Hãng hàng không có tiền, muốn thuê ướt thêm máy bay cũng không được
Thông tin trên được ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) cho biết tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào TP.Thủ Đức diễn ra sáng 6.2, ngay sau khi đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức được công bố.Theo Chủ tịch Tập đoàn THACO, cách đây hơn 10 năm, doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án ở khu đô thị mới Thủ Thiêm như làm các tuyến đường, cầu Ba Son, khu đô thị Sala. Trong đó, khu đô thị Sala là dự án kiểu mẫu trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dù vậy, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành theo quy hoạch."Một trong 7 định hướng chiến lược giúp đất nước bước vào kỷ nguyên mới là chống lãng phí. Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình", ông Trần Bá Dương chia sẻ. Do đó, doanh nghiệp sẽ tích cực đồng hành cùng với TP.HCM, Thủ Đức đẩy mạnh xây dựng những dự án thành phần trong khu đô thị Sala, hoàn thành dự án 4 tuyến đường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.Ông Trần Bá Dương cho biết thêm, bản thân vào học đại học và sinh sống ở TP.HCM từ năm 1978, văn phòng của Tập đoàn THACO cũng ở TP.Thủ Đức. "Chúng tôi cam kết đầu tư, đóng góp nhiều hơn nữa về hạ tầng, xây dựng công trình tập trung vào an sinh xã hội, đồng hành đóng góp các chương trình an sinh của TP.Thủ Đức", Chủ tịch Tập đoàn THACO khẳng định.Trong khi đó, ông Trần Minh Sơn, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn Sun Group cho biết doanh nghiệp đã đầu tư vào 16 tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng chưa có cơ hội đầu tư dự án, công trình nào ở TP.HCM.Với mong muốn đầu tư vào thành phố năng động bậc nhất cả nước, điểm đến đầu tiên của tập đoàn này là TP.Thủ Đức. Vừa qua, Tập đoàn Sun Group phối hợp TP.Thủ Đức đóng góp ý tưởng về quy hoạch khu đô thị Trường Thọ, khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc và khu công viên lịch sử văn hóa dân tộc."Đây là những lĩnh vực thế mạnh của tập đoàn", ông Sơn nói, đồng thời cam kết sẽ tham gia đấu thầu các dự án phù hợp, triển khai với quy mô lớn nhất, trong thời gian nhanh nhất với phương châm làm đẹp các vùng đất.Đại diện cho nhóm doanh nghiệp nhà nước, ông Phan Hồng Thái, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM (Citenco) cho biết theo quy hoạch mới, TP.Thủ Đức sẽ có 2 nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Cụ thể, nhà máy ở P.Long Bình rộng 6,5 ha, còn nhà máy ở P.Linh Xuân rộng 5,2 ha, công suất đều 1.000 tấn/ngày.Ông Thái nhận định nếu đầu tư được 2 nhà máy này sẽ đảm bảo an ninh chất thải và xử lý rác cho Thủ Đức và TP.HCM. Khi đó, lượng rác thải không phải đi xuyên thành phố chuyển xuống Bình Chánh, Củ Chi để xử lý."Bất kể đô thị nào cũng phải làm cho được nhà máy xử lý rác theo công nghệ tiên tiến", ông Thái nói, đồng thời cho rằng xử lý rác là lĩnh vực có tính chất an sinh xã hội, cần sự tham gia của tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và cả doanh nghiệp nhà nước.Lãnh đạo Citenco đề nghị TP.Thủ Đức sớm làm rõ tiêu chí, điều kiện và công bố minh bạch. Nếu công ty thấy phù hợp năng lực, kinh nghiệm thì sẽ xin UBND TP.HCM tham gia đấu thầu.Trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đồng tình với các nhà đầu tư rằng, điều quan trọng nhất là thực hiện quy hoạch, các bước triển khai cụ thể.