năng ghi bàn bằng chân của Tiến Linh cũng ngày một tinh tế hơn. Là công thần của CLB Bình Dương, Tiến Linh có lợi thế lớn là luôn được các đồng đội xung quanh anh tập trung chuyền bóng, mỗi khi họ phát hiện Tiến Linh ở vào vị trí có thể nhận bóng và dứt điểm.Ngược lại, bất lợi của Tiến Linh ở chỗ, hàng tấn công của Bình Dương, từ vị trí tiền vệ tấn công cho đến tiền đạo, không có ngoại binh giỏi để làm nhiệm vụ càn lướt, "phá sức" hậu vệ đối phương, khiến cho các nội binh của Bình Dương rất vất vả trong việc đua thể lực với cầu thủ ngoại bên phía đối phương. Dù vậy, đây là điều mà Tiến Linh cùng các đồng đội trẻ xung quanh mình như Vĩ Hào, Việt Cường, Minh Khoa phải tự khắc phục, tìm cách đưa toàn đội vượt qua thời điểm nhiều áp lực hiện giờ. Trong đó, vai trò săn bàn của Tiến Linh là quan trọng nhất. Tiến Linh càng ghi nhiều bàn thắng, đội bóng của anh càng có nhiều khả năng vượt qua khó khăn.Đối thủ của Tiến Linh trong cuộc đua đến danh hiệu vua phá lưới V-League 2024-2025, ngoài Artur De Melo (CLB Công an Hà Nội, 7 bàn), còn có Lucas Vinicius (Hải Phòng, 6 bàn), Geovane Magno (Hà Tĩnh, 4 bàn).Đây đều là những tiền đạo có tên tuổi. Tuy nhiên, đội bóng của họ ít nhiều cũng gặp vấn đề trong mùa giải hiện tại. Với Artur De Melo, CLB Công an Hà Nội (CAHN) phải căng sức thi đấu trên nhiều mặt trận khác nhau (V-League, Cúp quốc gia, cúp C1 Đông Nam Á), nên không phải lúc nào Artur De Melo cũng giữ được thể lực tốt nhất tại V-League. Lucas Vinicius (thường được gọi là Lucao) là chuyên gia săn bàn rất lợi hại, nhưng đội Hải Phòng của anh đang ở nhóm dưới bảng xếp hạng, có nghĩa là đội bóng đất Cảng không đồng đều, khiến cho khả năng cung cấp bóng từ hàng tiền vệ đến với Lucas Vinicius không phải lúc nào cũng suôn sẻ.Còn với Geovane Magno, CLB bóng đá Hà Tĩnh của cầu thủ này xác định họ là đội "chiếu dưới" tại V-League. Tấn công đôi khi không phải là ưu tiên của Hà Tĩnh trong từng trận đấu. Đội này tập trung chơi phòng ngự nhiều hơn, nhất là mỗi khi họ thi đấu trên sân đối phương. Thế nên, việc Geovane Magno hoạt động đơn độc nơi tuyến trên của đội bóng miền Bắc Trung bộ là việc vẫn thường xảy ra. Điều đó cũng ảnh hưởng không ít đến chuyện săn bàn của Geovane Magno.Trong bối cảnh đó, Tiến Linh vẫn có nhiều cơ hội tiếp tục dẫn đầu và hướng đến danh hiệu vua phá lưới V-League 2024-2025. Tiến Linh có được sự ủng hộ của người hâm mộ trong nước, bởi sau khi Anh Đức (cũng 1 cầu thủ của Bình Dương) lên ngôi vua phá lưới tại V-League 2017, chưa có tiền đạo thuần nội nào thực hiện được điều tương tự. Tiến Linh là niềm hy vọng lớn nhất trong số các tiền đạo nội vào lúc này.