Hội Marketing Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ với nhiều đối tác
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.‘Thỏa mãn vị giác’ tại Tuần lễ Ẩm thực Ý ở Việt Nam
Ngày 11.2, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội tổ chức chương trình "Gặp mặt thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu năm 2025", với sự tham dự của anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.Tham gia buổi gặp mặt có 80 thanh niên tiêu biểu tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025.Trong số 80 thanh niên tiêu biểu tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025 có "bóng hồng" Lưu Thanh Vy (25 tuổi, ở P.Văn Chương, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội).Chia sẻ về việc xung phong đi lính Lưu Thanh Vy cho biết, khi tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế quốc dân đã đi làm marketing cho một công ty hơn một năm và đang theo học thạc sĩ tại trường này. Tuy nhiên, cô luôn ấp ủ ước mơ vào quân ngũ. Thanh Vy cho biết đây là một quyết định khó khăn bởi cô đã phải cân nhắc rất nhiều. Nhưng cô đã được truyền động lực từ người bố của mình là thượng tá - phi công Lưu Văn Loan (Lữ đoàn 918, Quân chủng phòng không không quân). Vì vậy mùa tuyển quân năm nay, Thanh Vy đã dừng lại công việc và học tập quyết tâm đăng ký tình nguyện lên đường tòng quân. "Ngay từ nhỏ tôi vô cùng yêu mến và thần tượng bố mình, người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và chưa bao giờ thôi mong muốn tiếp bước người cha của mình, đồng thời ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ và nguyện góp sức mình để bảo vệ Tổ quốc", Thanh Vy chia sẻ.Nói về những khó khăn sẽ phải đối mặt với phái nữ khi phải rèn luyện trong môi trường quân đội, cô vẫn bày tỏ lòng quyết tâm của mình. "Mặc dù môi trường quân đội khắc nghiệt, nhưng em sẽ nỗ lực rèn luyện phẩm chất và đạo đức cách mạng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ", Thanh Vy nói.Khi biết quyết định của con gái, bố Thanh Vy cũng khá bất ngờ nhưng vẫn ủng hộ và tự hào về con. Ông tâm sự: "Đây là niềm vinh hạnh của gia đình chúng tôi. Bản thân tôi đã có hơn 40 năm trong quân đội, nên tôi cũng mong muốn cháu nối nghiệp cha, phụng sự cho Tổ quốc. Gia đình tôi cảm thấy con đủ chín chắn, yên tâm trước quyết định nhập ngũ của con. Tôi tin rằng, trải qua thời gian tham gia quân đội, con sẽ trưởng thành hơn".Tại chương trình đã diễn ra buổi giao lưu với chủ đề "Khát vọng cống hiến - Vững bước tương lai" với sự tham gia của các vị khách mời là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động Phạm Tuân, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân.Trong câu chuyện của mình, người cựu binh anh hùng đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa đến các bạn đoàn viên thanh niên chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, mong muốn các bạn đoàn viên thanh niên sẽ tiếp nối truyền thống của cha ông phấn đấu học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ đất nước xứng đáng với các thế hệ đi trước.Phát biểu tại chương trình, đại tá Lưu Nam Tiến, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội cho biết, năm 2025 Hà Nội có gần 4.000 thanh niên ưu tú, với tình yêu quê hương đất nước, nhiệt huyết tuổi trẻ, có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, sức khỏe đã hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ."Chúng tôi tin tưởng rằng, các đồng chí sẽ là những tấm gương tiêu biểu, những hạt nhân nòng cốt, những quân nhân ưu tú trong cơ quan quân đội nhân dân và công an nhân dân góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới", ông Tiến nói.Đồng thời ông Tiến nhắn nhủ: "Rất mong các đồng chí hãy luôn vững vàng ý chí, cho dù đây sẽ là những ngày tháng vất vả, gian khó phải xa gia đình, thay đổi từ cách ăn, nếp ngủ, sinh hoạt hàng ngày nhưng cũng đầy vinh dự, tự hào được là "Bộ đội Cụ Hồ", người chiến sĩ Công an nhân dân. Chắc chắn đây sẽ là giai đoạn đáng nhớ nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc đời các bạn".Tại chương trình, Thành đoàn Hà Nội đã trao giấy chứng nhận và quà cho 80 thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025; tặng bằng khen của Thành đoàn Hà Nội cho 20 quân nhân xuất ngũ tiêu biểu; tặng 5 suất quà cho thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ có hoàn cảnh khó khăn... Tổng quà tặng tại chương trình trị giá gần 50 triệu đồng.
