Những UAV 'tí hon' khiến 'gã khổng lồ' xe tăng lép vế?
Chiều 20.3, liên Bộ Công thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày. Trong kỳ này, giá xăng dầu có diễn biến tăng, giảm trái chiều.Theo Bộ Công thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành từ ngày 13.3 - 19.3 chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như: dự trữ sản phẩm xăng dầu của Mỹ giảm, căng thẳng gia tăng trở lại ở khu vực Trung Đông, sự bất ổn trong chính sách thuế của Mỹ đối với hàng hóa của các nước khác... Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động lên xuống tùy từng mặt hàng.Cụ thể, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 13.3 và kỳ điều hành ngày 20.3 là: 79,334 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5RON 92, tăng 2,194 USD/thùng, tương đương tăng 2,84%. Xăng RON 95 là 80,754 USD/thùng, tăng 2,162 USD/thùng, tương đương tăng 2,75%.Giá dầu hỏa là 84,206 USD/thùng, tăng 0,024 USD/thùng, tương đương tăng 0,03%. Giá dầu diesel là 84,136 USD/thùng, giảm 0,168 USD/thùng, tương đương giảm 0,20%. Giá dầu mazut là 462,612 USD/tấn, giảm 2,180 USD/tấn, tương đương giảm 0,47%.Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường đối với xăng E5RON 92 áp dụng từ 15 giờ cùng ngày không cao hơn 19.695 đồng/lít, tăng 414 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành và thấp hơn xăng RON 95 là 392 đồng/lít. Giá xăng RON 95 không cao hơn 20.087 đồng/lít, tăng 438 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.Giá dầu diesel không cao hơn 17.893 đồng/lít, giảm 5 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu hỏa không cao hơn 18.118 đồng/lít, tăng 28 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu mazut không cao hơn 16.955 đồng/kg, giảm 40 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành.Trước đó, ngày 13.3, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu để phù hợp với thực tiễn quản lý và hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.Trong thông tư này, Bộ Công thương đã bổ sung quy định về cơ chế điều hành giá xăng dầu. Trên cơ sở số liệu về các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu theo quy định và ý kiến tham gia điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính bằng văn bản, Bộ Công thương công bố giá cơ sở và giá bán xăng dầu.Thông tư 18/2025/TT-BCT cũng bãi bỏ quy định về Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.Giá heo hơi hôm nay 4.4.2024: Nguồn cung chưa được cải thiện
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.
Oi bức 35 độ nhiều ngày, khi nào TP.HCM sẽ mát mẻ 19-20 độ?
Ngày 7.3, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk) đã có báo cáo gửi Sở GD-ĐT Đắk Lắk việc học sinh đánh và dùng dụng cụ chích điện dọa bạn trong lớp học trong clip chia sẻ trên mạng xã hội ngày 4.3.Cụ thể, khoảng 9 giờ 30 phút ngày 4.3, bí thư Đoàn trường tiếp nhận clip học sinh đánh nhau trong nhà trường và báo cáo cho hiệu trưởng. Qua xác minh, em P.H.Y.N là người đánh bạn, em N.T.L. là người bị đánh (2 học sinh cùng lớp 10A7). Giáo viên chủ nhiệm đã mời 2 em này làm việc, viết tường trình xác minh vụ việc là do hiểu lầm mâu thuẫn trên mạng xã hội.Đồng thời, mời thêm em N.M.C. (cùng lớp 10A7) có liên quan mâu thuẫn của 2 học sinh trên để làm rõ thêm vụ việc. Sau khi làm bản tường trình, giáo viên chủ nhiệm thừa lệnh hiệu trưởng ghi giấy mời phụ huynh của 2 học sinh N. và L. họp giải quyết vụ việc vào lúc 8 giờ ngày 5.3.Sáng 5.3, Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng tổ chức cuộc họp phụ huynh, xác định nguyên nhận vụ việc là do mâu thuẫn trên mạng xã hội, bài nói xấu nặc danh nhưng các em nghi ngờ nhau dẫn đến sự việc em P.H.Y.N đánh bạn, mang theo chích điện của bố để dọa bạn (hộp nhỏ giống chiếc quẹt lửa).Nhà trường xét thấy vụ việc nghiêm trọng, đánh nhau, mang hung khí đến trường, nên đã làm tờ trình, kèm bản tường trình của các học sinh, tang vật chuyển Công an P.Thống Nhất điều tra làm rõ vụ việc. Đồng thời, nhà trường thực hiện điều tra những học sinh chứng kiến vụ việc nhưng không can ngăn hay báo nhà trường để sớm ngăn chặn. Cũng trong ngày 5.3, giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng nhà trường đã đến nhà em L. để động viên tinh thần, thăm hỏi học sinh.Dự kiến, hôm nay (7.3), nhà trường họp cán bộ chủ chốt cùng giáo viên chủ nhiệm các lớp để rà soát lại công tác chủ nhiệm của các lớp, tạm đình chỉ học 1 tuần đối với học sinh P.H.Y.N. Sau khi có kết luận điều tra, nhà trường tiếp tục thành lập hội đồng kỷ luật để xử lý dựa trên căn cứ kết luận của Công an P.Thống Nhất (TX.Buôn Hồ); phê bình giáo viên chủ nhiệm lớp 10A7 không kịp thời nắm bắt tình hình lớp; phê bình các học sinh chứng kiến vụ việc nhưng không can ngăn, không báo nhà trường, chia sẻ clip người khác đăng trên mạng gây hoang mang cho học sinh.
