Thông báo chính thức về đăng ký tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.5 đồ uống ảnh hưởng đến collagen khiến da lão hóa nhanh chóng
Sáng 22.2, giá USD tại các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng. Chẳng hạn, ACB mua chuyển khoản 25.350 đồng, bán ra 25.700 đồng, tăng 30 đồng so với hôm qua; Vietinbank mua vào 25.190 đồng, bán ra lên 25.770 đồng, tăng 80 đồng… Riêng giá USD tự do đi ngang khi tiếp tục mua vào 25.650 đồng, bán ra 25.750 đồng.Giá USD thế giới tăng nhẹ trở lại. Chỉ số USD-Index đạt 106,54 điểm, tăng 0,2 điểm. Thị trường tài chính thế giới vẫn khá căng thẳng khi ngày 20.2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về việc sẽ áp mức thuế lên tới 150% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước BRICS, nếu nhóm này có bất kỳ động thái nào nhằm tạo ra một loại tiền tệ thay thế đồng USD. Phát biểu tại Hiệp hội Thống đốc đảng Cộng hòa ở thủ đô Washington, Tổng thống Donald Trump nhắc lại rằng, một trong những điều đầu tiên mà ông từng đề cập sau lễ nhậm chức là việc sẽ áp thuế 150% đối với bất kỳ quốc gia BRICS nào nhắc đến việc loại bỏ USD.Trong khi đó, một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ mới được công bố đã làm dấy lên lo ngại mới về nền kinh tế và khiến nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu, dẫn tới lợi suất trái phiếu giảm mạnh. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan đã giảm xuống còn 64,7 trong tháng 2, giảm gần 10% và giảm mạnh hơn dự báo vì người tiêu dùng lo ngại về lạm phát cao hơn trước khả năng áp dụng các mức thuế quan mới. Triển vọng lạm phát trong 5 năm trong cuộc khảo sát là 3,5%, mức cao nhất kể từ năm 1995. Trên hết, doanh số bán nhà ở hiện có tại Mỹ đã giảm mạnh hơn dự báo trong tháng trước, xuống còn 4,08 triệu căn nhà. Theo S&P Global, chỉ số PMI dịch vụ tại Mỹ cũng đã giảm trong tháng 2 vừa qua... Điều đó khiến nhiều nhà đầu tư dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chưa có kế hoạch cắt giảm lãi suất khi lạm phát vẫn còn cao và đây là nguyên nhân hỗ trợ giá USD.
Cà Mau: 12 con cá sấu xổng chuồng là tin thất thiệt
Ngày 19.1, tại thôn Quyết Lâm (xã Thọ Lâm, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), Tập đoàn Sao Mai đã tổ chức lễ khánh thành và đưa Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Lamori Resort & Spa vào hoạt động. Lamori Resort và Spa chỉ cách Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, H.Thị Xuân) khoảng 1,5 km, cách cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân 8 km, đây là khu du lịch phức hợp “Tâm linh - Khám phá dã ngoại về nguồn” đạt tiêu chuẩn 5 Sao đầu tiên ở Thanh Hóa. Được xây dựng trên diện tích 54 ha, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, Lamori Resort & Spa sở hữu hệ thống tiện ích nghỉ dưỡng đồng bộ, hiện đại và đa dạng như: khu villa; trung tâm tổ chức sự kiện view hồ; hệ thống nhạc nước; chuỗi villa mặt hồ, villa trong lòng núi, villa nổi trên mặt hồ; bể bơi vô cực; khu spa, gym và yoga với đầy đủ trang thiết bị chăm sóc sức khỏe cao cấp...Tại Lamori Resort & Spa còn có cụm nhà hàng ven hồ nổi bật với sức chứa cùng lúc khoảng 700 khách được phục vụ bởi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp với đa dạng các món ăn Âu, Á và đặc sản địa phương. Khi đưa vào vận hành, ngoài tạo việc làm cho hơn 400 lao động tại địa phương, đây còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng - chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Phát biểu tại lễ khai trương, ông Nguyễn Văn Thi, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, nhấn mạnh việc khánh thành Khu nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa sẽ tạo cho khu vực một sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, khắc phục được những yếu điểm tồn tại trước đây, mở ra cơ hội, vận hội mới để du lịch của H.Thọ Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung cất cánh và sớm đạt mục tiêu trở thành trọng điểm du lịch quốc gia. Ông Thi cho biết thêm, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp huy động và khuyến khích các nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp, tạo đột phá trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nhờ đó, kinh tế du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngành dịch vụ, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh. Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đón trên 15,3 triệu lượt khách, đứng thứ 4 cả nước, vượt 10,9% kế hoạch và tăng 22,5% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 719.000 lượt, tăng 16,7%. Lamori Resort & Spa đi vào hoạt động góp phần quan trọng trong việc chỉnh trang không gian đô thị, hạ tầng du lịch, từng bước khẳng định thương hiệu “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”.
Ngày 27.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo rà soát nội dung clip lan truyền trên mạng xã hội, trong đó người xưng là giáo viên phản ánh về tình trạng lạm thu tại một trường học trên địa bàn. Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip của người tự xưng là N.T.G, giáo viên Trường THCS T.Q.T (H.Cái Nước, Cà Mau), phản ánh về việc nhà trường thu nhiều khoản không hợp lý từ phụ huynh học sinh.Theo nội dung clip, người này cho biết, trường thu 50.000 đồng/học sinh/năm cho phần mềm edu, trong khi những thông tin này có thể thực hiện miễn phí qua nhóm Zalo. Ngoài ra, trường còn thu 40.000 đồng/học sinh/năm cho giấy thi, giấy kiểm tra, giấy nháp, trong khi các khoản này đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí. Giáo viên trên cũng nhấn mạnh rằng nhà trường không có quyền giữ tiền của học sinh hay thu tiền mua quà tặng giáo viên vào ngày 20.11.Ngoài ra, clip còn đề cập đến các khoản thu như quỹ lớp, tiền sinh nhật thầy cô, tiền tổ chức ngày 8.3, liên hoan cuối năm… Người phản ánh ước tính tổng số tiền trường thu sai có thể lên đến hơn 200 triệu đồng.Trước sự việc trên, UBND tỉnh Cà Mau đã giao UBND H.Cái Nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát, báo cáo cụ thể về nội dung phản ánh. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định nếu phát hiện sai phạm.UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở GD-ĐT cùng UBND các huyện, TP.Cà Mau tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Các trường hợp thu không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh và phụ huynh.
Đồng Nai: Doanh nghiệp xoay xở để công nhân không 'nghỉ tết sớm, ăn tết dài'
Ngày 1.3, theo ghi nhận của PV, mưa trái mùa đã khiến cho mực nước trên sông Krông Ana đang ở mức khá cao, hàng trăm ha lúa vụ đông xuân của nông dân ở xã Bình Hòa (H.Krông Ana) và xã Buôn Triết (H.Lắk, Đắk Lắk) ngập trong "biển nước". Họ gần như mất trắng.Đứng ở trạm bơm chống ngập úng, ông Phạm Văn Thêm (trú tại xã Buôn Triết, H.Lắk) than vãn, nhìn xa xăm về 2 ha lúa vừa mới gieo sạ đang ngập trong "biển nước" do mưa trái mùa gây ra. "Tôi đi kinh tế mới ở Đắk Lắk vào những năm 90 nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy có mưa vào tháng giêng. Khi nghe dự báo thời tiết có khả năng ngập úng do mưa trái mùa, bà con trong thôn, xã hết sức lo lắng về vụ lúa đông xuân mới gieo xong", ông Thêm nói.Ông Thêm cho biết, đêm đầu tiên nước lên, bà con trong vùng đã cùng nhau chuẩn bị tư trang để đắp đê, ngăn nước lũ thượng nguồn đổ về cánh đồng. Mặc dù, bà con đã thức suốt đêm, nỗ lực đắp đê nhưng vẫn phải chịu thua, bất lực nhìn ruộng lúa bị ngập úng do nước lên nhanh bất thường…Cách nhau một con đường nhựa, cánh đồng Bàu Năm Niên của nông dân xã Bình Hòa (H.Krông Ana) cũng bị ảnh hưởng do mưa trái mùa, nhấn chìm 6 ha lúa. Những ngày qua, bà con dùng cọc tre, bao cát, cùng nhau đắp đê chống nước lũ tràn vào ruộng lúa. Thức trắng nhiều ngày đêm để đóng cọc, gia cố đoạn đê trên cánh đồng, nhiều người dân cho biết họ phải chạy đua với thời gian để đắp đê ngăn nước lũ. Tuy nhiên, tình cảnh của họ cũng giống như người dân xã Buôn Triết (H.Lắk), ngậm ngùi nhìn nước lũ xâm lấn, nhấn chìm lúa vụ đông xuân. "Mấy ngày nay, chúng tôi thay phiên nhau trực cả ngày lẫn đêm, vừa đắp đê, vừa phải đi kiểm tra các đoạn đê, kiểm tra máy bơm. Nước lũ chảy xiết nhưng chúng tôi vẫn phải gồng mình đắp đê, cố gắng được chừng nào hay chừng đó…", ông Nguyễn Hùng (trú tại xã Bình Hòa, H.Krông Ana) nói. Theo đánh giá của người dân, nếu để nước rút hết thì phải mất thêm khoảng 15 ngày. Họ sẽ khó gieo sạ lại vì phải gặt muộn trong khi vài tháng nữa là mùa mưa lũ. Trận mưa trái mùa vào tháng hai âm lịch là trận mưa chưa từng xảy ra trong hàng chục năm qua…Theo báo cáo của UBND xã Buôn Triết (H.Lắk), đợt mưa trái mùa vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa trên địa bàn bị ngập úng. Đáng nói, cánh đồng thôn Kiến Xương bị "biển nước" nhấn chìm ngay tại công trình trạm bơm chống úng.Theo đó, nguyên nhân do công trình trạm bơm chống úng thuộc dự án Đê bao ngăn lũ phía nam sông Krông Ana tại khu vực họng Eo Đờn thôn Kiến Xương chưa phát huy được công năng, không thể kéo cánh phải lên và xuống, để ngăn nước sông Krông Ana tràn vào qua họng Eo Đờn. Hiện trạng công trình đã thi công hơn 3 năm nhưng vẫn còn dở dang chưa thể hoạt động.Theo kết quả thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN H.Krông Ana, diện tích lúa nước bị ngập úng trên địa bàn huyện khoảng 136 ha. Cụ thể, thiệt hại tại cánh đồng Bàu Cụt 30 ha; cánh đồng Bàu Đen 70 ha; cánh đồng Bàu Năm Niên (xã Bình Hòa) 6 ha; cánh đồng A (TT.Buôn Trấp) 30 ha.Theo đó, UBND xã Bình Hòa chỉ đạo HTX và người dân sử dụng 11 máy bơm các loại để chống úng cho sản xuất; huy động lực lượng và bố trí 6 máy múc triển khai gia cố khoảng 3 km bờ bao để bảo vệ cánh đồng sản xuất lúa của người dân. Đồng thời, UBND TT.Buôn Trấp huy động người dân và lực lượng xung kích gia cố 2 cống thoát nước và huy động 2 máy bơm để bơm nước chống úng.