Ông Bùi Xuân Cường đánh giá với các thẩm quyền được giao như điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500 (trừ Khu Công nghệ cao và khu chế xuất, công nghiệp), chấp thuận chủ trương đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách thì TP.Thủ Đức sẽ rất chủ động trong việc triển khai quy hoạch.Trong đó, ông Bùi Xuân Cường đề nghị sớm cụ thể hóa đồ án quy hoạch chung bằng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. "Nếu không điều chỉnh quy hoạch 1/2.000, 1/500 thì sẽ không tháo gỡ vướng mắc để triển khai dự án được", ông Cường nói thêm. Sắp tới, TP.HCM tiếp tục phân cấp, ủy quyền về quy hoạch, thủ tục đầu tư để dự án triển khai nhanh hơn.Ngoài ra, lãnh đạo TP.HCM đề nghị TP.Thủ Đức tiếp tục tìm kiếm ý tưởng mới để tối ưu hóa nguồn lực đất đai.Tại hội nghị, ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức giới thiệu danh mục dự án mời gọi đầu tư theo gồm 5 nhóm với tổng mức đầu tư hơn 800.000 tỉ đồng.Nhóm 1 là các dự án đầu tư theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất với khoảng 239 ha, gồm 50 ha trong khu đô thị mới Thủ Thiêm và 190 ha ở 10 dự án khác. Chức năng chủ yếu là đất dân cư đa chức năng, thương mại dịch vụ, dân cư mật độ cao, giáo dục, trạm nhiên liệu, công trình văn hóa...Nhóm 2 là các dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với khoảng 13 dự án. Một số dự án lớn như trung tâm hội nghị triển lãm và khu phức hợp khách sạn, khu phức hợp thể thao, giải trí tại khu chức năng số 2c (trong khu đô thị mới Thủ Thiêm); tái thiết khu vực cảng Trường Thọ...Nhóm 3 gồm các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với khoảng 32 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến 78.000 tỉ đồng. Trong đó, những dự án lớn gồm nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13, xây dựng đường nối Vành đai 3 (đoạn nút giao Gò Công đến Trạm 2 cũ), cầu Thủ Thiêm 3, cầu Thủ Thiêm 4, 2 nhà máy xử lý chất thải, khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc.Nhóm 4 là các dự án đầu tư theo phương thức khác của luật Đầu tư. Hiện TP.Thủ Đức thu hút được 12 dự án trên 33.000 tỉ đồng từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư chủ yếu là dự án nhà ở. Sắp tới có thêm hơn 40 dự án tham gia đầu tư các lĩnh vực nhà ở.Nhóm 5 là đầu tư công với khoảng 250 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 600.000 tỉ đồng.Ông Phụng cho biết toàn bộ thông tin về quy hoạch chung cũng như danh mục dự án mời gọi đầu tư đã được cập nhật đầy đủ, công khai lên website UBND TP.Thủ Đức và website của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.Thủ Đức."Chúng tôi cam kết luôn đồng hành và hỗ trợ nhà đầu tư từ việc cung cấp thông tin đầy đủ, hỗ trợ tư vấn pháp lý đến tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục nhằm rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ", ông Phụng nói thêm.Khám phá tai nghe chống ồn Huawei FreeBuds Pro 3
Năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tiếp tục là một trong những phân khúc xe sôi động nhất thị trường ô tô Việt Nam, khi chứng sự hiện diện của không dưới 10 mẫu mã ô tô. Đây cũng là nhóm xe nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng xe trong nước nhờ sở hữu cùng lúc nhiều lợi thế, từ giá bán phù hợp đến khả năng tối ưu công năng sử dụng.Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), trong năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tầm giá dưới 1 tỉ đồng bán ra tổng cộng 56.527 xe. Nếu so với năm ngoái, doanh số toàn phân khúc này tăng gần 5.300 xe, tương đương khoảng 10%.Đây có thể xem là kết quả bất ngờ, bởi 2024 vẫn là một năm đầy thách thức với toàn thị trường ô tô Việt do những tác động kéo dài từ suy thoái kinh tế, khiến sức mua vẫn tăng trưởng nhưng khá chậm.Cuộc cạnh tranh ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ vẫn đang có sự phân hóa rất rõ, khi Mitsubishi Xpander vẫn là mẫu xe làm chủ hoàn toàn "cuộc chơi", với doanh số áp đảo các đối thủ.Cụ thể, số liệu VAMA cho thấy, khép lại năm 2024 vừa qua, mẫu xe Nhật tiếp tục ghi nhận doanh số bùng nổ, đạt 19.498 xe. Dù có giảm nhẹ gần 500 xe so với năm ngoái, tuy nhiên lượng xe bán ra duy trì ở mức tiệm cận 20.000 xe mỗi năm, tức trung bình mỗi tháng đều trên 1.600 xe đã là con số "khủng", bảo chứng cho sức hút và sự vượt trội của Xpander.