Cơ hội 'thăng tiến' mới cho tuyển thủ cùng giải Pre-season của Loạn Chiến Mobile
Tuy nhiên, Fortuner không có điều hòa độc lập 2 vùng, màn hình nhỏ hơn Everest Sport và Pajero Sport… Trong khi đó, Everest Sport có trang bị hệ thống giải trí SYNC3 hỗ trợ và tương tác tốt hơn, âm thanh 8 loa, so với 6 loa trên hai mẫu xe đối thủ.Vì sao pin smartphone sụt giảm nhanh?
Ca sĩ Dương Hồng Loan gây chú ý khi đảm nhận vai trò giám khảo Người kể chuyện tình cùng với danh ca Thái Châu và NSƯT Vân Khánh. Theo dõi màn trình diễn của các thí sinh, cô không khỏi bồi hồi khi nhớ lại chặng hành trình theo đuổi đam mê ca hát của mình.Nữ ca sĩ tiết lộ từ nhỏ cô đã sớm bộc lộ tiềm năng khi là gương mặt quen thuộc trong các sự kiện, cuộc thi văn nghệ của nhà trường. Thế nhưng khi trưởng thành, cô lại chọn theo học công nghệ thông tin. Dù vậy, niềm đam mê âm nhạc vẫn luôn thường trực trong lòng cô. Thời điểm sinh viên, bên cạnh công việc dạy kèm, nữ ca sĩ còn nhận đi hát tại những tụ điểm, từ đó, cô quyết định theo đuổi nghệ thuật cho đến hiện tại. Xuất phát điểm không được đào tạo qua một trường lớp chuyên nghiệp nào, thế nên con đường ca hát của giọng ca gốc Đồng Tháp không tránh khỏi khó khăn, gặp nhiều sự cố “dở khóc dở cười”. Nữ ca sĩ kể: “Thời gian đầu không thể tránh khỏi những lời khiếm nhã, không phải là mọi người chê bai tôi mà họ có những hành động khiến tôi tổn thương. Có lần, khán giả muốn tặng hoa nhưng buộc tôi đi xuống đến tận bàn ăn. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ bản thân không xứng đáng để được khán giả tặng hoa”.Hay thời điểm ca sĩ Dương Hồng Loan nổi lên như một hiện tượng trên YouTube khi phát hành những ca khúc trữ tình, bolero. Bên cạnh những bình luận so sánh với những nghệ sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc trữ tình, giọng ca gốc Đồng Tháp còn bị nghi ngờ về khả năng hát live. Sau quãng thời gian nỗ lực, học luyện thanh, nữ ca sĩ chứng minh được khả năng của mình và nhận được sự yêu thương từ khán giả.Trải qua không ít thử thách để có được sự nghiệp ổn định như hiện tại, nữ ca sĩ tâm niệm: “Tôi nghĩ các bạn trẻ đam mê với âm nhạc, đang theo đuổi ca hát có lẽ nên xem Dương Hồng Loan như một hình tượng để các bạn theo đuổi. Bởi tôi chưa từng nghĩ một ngày nào đó trở thành ca sĩ chuyên nghiệp và được khán giả yêu thương như vậy. Tôi chỉ biết đam mê ca hát và muốn đứng trên sân khấu để phục vụ cho mọi người. Đặc biệt, tôi cũng chưa bao giờ bị cám dỗ bởi đồng tiền”. Bên cạnh sự nghiệp ca hát thăng hoa, đời sống hôn nhân viên mãn và được chồng yêu chiều hết mực của nữ ca sĩ cũng khiến khán giả ngưỡng mộ. Giọng ca gốc Đồng Tháp tiết lộ người bạn đời đã hi sinh công việc riêng để đồng hành, tháp tùng cô trong những chuyến lưu diễn gần xa.Trả lời cho câu hỏi là trụ cột kinh tế chính trong gia đình, giọng ca gốc Đồng Tháp thẳng thắn: “Có thể nói là tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không hẳn là trụ cột vì tôi và ông xã đều cùng chung tay xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Chúng tôi gắn bó cho đến ngày hôm nay đó chính là sự đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia đến từ hai phía. Trong nhà tôi chưa bao giờ xảy ra một tiếng cãi vã lớn. Khi xảy ra một vấn đề gì đó, chỉ cần tôi 'chiến tranh lạnh' thôi, ông xã đã hiểu tôi không thích điều đó, còn ông xã thì ngược lại”.