Với vai diễn Baek Sa Eon trong Khi điện thoại đổ chuông (When The Phone Rings), Yoo Yeon Seok thu hút thêm lượng người hâm mộ đông đảo. Anh và màn thể hiện đầy cảm xúc trong tác phẩm trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi trong vòng một tháng trở lại đây.Theo thống kê, Yoo Yeon Seok liên tiếp chiếm ngôi vương trong bảng xếp hạng diễn viên truyền hình gây tiếng vang nhất tuần của Good Data Corporation. Đáng chú ý, trong tuần cuối cùng của tháng 12 năm nay, anh vẫn giữ được vị trí đứng đầu bất chấp sự trở lại hoành tráng của nhiều ngôi sao Hàn đình đám trên màn ảnh nhỏ. Trong khi đó, bạn diễn của Yoo Yeon Seok trong Khi điện thoại đổ chuông là Chae Soo Bin "hạ cánh" ở hạng 4 danh sách diễn viên truyền hình gây tiếng vang nhất tuần của Good Data Corporation. Còn phim Khi điện thoại đổ chuông về nhì trong bảng xếp hạng những bộ phim truyền hình gây tiếng vang nhất tuần của Good Data Corporation.Đặc biệt, cũng nhờ diễn xuất nổi bật ở Khi điện thoại đổ chuông, Yoo Yeon Seok được có tên trong bảng đề cử hạng mục Daesang (giải thưởng lớn) danh giá của MBC Drama Awards, lễ trao giải phim ảnh cuối năm của nhà đài MBC (Hàn Quốc). Anh sẽ phải cạnh tranh với nhiều ứng cử viên nặng ký gồm Honey Lee (Lee Ha Nee), Kim Nam Joo, Lee Je Hoon, Kim Hee Sun, Byun Yo Han và Han Suk Kyu. When The Phone Rings dựa trên tiểu thuyết mạng The Number You Have Dialed của tác giả Geon Eomul Nyeo. Phim xoay quanh cuộc hôn nhân vì lợi ích giữa Baek Sa Eon và Hong Hee Joo (Chae Soo Bin đóng). Trong 3 năm chung sống, họ lạnh nhạt với nhau nhưng giả vờ rằng là một cặp vợ chồng hạnh phúc. Một ngày nọ, Hong Hee Joo bị một kẻ không rõ danh tính bắt cóc. Điều này đã thay đổi quan hệ của cô và Baek Sa Eon…Ở các tập phim gần đây, Baek Sa Eon và Hong Hee Joo sau khi trải qua nhiều hiểu lầm lẫn sóng gió, đã chính thức xác nhận tình cảm dành cho nhau. Tuy nhiên, họ hạnh phúc chưa được bao lâu thì liên tiếp gặp nguy hiểm, Baek Sa Eon đối mặt với rắc rối gia đình còn Hong Hee Joo lại mất tích.Diễn xuất của Yoo Yeon Seok khi bộc lộ trạng thái tuyệt vọng của Baek Sa Eon gây ấn tượng mạnh. Vì thế, nhiều người xem dự đoán anh sẽ được xướng tên ở nhiều giải thưởng vào cuối năm nay và thời gian tới. Ngoài ra, "phản ứng hóa học" trên màn ảnh và ngoài đời giữa Yoo Yeon Seok với Chae Soo Bin cũng khiến khán giả thích thú. Những hình ảnh, video lãng mạn mà cả hai chia sẻ trên mạng xã hội đều nhận lượt tương tác khủng. Dân mạng mong họ hợp tác thêm lần nữa trên màn ảnh.Khi điện thoại đổ chuông do Park Sang Woo làm đạo diễn, quy tụ dàn sao Hàn Yoo Yeon Seok, Chae Soo Bin, Huh Nam Jun, Jang Gyu Ri, Oh Hyun Kyung, Han Jae Yi… Tác phẩm phát sóng tối thứ sáu và thứ bảy hằng tuần trên đài MBC. Hai tập phim mới nhất (tập 9 và 10) lần lượt đạt rating 6,4% và 7,5% trên toàn Hàn Quốc. Tập cuối Khi điện thoại đổ chuông dự kiến lên sóng vào ngày 4.1.2025, fan kỳ vọng hai nhân vật chính sẽ đi đến cái kết có hậu.
Dịch Covid-19 xâm nhập tòa nhà Bộ ngoại giao Hàn Quốc
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...