Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Úc còn nhiều tiềm năng phát triển
Vừa trải nghiệm xong 2 tiếng đồng hồ trượt băng, Lê Thị Ngọc Phước, sinh viên Trường ĐH Ngân hàng, cho biết những ngày qua có cảm giác rất khó chịu vì thời tiết oi bức, đi học thì mệt, rồi về nhà ăn uống cũng không ngon miệng. Thế là, Phước đã rủ những người bạn của mình đi trượt băng để tránh nắng nóng và giải tỏa căng thẳng.Đánh giá Ford Ranger Raptor - đỉnh cao của giới hạn thách thức
Các doanh nghiệp gạo Việt Nam tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC" được Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án được triển khai tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, là 3 tỉnh có diện tích trồng lúa và sản lượng gạo lớn nhất Việt Nam. Vụ lúa hè thu vừa qua cũng là vụ đầu tiên của dự án, kết quả kiểm toán cho thấy đã giảm được trên 27.000 tấn CO2 tương đương. Dự án được chính thức triển khai xuống các địa phương vào giữa tháng 4.2024 và ngày 30.12.2024 công bố báo cáo kết quả vụ lúa đầu tiên sản xuất theo quy trình bền vững.Báo cáo của TRVC cho biết, so với cách thức sản xuất thông thường thì sản xuất theo quy trình mới mang đến nhiều lợi ích. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình cho các nông hộ đạt được ở Đồng Tháp là 64%, An Giang 56% và Kiên Giang 54%. Về hiệu quả môi trường, tổng lượng giảm phát thải của các mô hình là 27.161 tấn CO2 tương đương. Về hiệu quả xã hội, 100% các doanh nghiệp tham gia thực hành lồng ghép các chính sách và thực hiện các biện pháp đảm bảo công bằng xã hội trong chính nội tại doanh nghiệp và tại các chuỗi liên kết ở ba tỉnh có dự án. Những kết quả trên có tầm quan trọng và đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi hệ thống sản xuất lúa gạo phát thải thấp và việc thực hiện mục tiêu của "Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp cho khu vực ĐBSCL". Xa hơn nữa, những nỗ lực của các doanh nghiệp tham gia Dự án TRVC cũng góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và phù hợp với mục tiêu quan trọng của thế giới về giới hạn 1,5°C; giảm 30% phát thải khí metan tới năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26."Để ghi nhận những đóng góp kể trên, chúng tôi vui mừng được trao giải thưởng vụ 1 với tổng giá trị lên đến 200.000 AUD cho toàn bộ 8 công ty tham gia dự án vụ mùa này. Trong tháng 12.2024, SNV sẽ chuyển khoản số tiền giải thưởng cho các công ty", thông báo của SNV nhấn mạnh.Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tham gia Dự án TRVC với diện tích 997 ha. Kết quả vụ đầu tiên vừa qua, tổng lượng phát thải mà đơn vị này đã giảm là 4.226 tấn CO2, tương đương bình quân mỗi ha giảm 4,1 tấn.Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Vinarice, chia sẻ: "Đối với giải thưởng này, công ty chúng tôi cũng đã chi ra cho các hộ nông dân qua chương trình bằng cách đào tạo nâng cao trình độ canh tác cho họ, chuyển trả trợ cho các hộ nông dân là nữ, các hộ có người khuyết tật và chi trả thêm cho nông dân bằng chương trình trợ giá cũng như các cán bộ, người đại diện cùng tham gia quarnlys với Công ty Vinarice".Dự án TRVC sẽ kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với khoảng 200.000 nông hộ nhỏ, 50 - 60 hợp tác xã ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha.Hiện nay có một số doanh nghiệp lớn trong ngành gạo tham gia Dự án TRVC như: Tân Long, Trung An, Vinarice, Thái Bình Seed, Vua gạo...
Tổng lãnh sự Cuba tại TP.HCM học nấu phở: 'Tôi sẽ nấu cho gia đình...'