Ca sĩ Tuấn Hưng, Quả bóng vàng Ngọc Châm và trận gây quỹ ‘Điều ước thể thao’
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Ngày 13.2, Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng của UBND H.M'Đrắk trong việc để suy giảm diện tích rừng tự nhiên.Theo kết quả thanh tra, từ năm 2007 - 2022, H.M'Đrắk có tới 7.116,11 ha rừng tự nhiên suy giảm. Trong đó, giai đoạn từ 2007 - 2014 bị suy giảm nhiều nhất, 6.700,48 ha; từ 2015 - 2020 giảm 393,89 ha; từ 2021 - 2022 giảm 21,74 ha.Các chủ rừng nhóm 1, gồm 11 UBND xã: Cư K'róa, Cư M'ta, Cư P'rao, Cư San, Ea Lai, Ea M'Doal, Ea H'Mlay, Ea Pil, Ea Trang, Krông Á và Krông Jing đã để suy giảm với tổng diện tích rừng 7.044,75 ha.Chủ rừng nhóm 2 gồm Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M'Đrắk đã để suy giảm 71,36 ha.Đối với 7.116,11 ha rừng tự nhiên bị suy giảm, hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm hiện nay là: đất trống có cây gỗ tái sinh 30,83 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh 1,5 ha; công trình công cộng, sông, suối 177,22 ha; đất bị người dân lấn chiếm 6.906,56 ha.Theo đánh giá của Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk, có 7.116,11 ha rừng tự nhiên trên địa bàn huyện M'Đrắk bị suy giảm trong thời gian dài từ năm 2007 - 2022, nhưng các đơn vị có liên quan không phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật là không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.Cũng theo ý kiến của Thanh tra sở, các chủ tịch, phó chủ tịch UBND M'Đrắk liên quan trong vụ hơn 7.000 ha rừng tự nhiên tại huyện bị suy giảm qua các thời kỳ gồm các chủ tịch: Phan Văn Chân (năm 2007 - 2013); Lê Đình Điền (2014 – 10.2015); Hòa Quang Khiêm (10.2015 – 10.2020); Phạm Ngọc Thạch (11.2020 - 2023).Các Phó chủ tịch UBND huyện liên quan gồm: Lê Đình Điền, Chu Thị Thành (2007 - 2013); Phùng Văn Định (2007 - 2011); Nguyễn Ngọc Bình (2011 - 2015); Y Bởi Byă (2014 - tháng 3.2020); Nguyễn Đức Thảo (tháng 11.2020 - 2023).Các trưởng, phó Phòng NN-PTNT H.M'Đrắk qua các thời kỳ có liên quan gồm: Trưởng phòng Hồ Xuân Tẩn (2007 - 2012) và Nguyễn Thế Thập (2013 - 2022); các phó phòng Nguyễn Trí Hải (2007 - 2020), H Jen Niê (10.2020 - 11.2020), Phạm Ngọc Quang (năm 2022).Từ kết luận trên, Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk kiến nghị UBND H.M'Đrắk tổ chức họp kiểm điểm để xác định và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý cán bộ về những khuyết điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, dẫn đến rừng tự nhiên bị suy giảm 7.116,11 ha và trong rà soát, thu hồi, sử dụng đất rừng tự nhiên bị suy giảm.Tổ chức thực hiện ngay việc xử lý, thu hồi 6.906,56 ha đất lâm nghiệp bị người dân lấn, chiếm có nguồn gốc từ 7.116,11 ha rừng tự nhiên bị suy giảm trên địa bàn H.M'Đrắk.Sở NN-PTNT Đắk Lắk cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của UBND H.M'Đrắk, Chủ tịch UBND huyện, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn từ 2007-2020; Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M'Đrắk giai đoạn 2015-2022 về các khuyết điểm, tồn tại như đã nêu trên…
