Ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Ngày 9.2, ông Nguyễn Hùng Vỹ, Tổ trưởng làng hoa Vạn Thành, P.5 (Đà Lạt) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến nay, người trồng hoa ở Vạn Thành rất phấn khởi vì vừa đóng hoa đồng tiền phục vụ thị trường ngày Thần tài (10 tháng Giêng ÂL) thì nay lại hối hả đóng hoa hồng chuyển đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và TP.HCM phục vụ thị trường ngày tình yêu (14.2).Ông Vỹ cho biết trước ngày "thần tài" (10.2), người trồng hoa ở Vạn Thành trúng đậm vụ hoa đồng tiền khi giá hoa tăng kỷ lục 9.000đồng/cành. Hiện giá hoa hồng các loại từ 4.500-5.000đồng/cành, riêng hoa hồng đỏ Ecudo có giá 8.000-9.000đồng/cành và rất hút hàng.Ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Lạc Dương (Lâm Đồng) xác nhận, từ mồng 2 Tết Ất Tỵ đến nay, những người trồng hoa hồng dưới chân núi Lang Biang trong tâm trạng phấn chấn vì giá hoa đang tăng mạnh. Toàn H.Lạc Dương hiện có khoảng 500ha canh tác hoa hồng (nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng), vụ này dự kiến đưa ra thị trường khoảng 50 triệu cành.Còn ông Hoàng Bình Minh (50 tuổi), người trồng hoa hồng lâu năm dưới chân núi Lang Biang chia sẻ: "Từ ngày mồng 2 Tết Ất Tỵ đến nay, mỗi ngày gia đình ông thu hoạch từ 5.000- 6.000 cành hoa hồng các loại và tự đóng đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung… giá hoa ổn định ở mức cao hoa hồng màu 5.000đồng/ cành, hoa hồng Ecudo 8.000đồng/cành". Cũng theo ông Minh, từ nay đến ngày lễ tình nhân (14.2) giá hoa hồng Đà Lạt sẽ tiếp tục tăng vì nhu cầu dịp này đang tiếp tục tăng cao.Các nhà vườn và chủ vựa cho biết hoa hồng tăng giá mạnh vì năm nay thời tiết các tỉnh miền Bắc, miền Trung hơi lạnh nên sản lượng hoa giảm so với cùng kỳ năm trước.NSƯT Trần Lực 'đốt đuốc' tìm người tài cho giới hóa trang, trang điểm
Trước xu hướng gia tăng nhu cầu sử dụng thuốc kháng virus, hiện tượng tăng giá và bán thuốc kháng virus điều trị cúm khi không có đơn của bác sĩ, chiều nay 12.2, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Thành Lâm đã ký ban hành công văn gửi các sở y tế và các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, yêu cầu khẩn trương triển khai công tác bảo đảm cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir).Cục Quản lý dược đề nghị các sở y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (thực hiện kê khai giá không đúng quy định, không thực hiện niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết); xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân thủ đúng quy định về bán thuốc theo đơn, có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả; tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi. Đại diện Cục Quản lý dược cho biết, theo quy định hiện hành, các hành vi lợi dụng, tăng giá bán nhằm trục lợi sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền phạt từ 50 - 80 triệu đồng đối với cá nhân; mức phạt tăng gấp 2 lần đối với tổ chức.Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm này còn bị buộc phải khắc phục hậu quả, cụ thể, phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính.Cung ứng thuốc đúng ký kết với các đơn vị điều trị thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý dược đề nghị chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc tại đơn vị; thực hiện đúng các quy định về mua, bán thuốc và quản lý giá thuốc tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cục Quản lý dược cũng chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập khẩu các thuốc điều trị cúm mùa, trong đó có các thuốc điều trị cúm A, cần chủ động khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị; thực hiện các hợp đồng cung ứng thuốc với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo kết quả trúng thầu đã ký kết.
Noventiq ứng dụng AI để hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp
"Qua hội thi, H.Tu Mơ Rông sẽ in thành sách công thức chế biến các món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông, sau đó phát hành rộng rãi để mọi người, mọi nhà trên đất nước Việt Nam và thế giới có thể tự tay chế biến cho người thân sử dụng", ông Mạnh nói.
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe ô tô lao xuống sông.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Những ‘chiến binh thép’ của Lữ đoàn Đặc công 429
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.