Trang bị ‘độc lạ’ giúp xe tăng Nga thích nghi chiến trường Ukraine
Theo Wccftech, động thái mới nhất của Qualcomm cho mục tiêu tham gia thị trường sản xuất vi xử lý (CPU) máy chủ là việc tuyển dụng Sailesh Kottapalli, cựu kiến trúc sư trưởng dòng Xeon của Intel, người hiện đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch cấp cao tại Qualcomm. Đây là bước đi quan trọng trong kế hoạch chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.Các CPU máy chủ của Qualcomm dự kiến sẽ dựa trên kiến trúc ARM, sử dụng các lõi hiệu năng cao Nuvia HPC. Đây là công nghệ mà Qualcomm đã tiếp nhận sau khi mua lại startup Nuvia vào năm 2021. Trước đây, Nuvia được kỳ vọng sẽ phát triển CPU máy chủ trước cả dòng Snapdragon X Elite, nhưng kế hoạch bị trì hoãn. Với việc Qualcomm hiện tại tập trung nguồn lực vào lĩnh vực này, có thể thấy các CPU mới đã đạt đến giai đoạn phát triển tích cực.Qualcomm không phải là cái tên mới trong lĩnh vực CPU máy chủ. Trước đây, hãng từng tung ra dòng sản phẩm Centriq vào năm 2016, sử dụng kiến trúc ARM. Dù nhận được sự chú ý ban đầu, nhưng Centriq đã không đạt được thành công thương mại vì các vấn đề về hỗ trợ phần mềm và sự thống trị của kiến trúc x86. Đây sẽ là bài học quan trọng để Qualcomm rút kinh nghiệm, đặc biệt khi hãng quay lại thị trường này trong bối cảnh mới.Tuy nhiên, Qualcomm có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy các giải pháp ARM trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi các đối thủ như Amazon với Graviton hay Ampere Computing chưa thực sự bứt phá. Thành công của Qualcomm trong việc phát triển hệ sinh thái "Windows trên ARM" cũng là tín hiệu tích cực cho các dự án CPU máy chủ sắp tới.Sự gia nhập của Qualcomm vào thị trường CPU máy chủ được kỳ vọng sẽ khuấy động thêm sự cạnh tranh với các nhà sản xuất hiện tại. Trong khi AMD và Intel tiếp tục thống trị với các giải pháp x86, Qualcomm đang đặt cược vào khả năng của kiến trúc ARM để mang lại hiệu suất cao hơn và hiệu quả năng lượng tốt hơn.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc
Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang.
Lọ Lem - 'ái nữ' nhà MC Quyền Linh khoe phong cách thời trang cực đỉnh
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam
Hiện tổ chức toàn cầu về sức khỏe nam giới Movember đang nâng cao nhận thức về các triệu chứng của tình trạng này.
Động cơ cháy, pháo đài bay B-52 Mỹ hạ cánh khẩn
Sáng 20.1, tại trụ sở T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ủy viên T.Ư Đảng các khóa. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, năm 2024 có nhiều biến động nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác.Theo Tổng Bí thư, qua những thay đổi đó, Đảng ta đoàn kết hơn, gắn bó hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn. Trước thời điểm lịch sử mới, đặt ra yêu cầu cấp bách là cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngay từ năm 2025, phải nỗ lực tối đa, tạo những yếu tố đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phấn đấu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn; tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số từ năm 2026. Đất nước trong những thời điểm lịch sử cần có ý chí, quyết tâm cao, cần có những quyết sách mang tính lịch sử. "Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được với tư duy đổi mới, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, giải pháp đột phá, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Theo đó, cần huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, động lực, sức sáng tạo; khai thác, sử dụng mọi tiềm năng còn tiềm ẩn, mọi cơ hội, lợi thế của đất nước, của từng tổ chức đảng, đảng viên, từng cấp, từng ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, từng người dân Việt Nam. Hơn khi nào hết, chúng ta cần phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, "dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung", Tổng Bí thư khẳng định.Tổng Bí thư nhấn mạnh, nhìn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang và đầy tự hào của Đảng trong 95 năm qua, sẽ càng thấy rõ hơn trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo và đảng viên hôm nay trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Theo Tổng Bí thư, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và nhân dân. Đó là mệnh lệnh của thời đại.Để thực hiện khát vọng này, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần nhận rõ những thách thức đang đặt ra hiện nay. Những thành tựu của 40 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, không cho phép tự hài lòng với những gì hiện có và nghiêm túc nhìn nhận lại để thấy rõ chúng ta đang ở đâu trong thế giới hôm nay; thấy rõ những hạn chế, yếu kém và những thách thức đang đặt ra hiện nay và trong những năm tới, không chỉ từ bên ngoài, từ những yếu tố khách quan, mà còn có cả những vấn đề nội tại, những "rào cản" từ thể chế và văn hóa. Các nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra lâu nay vẫn còn tồn tại, một số mặt diễn biến phức tạp hơn.Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần ưu tiên triển khai thật tốt các nhóm nhiệm vụ, trước hết là vấn đề xây dựng Đảng. Yêu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cấp bách Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Thứ hai là nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế.Thứ ba là chú trọng phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội xây dựng môi trường sống trong lành, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu...Tổng Bí thư đề nghị, tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó tập trung vào hai nội dung chính là chuẩn bị các văn kiện trình đại hội và chuẩn bị nhân sự. Đặc biệt, về công tác nhân sự, đây là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.Đồng thời, triển khai chủ trương của Ban Chấp hành T.Ư về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo Tổng Bí thư, đến thời điểm hiện nay, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đang được triển khai với nỗ lực, quyết tâm rất cao. Đây là đòi hỏi bức thiết và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất mong chờ, đón nhận và lan tỏa sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ trong toàn xã hội.Nhìn lại 95 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đảng và của dân tộc, Tổng Bí thư khẳng định, mỗi đảng viên chính là biểu tượng của niềm tin, trí tuệ và ý chí đoàn kết của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình."Vững tin vào sức mạnh của Đảng và sự đoàn kết của toàn dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới", Tổng Bí thư khẳng định.Tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Sao vàng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vì đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư: Lê Hồng Anh, Trần Quốc Vượng; nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch, vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Nhân dịp này, Đảng, Nhà nước cũng đã truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Chủ tịch nước, đại tướng Trần Đại Quang. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình.Cũng tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huy hiệu 80 năm, 65 năm, 60 năm, 55 năm, 50 năm, 45 năm, 40 năm tuổi Đảng tặng 15 đảng viên là nguyên ủy viên T.Ư Đảng.