Dùng AI dự đoán hành vi khách du lịch
Theo đó, tối qua 14.3 nhiều trang mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh mặt trăng có màu đỏ thẫm như máu cùng dòng trạng thái khẳng định: "Bầu trời ngay lúc này được chụp tại Tà Xùa, Sơn La".Chưa rõ độ thực hư của hình ảnh, thông tin trên, tuy nhiên các bài đăng nhanh chóng nhận về lượt tương tác "khủng". Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ngạc nhiên, khẳng định đây là hiện tượng nguyệt thực ở Việt Nam hay còn gọi là "trăng máu". Mặt khác nhiều ý kiến phản bác, cho rằng tối qua Việt Nam không có hiện tượng nguyệt thực, đây có thể là một hiện tượng khác hoặc hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Tài khoản Mai Thế Biển bình luận sau khi quan sát hình ảnh: "Trăng máu!"."Nhìn giống AI vẽ hơn", Dương Yumi Nguyễn nhận xét. Nickname Anh Piano cho biết: "Chỗ mình trăng vẫn sáng vằng vặc". Tài khoản Ngọc Ngà nói: "Mình ở Hà Giang, nãy trăng vừa lên mình thấy trăng đỏ lắm mà giờ hết đỏ rồi!".Cũng trong hôm qua 14.3, nhiều nơi khác trên thế giới như ở Mỹ, Canada và các nước còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn không thể quan sát được ở Việt Nam.Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Quan sát những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, một chuyên gia cho biết những ý kiến khẳng định tối qua Việt Nam có nguyệt thực là hoàn toàn không chính xác. Theo đó, trong lần nguyệt thực ngày 13 - 14.3, Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được.Trong năm 2025 này, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần nhưng phải chờ đến tháng 9.2025 tới đây. Nguyệt thực này diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Về hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội tối qua, chưa thể khẳng định được thực hư và độ chính xác, tuy nhiên chuyên gia này cho rằng không loại trừ khả năng ảnh đã qua chỉnh sửa để mặt trăng trở nên đỏ hơn. Trên thực tế, nhiều người cũng đã từng chứng kiến mặt trăng có màu đỏ như máu ở đường chân trời dù không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết khi ánh sáng từ mặt trăng, mặt trời đến mắt chúng ta sẽ phải đi qua bầu khí quyển của trái đất, và có hiện tượng tán xạ của các hạt phân tử khí, hạt bụt, hạt hơi nước trong bầu khí quyển với ánh sáng này.Các ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh da trời dễ bị tán xạ hơn các ánh sáng bước sóng dài như màu đỏ. Khi mặt trăng, mặt trời ở thấp dưới chân trời lúc bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng từ các thiên thể này sẽ đi qua lớp khí quyển dày hơn và hiện tượng tán xạ xảy ra càng mạnh vì thế sẽ có màu đậm hơn với khi nó ở trên cao.Đặc biệt nếu trong khí quyển có nhiều hơi nước, hoặc ô nhiễm khói bụi thì hầu hết ánh sáng bước sóng ngắn đều bị tán xạ chỉ có bước sóng dài, màu đỏ là đến được mắt ta."Vì thế đôi lúc ta thấy mặt trăng đỏ như máu, hay mặt trời đỏ ở phía chân trời, đó là dấu hiệu của bầu trời bị ô nhiễm không khí nặng hoặc do hơi ẩm nhiều. Như vậy, ô nhiễm không khí càng nhiều hoặc hơi ẩm càng cao thì màu sắc mặt trăng càng đỏ", Cựu chủ nhiệm HAAC lý giải.