Nạn quấy rối tình dục đe dọa nỗ lực tuyển nữ binh của quân đội Nhật
Khu vực Nam bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40 - 45%.
Ngày 7.1, Sở Y tế TP.HCM thông tin, Human metapneumo vi rút (HMPV) đang gây bệnh ở một số quốc gia không phải là vi rút mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024 tại TP.HCM. Nhưng tác nhân gây bệnh hô hấp này chiếm tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca/tháng, và gia tăng trong 3 tháng cuối năm. Sở Y tế TP.HCM nhận định, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang, và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy vẫn là các vi rút và vi khuẩn phổ biến.Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 - 12. 2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở trẻ em) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), vi rút cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%),... Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và vi rút cúm A (48,9%).Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân vi rút thường gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%. Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến dịch bệnh hô hấp do HMPV có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.HMPV là một loại vi rút thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.Về cơ chế lây bệnh, vi rút này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm vi rút, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng.Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.
Kỷ niệm 65 năm Hội Nhà văn VN (1957-2022): ‘Ông đồ’ Vũ Đình Liên ăn… cơm nắm!
Tình trạng xếp hàng chờ đợi lâu, dây sạc quá ngắn và hành vi không đúng mực của một số tài xế đã dẫn đến căng thẳng tại các trạm sạc. Để tránh xung đột, dưới đây là những quy tắc quan trọng giúp người dùng xe điện có thể chung sống hòa thuận.Nguyên tắc đầu tiên là chỉ dừng đỗ tại các điểm sạc dành cho xe điện khi chúng ta thực sự cần sạc lại. Nhiều tài xế vẫn sử dụng các vị trí này như bãi đỗ xe thông thường, gây khó khăn cho những người cần sạc. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực đông đúc như trung tâm thành phố hay trung tâm mua sắm.Sau khi hoàn tất việc sạc cho xe điện của mình, hãy nhanh chóng giải phóng chỗ đỗ. Trong thực tế trên thế giới, nhiều nhà điều hành trạm sạc đã áp dụng phí cho việc chiếm dụng quá lâu. Chẳng hạn, Tesla tính phí lên đến 1 EUR cho mỗi phút đỗ xe không cần thiết tại các trạm Supercharger nhằm khuyến khích việc luân chuyển của các tài xế.Quản lý thời gian sạc là yếu tố quan trọng thứ ba. Xe điện thường sạc nhanh hơn khi pin còn yếu. Do đó, tài xế nên ưu tiên sạc từ 20% đến 80% để tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện cho người khác sử dụng trạm sạc. Sử dụng các ứng dụng lập kế hoạch tuyến đường cũng là một cách hiệu quả để tìm ra lộ trình tối ưu.Vị trí đỗ xe tại các trạm sạc cũng rất quan trọng, đặc biệt khi mạng lưới trạm sạc mở rộng cho nhiều thương hiệu khác nhau. Một số xe có thể cần chiếm 2 chỗ để tiếp cận trạm sạc, đặc biệt là với các thế hệ Supercharger cũ. Việc này cần được chú ý tại các trạm đông đúc và các lắp đặt mới với cáp dài hơn sẽ giúp giải quyết vấn đề này.Văn hóa xếp hàng là một phần không thể thiếu trong việc sử dụng trạm sạc. Đỗ xe có tổ chức giúp thiết lập thứ tự rõ ràng, tránh căng thẳng và đảm bảo quyền tiếp cận công bằng theo thứ tự. Tài xế cũng nên điều chỉnh mức sạc của mình dựa trên tình hình đông đúc, hãy chọn những trạm ít người hơn nếu có thể. Trong trường hợp không cần phải sạc để di chuyển quá xa, có thể sạc một phần cho xe để nhanh chóng di chuyển và nhường suất sạc cho những xe khác đang xếp hàng đợi đến lượt.