Bán kết Champions League: Vinicius lập cú đúp, Real Madrid ngược dòng cầm hòa Bayern Munich
Tại TP.HCM, giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 75.000 - 77.000 đồng/kg. Giá thịt heo không có nhiều biến động, chẳng hạn ba rọi 115.000 đồng/kg, sườn non từ 145.000 đồng/kg, sườn già 99.000 đồng/kg, nạc vai 101.000 đồng/kg, chân giò rút xương 113.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 168.000 đồng/kg…Toyota Camry 2025 bản tiêu chuẩn vẫn trang bị động cơ hybrid
Mặc dù chưa lập gia đình nhưng sau khi ra trường, đi làm được 2 năm vẫn không tiết kiệm được bao nhiêu, Nguyễn Thị Kim Ngân (25 tuổi), ngụ tại đường Kha Vạn Cân, TP.Thủ Đức, chia sẻ làm tháng nào cũng chỉ đủ tiêu. “Trước kia, mình làm việc ở công ty nhưng sau này vì một số vấn đề nên chuyển sang làm freelancer (nhân viên tự do - PV). Mặc dù mình đang làm 3 công việc cùng lúc nhưng mức lương không cao bằng trước kia, chỉ được cái thoải mái hơn. Hiện tại, dù đã tiết kiệm hết mức có thể nhưng mỗi tháng tối thiểu mình tiêu hết 7,8 triệu đồng”, Ngân chia sẻ.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 16.1.2024
Hàng trăm học sinh từ nhiều trường THPT tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đã có dịp trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị tại ngày hội Open Day của Trường ĐH Văn Lang được tổ chức vào sáng 12.1.2025. Đặc biệt hơn khi chương trình dành riêng cho những bạn trẻ quan tâm, yêu thích Khối ngành Mỹ thuật - Thiết kế.Chương trình Open Day này là ngày hội hướng nghiệp tuyển sinh quy mô lớn hàng năm của Trường ĐH Văn Lang. Ngày hội đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của hàng ngàn học sinh THPT trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Thông qua chương trình, các bạn học sinh không chỉ hiểu thêm về ngành nghề mình dự định sẽ học và còn hiểu thêm về môi trường học tập ở trường đại học.Trong khuôn khổ chương trình, học sinh THPT đã có trải nghiệm môi trường học tập khác biệt tại Trường ĐH Văn Lang và khám phá các hoạt động thú vị như Campus tour "check in" các địa điểm xịn sò tại Cơ sở chính của Văn Lang, trải nghiệm các lớp học chuyên đề, workshop hấp dẫn, gặp gỡ tư vấn chuyên sâu cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia các ngành đào tạo, hòa mình và các hoạt động sôi nổi của CLB học sinh và đặc biệt còn được "rinh" các phần quà thương hiệu của trường.Ông Nguyễn Văn Duyên, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai, cho biết: "Trong những năm qua Trường ĐH Văn Lang có rất nhiều chương trình ý nghĩa trong công tác hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các ngành nghề mà các em quan tâm. Thông qua các chương trình đó các em có đầy đủ những kỹ năng, có những kiến thức sâu rộng để quyết định tương lai của mình một cách chính xác hơn".
Chia sẻ về sự nghiệp diễn xuất, Tường Vi tiết lộ có khoảng 15 năm phải đóng cảnh hôn đồng nghiệp. Trong đó, ấn tượng với cô là phân đoạn hôn đàn anh Bình Minh trong phim truyền hình Cá Rô em yêu anh. Lý giải về điều này, sao nữ 8X bộc bạch: “Hai anh em chúng tôi hôn tới 5 - 6 lần mà đạo diễn vẫn nói xấu quá. Cảnh đó chúng tôi diễn từ lúc tâm lý thoải mái, dễ chịu đến khi hoàn thành xong cả hai đều rất mệt mỏi”.Người đẹp 8X nói giai đoạn cô sung sức nhất trong nghề là vào những năm tháng tuổi trẻ, khi bản thân có được những vai diễn đầu tiên với nhiều điều mới mẻ, bỡ ngỡ. Khi đó, Tường Vi thừa nhận bản thân không ít lần bị đạo diễn trách vì không biết phải nhập vai thế nào cho chân thật. “Tôi của hiện tại trải nghiệm nhiều hơn và bất cứ vai diễn nào tôi cũng có sự đầu tư hơn”, sao phim Cô Thắm về làng bày tỏ.Theo Tường Vi, càng gắn bó, cô càng khắt khe hơn khi làm nghề. Người đẹp không cho phép bản thân đi trễ hay hời hợt với các cảnh quay, với mong muốn mang đến cho khán giả những dự án chất lượng nhất. Cô nói thêm: “Chẳng hạn như hôm sau đi quay cả ngày thì hôm trước tôi không đi chơi quá trễ. Tôi luôn ưu tiên dành thời gian để nghỉ ngơi vì thấy rằng nếu sức khỏe của mình không có, mình sẽ không làm được điều gì”. Về thông tin là “con cưng” của đạo diễn, Tường Vi nói trong công việc, không riêng gì cô mà diễn viên nào luôn đến đúng giờ, chuẩn bị tươm tất trước khi ra diễn đều được yêu quý. Người đẹp 8X nói thêm bản thân may mắn khi được làm việc với nhiều ê kíp khác nhau nên “sau mỗi lần tham gia phim, tôi đều rút ra kinh nghiệm cho bản thân”. “Khi có một vai diễn mới, các anh chị đều nghĩ đến tôi. Đó là điều khiến tôi cảm thấy vô cùng trân quý”, cô bộc bạch. Khi được hỏi về chuyện giữ lửa nghề, Tường Vi chia sẻ cô không theo một nguyên tắc hay công thức nào. Thay vào đó, người đẹp cho rằng nền tảng gia đình giúp cô cảm thấy thoải mái về tinh thần để làm nghề. “Tôi là người tích cực trong mọi hoàn cảnh, có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Những ngày đi quay, hiếm ai có thể rủ tôi đi chơi được lắm. Tôi thích về nhà vào buổi tối và thích cảm giác dậy sớm, không bị hối thúc”, cô cho hay. Ở tuổi 36, Tường Vi ưu tiên thời gian cho gia đình và sức khỏe, sau đó đến công việc rồi mới đến tình yêu, tình bạn. Cô giải thích thêm: “Nếu không có sức khỏe, mình sẽ không làm được gì cả. Tôi cũng là người rất yêu thương gia đình nhưng không thể hiện ra điều đó. Gia đình là sức mạnh tinh thần rất lớn. Khi mình có sức khỏe, có gia đình và có công việc tốt, mình mới có tinh thần thoải mái để ưu tiên cho tình bạn và tình yêu”.
Ô tô gầm cao cỡ nhỏ, dưới 600 triệu: Chọn Kia Sonet, Toyota Raize hay Hyundai Venue?
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.