Hương vị quê hương: Cá bịp ăn rồi đến lúc ngủ mơ vẫn thèm
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.4 khoản tiền người lao động trích lương đóng mỗi tháng
Ngày hội người Bình Định tại TP.HCM năm nay với chủ đề Khát vọng vươn xa mang đến một thông điệp về tinh thần cống hiến, khát vọng vươn xa của người Bình Định khi rời quê hương lập thân, lập nghiệp nơi đất khách quê người. Đồng thời, nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám cho đi của tuổi trẻ.
Đồng Nai tìm giải pháp phát triển kinh tế xanh
Ngày 15.2, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết vừa phát hiện và đấu tranh xử lý 3 hội nhóm kín trên Zalo với 2.714 thành viên có hoạt động báo chốt lực lượng CSGT trên địa bàn.Trong số này, nhóm "ATGT PHÚ THỌ" với 989 thành viên, do Nguyễn Như P. (62 tuổi, trú tại TP.Việt Trì, Phú Thọ) và Trần Duy A. (46 tuổi, trú tại H.Yên Lạc, Vĩnh Phúc) quản trị.Hai nhóm còn lại có tên "Lái Xe An Toàn 1" với 947 thành viên và "Lái Xe An Toàn 2" với 778 thành viên, do Nguyễn Đình C. (47 tuổi) và Tạ Thế L. (40 tuổi, cùng trú tại TP.Việt Trì) quản trị.Theo công an, thành viên trong 3 nhóm kín nêu trên đều sử dụng các từ "lóng" như "có nắng", "có ong", "có bắn chim", "đo thân nhiệt"… để ám chỉ hoạt động của lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ.Mục đích hoạt động chính là để thông báo chốt tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh để các thành viên khác biết, né tránh.Làm việc với cơ quan chức năng, nhóm quản trị viên đều thừa nhận hành vi tạo lập, duy trì và đưa thông tin báo chốt giao thông trên hội nhóm là vi phạm pháp luật. Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xử phạt đối với 3 trong số 4 người về hành vi "thu thập, xử lý và sử dụng tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật", với mức phạt 25 triệu đồng, theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020.Đối với cá nhân còn lại, công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Rác tràn lan tại điểm chờ xe buýt
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.