Giới trẻ rộn ràng khoe Tết chất cùng Techcombank
02 giải nhì, trị giá 40 triệu đồng/giải.
Loạt siêu sao thế giới 'đổ bộ' Việt Nam, du lịch làm gì để hưởng lợi?
Xem tiếp 60 gia đình có con diện mạo giống nhau: Phát hiện thủ phạm nhờ buổi họp mặt LGBTQ+
Thảo Nhi bắt kịp trend với Kendall khi cố tình mặc nội y bên ngoài chiếc váy
Liên quan đến những tranh cãi và phản ứng thái quá của các đội bóng ở vòng 13 V-League, ngày 18.2, Ban Kỷ luật VFF đã ra án phạt cho các hành vi này. Bên cạnh đó, Ban Trọng tài cũng đã có ý kiến chính thức về vấn đề này. HLV Văn Sỹ Sơn của CLB Quảng Nam bị phạt 5 triệu đồng và đình chỉ làm nhiệm vụ 2 trận do hành vi phản ứng với trọng tài. HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cầu thủ Văn Đức của CLB CAHN đã phạm lỗi với Phú Nguyên trong pha bóng dẫn tới bàn san bằng tỷ số 4-4 ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 2. Tuy nhiên băng hình đã khẳng định, cầu thủ Văn Đức không phạm lỗi.HLV Văn Sỹ Sơn đã không kiểm soát được cảm xúc, ném cả áo và thẻ làm nhiệm vụ xuống đất. Trong phòng họp báo, HLV Văn Sỹ Sơn tiếp tục công kích trọng tài. Cũng ở vòng 13, cũng có hành vi phản ứng trọng tài, HLV Velizar Popov của đội Thanh Hóa và HLV Lê Đức Tuấn của CLB Đà Nẵng đã nhận thẻ đỏ trong trận đấu nên VPF không kiến nghị VFF phạt bổ sung. Sau khi xem xét kỹ các tình huống này, Trưởng ban Trọng tài Đặng Thanh Hạ khẳng định các trọng tài đã làm đúng nguyên tắc. Trưởng ban Trọng tài VFF nói trên VTV: "Các trọng tài thực tế đã điều khiển các trận đấu đúng với tinh thần luật, đã phân tích các tình huống như những gì họ đã được học từ các khóa học của FIFA, các khóa học trong nước và tập huấn trước đó. Cho đến thời điểm này, phần lớn các trọng tài đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến kết quả trận đấu đều chính xác”. Cũng theo ông Đặng Thanh Hạ, việc áp dụng VAR cho đến thời điểm này đang phát huy hiệu quả tích cực dù vẫn còn xuất hiện một vài trường hợp chưa thực sự nhuần nhuyễn.
Đầu năm mới, nhiều sao Việt như Midu, Lan Ngọc, Đăng Khôi... dành thời gian cho gia đình, trải nghiệm các hoạt động đi chùa, chúc tết... Trên trang cá nhân, họ đăng tải khoảnh khắc đoàn viên, đồng thời có những lời nhắn nhủ đầy tình cảm đến khán giả trong ngày đầu năm Ất Tỵ.
Messi giúp Copa America sớm ‘cháy vé’, EURO 2024 cho đăng ký 26 cầu thủ
Ở Huế, hai tiệm vàng lớn nhất là Duy Mong và Rồng Vàng (ở khu chợ Đông Ba) trở thành những điểm “nóng”, thu hút đông khách nhất. Trong khi đó, những tiệm vàng nhỏ hơn lại tình trạng trái ngược, lượng khách ít hơn rõ rệt ngày vía Thần Tài."Mình mua vàng để lấy may mắn đầu năm. Năm nay đương nhiên vàng đắt hơn mọi năm rồi. Tại năm nào cũng sưu tầm một cái con giáp để để lưu lại để vài chục năm sau mình đem ra mình xem. Năm nay là năm đầu tiên mình mua ở chợ Đông Ba, mấy năm trước mua ở trong TP.HCM", anh Lê Quang Sang, một khách mua vàng, chia sẻ. Dù thời tiết không thuận lợi, người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi để mua được những món vàng nhỏ như nhẫn, dây chuyền hoặc vàng miếng 1-2 chỉ. Nhiều người chia sẻ, họ không quá quan tâm đến giá vàng mà chủ yếu mua để lấy hên, cầu mong một năm mới thuận lợi, làm ăn phát đạt.Các loại vàng được người dân ưa chuộng trong ngày vía Thần Tài thường là nhẫn vàng, lá vàng đồng thường có hình Thần Tài hoặc linh vật phong thủy, các con giáp. Mỗi sản phẩm không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang yếu tố tâm linh, biểu tượng của sự khởi đầu năm mới an khang, phát đạt.