Đáng nói, sự áp đảo của mẫu xe này còn thấy rõ khi so sánh với đối thủ bám đuổi gần nhất là Toyota Veloz Cross. Kết thúc tháng 12.2024, mẫu xe nhà Toyota bán ra 916 xe, qua đó khép lại năm với doanh số cộng dồn đạt 8.341 xe. Kết quả này thậm chí chưa bằng một nửa so với Mitsubishi Xpander.Một mẫu xe Toyota Khác dù cũng tăng trưởng tốt nhưng vẫn bị đối thủ bỏ xa trên bảng xếp hạng là Toyota Innova. Với thế hệ Innova Cross hoàn toàn mới thay đổi mạnh về kiểu dáng, trang bị và đặc biệt có thêm bản hybrid, Toyota Innova trong năm 2024 đã ghi nhận lượng xe bán ra tăng gấp 3 lần, đạt gần 6.800 xe. Mặc dù vậy, doanh số này vẫn quá "nhỏ bé" nếu đặt cạnh Mitsubishi Xpander.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe Hàn Quốc gồm Kia Carens và Hyundai Stargazer sau khi trình làng thị trường trong giai đoạn cuối năm 2022 cũng từng được kỳ vọng sẽ là những đối trọng, phá vỡ thế "thống trị" của Xpander. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, mọi chuyện vẫn không có nhiều thay đổi, khi cả Carens và Stargazer nhìn chung đều ghi nhận kết quả bán hàng không thực sự khả quan. Kia Carens bán ra tổng cộng 4.555 xe. Trong khi Hyundai Stargazer cũng chỉ đạt 4.159 xe.Các vị trí tiếp theo trong phân khúc lần lượt là Honda BR-V (3.618 xe), Suzuki XL7 (3.154 xe), Hyundai Custin (3.101 xe), Toyota Avanza 2.142 xe) và Suzuki Ertiga (1.200 xe). Trong nhóm này, Suzuki Ertiga là cái tên gây chú ý nhất khi khả năng rất cao đã bị hãng "khai tử" tại thị trường Việt Nam do doanh số ngày càng sụt giảm.Xét riêng theo thương hiệu; nhờ sự tỏa sáng của Xpander, Mitsubishi tiếp tục dẫn đầu ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ với gần 35% thị phần. Toyota xếp ở vị trí tiếp theo. Ba mẫu xe của hãng xe Nhật gồm Veloz, Avanza và Innova đóng góp khoảng 30% trên tổng doanh số. Tiếp theo là Hyundai với hai mẫu xe, chiếm gần 13% thị phần.Trong khi đó, Suzuki tiếp tục hành trình sa sút. Từ vị thế của một thương hiệu "cây đa cây đề" ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ; năm vừa qua, hãng xe Nhật tiếp tục lao dốc doanh số. Đặc biệt, mẫu xe trụ cột Suzuki XL7 cả năm chỉ bán khoảng 3.100 xe, giảm gần một nửa so với năm ngoái.Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam, trong năm 2025, xe gia đình dự báo tiếp tục là một trong những phân khúc xe được ưa chuộng. Riêng cuộc cạnh tranh giữa các mẫu mã, Mitsubishi Xpander khả năng cao vẫn chiếm "thế thượng phong". Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhóm xe Trung Quốc với giá bán rẻ như GAC M6 Pro hay cả MG G50 hứa hẹn sẽ mang đến những bất ngờ và xáo trộn.
Bình Định: Khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích tháp Đại Hữu
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Theo đó, ông B. là nhân vật trong bài viết: "26 tết mà cha vẫn chưa về nhà": Gia đình khóc nghẹn tìm khắp TP.HCM, đăng trên Báo Thanh Niên trước thềm Tết Nguyên đán 2025.Sáng nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết) chị P.T (34 tuổi, ngụ TP.HCM) là con dâu của ông B. xác nhận gia đình vừa tìm thấy ông B. ở Tiền Giang và xác nhận ông đã qua đời thời điểm vừa mất liên lạc không lâu."Thi thể của cha được mọi người vớt lên ở Tiền Giang. Gia đình mình cũng đã xác nhận đó là ba. Ba đã mất và mất vào cùng ngày rời nhà 21.1.2025. Hiện gia đình chúng tôi đang làm thủ tục để nhận xác cha về cũng như lo hậu sự", cô con dâu đau đớn thông báo. Chị T. cho biết đây là nỗi đau quá lớn của gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Chị cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời điểm khó khăn vừa qua.Trước tết, chị T. và gia đình cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 21.1, ông B. rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ thời điểm đó.Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam. Anh T.P.T. (35 tuổi) là con của ông B. sau khoảng thời gian tìm kiếm cha cũng sốc khi nghe tin dữ.
Giá vàng nhẫn ‘đứt phanh’, giảm hơn 1,2 triệu đồng/lượng
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.