Viết trên mạng xã hội Truth Social ngày 22.1, ông Trump nói rằng: “Tôi không muốn làm tổn thương nước Nga. Tôi yêu người dân Nga và luôn có mối quan hệ rất tốt với Tổng thống Vladimir Putin. Chúng tôi không bao giờ quên Nga đã góp công vào chiến thắng trong Thế chiến 2”. Nhà lãnh đạo Mỹ sau đó nhấn mạnh yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine. “Nếu không có một thỏa thuận, tôi không còn cách nào khác ngoài việc áp thuế và các lệnh cấm vận với hàng hóa Nga bán cho Mỹ, đồng thời sẽ áp dụng với nhiều nước tham gia khác”, ông nói.Ông Trump không nêu chi tiết những nước khác “tham gia” vào xung đột mà Mỹ có thể cấm vận là nước nào. Trước khi ông Trump nắm quyền, cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp nhiều lệnh cấm vận với hàng ngàn thực thể Nga trong nhiều ngành, kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.Phó Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy nói Moscow đang chờ xem ông Trump nghĩ một "thỏa thuận" chấm dứt xung đột ở Ukraine có ý nghĩa là gì, và nhiều khả năng sẽ chờ Mỹ đưa ra lập trường cụ thể về các điều khoản trong thỏa thuận Ukraine. “Đây không chỉ là vấn đề chấm dứt cuộc chiến, mà trước hết là vấn đề giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine”, ông Polyanskiy nói với Reuters.Ông Trump khi tranh cử nhiều lần tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ. Tuy nhiên, các cố vấn của tân tổng thống Mỹ thừa nhận việc đạt được thỏa thuận có thể mất nhiều tháng.Kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, giá trị hàng hóa Mỹ nhập từ Nga đã giảm xuống còn 2,9 tỉ USD trong 11 tháng năm 2024, so với 29,6 tỉ USD vào năm 2021. Mỹ cũng không còn nhập khẩu dầu từ Nga sau các lệnh cấm vận. Mặt hàng mà Mỹ còn nhập đáng kể là phân bón dùng trong nông nghiệp, trị giá khoảng 1,4 tỉ USD vào năm 2023, và nhập hơn 1 tỉ USD uranium dùng cho năng lượng hạt nhân, 1 tỉ USD mỗi loại palladium và rhodium dùng trong sản xuất ô tô.
Ngày 10.1, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 (TP.Hà Nội) vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.Hà Nội) phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm dành cho trẻ em không đảm bảo an toàn thực phẩm sau quá trình kiểm tra một kho hàng tại xã Đồng Tháp, H.Đan Phượng.Tại thời điểm kiểm tra kho hàng, toàn bộ thực phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu là xúc xích, thịt bò khô và bánh kẹo các loại được để trà trộn cùng với một số mặt hàng thực phẩm có giấy tờ. Điều này khiến công tác kiểm đếm, phân loại của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều sản phẩm đã có hiện tượng chảy nước và xuất hiện mùi hôi nồng nặc.Chủ kho hàng thừa nhận lô hàng trên 13 tấn thực phẩm này hoàn toàn không có nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, được thu mua trôi nổi trên thị trường, chủ yếu từ biên giới, sau đó đưa về Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Nếu trót lọt, số thực phẩm không rõ nguồn gốc này sau đó sẽ được cung cấp ra các cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh trên địa bàn thành phố, đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên. Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành niêm phong, thu giữ toàn bộ số thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ liên quan để tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Theo niêm yết, lô hàng vi phạm có tổng trị giá gần 1,9 tỉ đồng.Trước đó, đơn vị QLTT này cũng đã phối hợp với cơ quan công an tiến hành kiểm tra và thu giữ tại Khu công nghiệp Quang Minh và một cơ sở kinh doanh tại H.Thanh Trì (Hà Nội), phát hiện một lượng lớn hàng hóa là thực phẩm đông lạnh đựng trong các thùng carton vẫn còn nguyên đai, nguyên kiện. Đoàn kiểm tra ghi nhận gần 10 tấn hàng hóa là sách bò, dạ dày bò, dạ dày heo đông lạnh không có nhãn mác, trên bao bì không thể hiện thông tin về sản phẩm, ngày tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng. Trong đó, nhiều nhất là sách bò với số lượng khoảng 8 tấn. Theo quan sát, nhiều sản phẩm đã xuất hiện dấu hiệu phân hủy, biến đổi màu sắc và bốc mùi hôi thối.
Hai tài tử Hollywood nói gì khi CLB Wrexham viết tiếp câu chuyện cổ tích?
T&T Group là một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong 7 lĩnh vực kinh doanh trọng yếu của nền kinh tế, hệ thống trên 200 đơn vị thành viên với trên 80.000 CBNV làm việc trong và ngoài nước, cùng các chi nhánh, công ty thành viên tại Mỹ, Đức,…