Vàng 'rơi'
Chiến sự Ukraine ngày 799: Tổng thống Pháp lặp lại khả năng đưa quân đến Ukraine
Danh ca Thái Châu đảm nhận vai trò giám khảo của chương trình Hãy nghe tôi hát - nơi tôn vinh những ca khúc của các nhạc sĩ như Anh Bằng, Vinh Sử, Giao Tiên… Trong vai trò “cầm cân nảy mực”, nam nghệ sĩ nói ông đặt kỳ vọng vào các thí sinh, hy vọng những hậu bối mang đến những tiết mục độc đáo, thể hiện được sức sáng tạo và sự nhạy bén trong âm nhạc. Giọng ca Bài thánh ca buồn trải lòng: “Điều quan trọng nhất là nghĩ cách hát làm sao để nhanh chóng chạm đến trái tim khán giả”.Nam giám khảo tâm sự ông đánh giá cao sự thông minh, nhạy bén của thế hệ trẻ hiện nay, đồng thời cho biết thêm: “Các bạn rất tài năng và xinh đẹp, chỉ còn bí quyết hát làm sao để truyền tải được nội dung, tinh thần của tác giả ca khúc và chạm đến trái tim của khán giả, một ngày không xa các bạn sẽ trở thành các ngôi sao âm nhạc được yêu mến”.Theo danh ca Thái Châu, để một chương trình âm nhạc thu hút nhiều người xem, ngoài yếu tố thí sinh, ban giám khảo cũng đóng vai trò quan trọng. Nam nghệ sĩ cho biết: “Điều quan trọng nhất là không tạo áp lực căng thẳng, mà xem đây là một mái nhà nghệ thuật, cùng nhau chia sẻ những điều bổ ích cho sự nghiệp ca hát. Không nên chỉ trích hay phê bình nặng lời, mà chỉ đơn thuần là chia sẻ kinh nghiệm như tình anh em, tình thầy trò. Những người đã vào nghề trước sẽ chia sẻ kinh nghiệm, chỉ ra điểm cần phát huy, cần hoàn thiện, để các thí sinh tiến bộ hơn khi bước ra cuộc thi”.Sau hơn 50 năm hoạt động nghệ thuật, đứng trên không ít sân khấu lớn nhỏ và làm giám khảo nhiều sân chơi âm nhạc, Thái Châu cho rằng tố chất của một ca sĩ thành công, ngoài ngoại hình đẹp, giọng hát tốt, cần trau dồi kỹ năng, nghiên cứu kỹ nội dung bài hát để truyền tải đúng tinh thần, cảm xúc của tác giả đến khán giả.Chia sẻ về quan điểm đang gây tranh cãi của một ca sĩ rằng “nghe nhạc không nghe đời tư”, danh ca Thái Châu cho rằng tùy thuộc vào thị hiếu khán giả nhưng việc giữ gìn đời tư trong sạch vẫn là điều nên làm của một người nghệ sĩ. Giọng ca Cô Thắm về làng tin rằng một nghệ sĩ có đời tư tốt đẹp sẽ lan tỏa những điều tích cực đến khán giả. “Khi đời tư tốt đẹp, giọng hát hay, đầu tư vào từng sản phẩm thì khán giả sẽ yêu mến mình”, ông nhấn mạnh.Đề cập đến 6 giọng ca triển vọng ghi danh Hãy nghe tôi hát gồm Tuấn Kha, Hoàng Tâm Anh, Huỳnh Như, Quốc Phú, Thành Danh, Trân Oanh, danh ca Thái Châu cho biết đây là lần đầu ông gặp gỡ các thí sinh, mỗi người đều sở hữu tài năng và cá tính âm nhạc riêng biệt. “Trước thềm cuộc thi diễn ra, tôi mong các bạn hãy hát một cách tự do, có tính sáng tạo, có phong cách trình diễn mới mẻ để gây ấn tượng mạnh với các giám khảo và người xem”, ông nói. Không chỉ là một sân chơi âm nhạc, Hãy nghe tôi hát còn là một không gian âm nhạc cảm xúc, đưa khán giả trở về với những giá trị tinh thần, với những bản tình ca bất hủ. Chương trình dự kiến lên sóng từ 13.3 trên THVL1.
Báo quốc tế viết gì về sân bay Long Thành gần 20 tỉ USD?
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
ý nghĩa của con số đề
Theo kế hoạch, Legends Tour sẽ có mặt Việt Nam vào tháng 12 năm nay với giải đấu với quỹ thưởng 1 triệu USD. Đây là hệ thống quy tụ các lão tướng trên 50 tuổi, từng đạt thành tích cao và vô địch các major danh giá cũng như Ryder Cup như Micheal Campell, Ian Woosnam, Thomas Bjorn, Paul McGinley, Sir Nick Faldo, Colin Mongomeries. Trong cơ cấu golf chuyên nghiệp châu Âu hiện nay, Legends Tour là nhánh trực thuộc tổ chức chủ quản đấu trường hạng nhất DP Word Tour (tên mới của European Tour).
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư