Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên
Thất bại ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025 đang mang đến cho U.20 Indonesia nhiều hệ lụy. Sau 3 trận vòng bảng, thầy trò HLV Indra Sjafri hòa 0-0 trước U.20 Yemen, sau khi đã thua đậm U.20 Iran và U.20 Uzbekistan. U.20 Indonesia đứng thứ ba và bị loại, do đó bỏ lỡ cơ hội dự U.20 World Cup 2025.Ngay từ đầu, mục tiêu có vé đi U.20 World Cup 2025 đã được chỉ ra là nằm ngoài tầm với U.20 Indonesia, do HLV Sjafri cùng học trò nằm ở bảng đấu rất nặng (cả U.20 Iran và U.20 Uzbekistan đều là ứng viên vô địch). Tuy nhiên, thất bại này vẫn khiến Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) phải mở cuộc họp khẩn. HLV Sjafri phải chia tay cương vị HLV trưởng U.20 Indonesia. Trước đó, ông Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32, về nhì ở SEA Games 30, cũng như đưa U.19 Indonesia vào tứ kết U.19 châu Á 2018. Nhà cầm quân người Indonesia là người giàu kinh nghiệm nhất trong làng bóng đá trẻ xứ vạn đảo, từng nắm giữ cương vị giám đốc kỹ thuật (GĐKT) PSSI. Nhưng, trước thất bại đã nằm trong dự tính, ông Sjafri vẫn phải rời đi."Trát" sa thải của PSSI dành cho HLV Sjafri cũng tạo ra sự chia rẽ nơi truyền thông và dư luận Indonesia. Một bên cho rằng, lứa U.20 Indonesia hiện tại non kinh nghiệm, ít được thi đấu quốc tế nên đòi hỏi phải có vé đi U.20 World Cup 2025 là bất hợp lý. Việc quy trách nhiệm cho HLV Sjafri chỉ là động thái đánh lạc hướng của PSSI, khi vốn dĩ các cầu thủ nhập tịch đã chiếm lĩnh phần lớn vị trí ở đội tuyển Indonesia, qua đó lấy đi cơ hội thi đấu của cầu thủ trẻ. Luồng quan điểm khác lại nhận định phương pháp huấn luyện của HLV Sjafri đã lỗi thời, không theo kịp bóng đá hiện đại. Tuy nhiên chỉ 1 ngày sau khi sa thải HLV Sjafri khỏi đội U.20, truyền thông Indonesia đưa tin PSSI lại bổ nhiệm ông Sjafri... trở lại ghế HLV của U.22 Indonesia, thay cho HLV Gerald Vanenburg (mới chỉ được chỉ định dẫn dắt U.22 ít ngày trước đó). Chỉ trong 1 tháng, ghế HLV trưởng ở các đội U.20 và U.22 của Indonesia đã đổi chủ liên tục. Điều đáng nói nhất của bóng đá Indonesia, không phải vị trí HLV trưởng đội U.22 sẽ do ông Indra Sjafri hay Vanenburg đảm nhiệm. Vấn đề nằm ở chất lượng cầu thủ. Đội tuyển Indonesia tiến bộ nhờ sức mạnh "ngoại nhập", với các cầu thủ gốc Mỹ và châu Âu có thể hình và tư duy chơi bóng hiện đại. Dù vậy, đội tuyển quốc gia chỉ là phần ngọn.Gốc rễ nền bóng đá nằm ở hệ thống đào tạo trẻ và giải vô địch quốc gia. Ở cả hai phương diện này, bóng đá Indonesia đều đang loay hoay. Giải vô địch Indonesia (Liga Indonesia) nổi tiếng với sự cuồng nhiệt, nhưng chất lượng CLB thấp, đồng thời vấn đề bạo lực vẫn tràn lan. Bóng đá Indonesia từng đầu tư trọng điểm cho lứa cầu thủ sinh năm 2003, nhằm chuẩn bị cho kỳ U.20 World Cup đăng cai trên sân nhà. Dù vậy, yếu tố ngoài chuyên môn đã khiến Indonesia bị FIFA tước quyền tổ chức. Lứa kế cận của Indonesia (sinh năm 2004 - 2025) đều chưa cho thấy triển vọng. Báo chí Indonesia cho rằng đội U.20 nước này có xu hướng đá cậy sức, thiếu nền tảng căn bản để thành công. Với nền tảng cầu thủ thiếu ổn định, cộng với phương pháp huấn luyện sẽ thay đổi do có HLV mới, U.22 Indonesia đứng trước "canh bạc" rủi ro tại SEA Games 33. U.22 Thái Lan vẫn kiên trì với những HLV Nhật Bản để ổn định triết lý. U.22 Việt Nam có HLV Kim Sang-sik, dù phải gánh sức ép ở hai đội tuyển, nhưng ông Kim đã có thời gian gần 1 năm làm việc để hiểu bóng đá Việt Nam.Còn với U.22 Indonesia, sự loay hoay giữa dòng có thể khiến đội bóng này gặp trục trặc.7 điều tối kỵ chớ bao giờ nên làm ngay sau khi 'yêu'
Trưa 12.3, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại của bệnh viện vừa phẫu thuật lấy một búi tóc nặng gần 1 kg nằm trong dạ dày bé gái 12 tuổi ở Quảng Ngãi.Trước đó, vào ngày 6.3, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi khám trong tình trạng da xanh xao, bụng cứng, ăn ít. Ngay sau đó, các bác sĩ khoa Ngoại đã khám lâm sàng, ghi nhận bụng bệnh nhi chướng nhẹ, sờ thấy có một khối ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, giới hạn tương đối rõ, mật độ chắc.Với tình trạng trên, các bác sĩ đã cho bệnh nhi nhập viện làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang ổ bụng và nội soi tiêu hóa. Qua kết quả X-quang, bệnh nhi được chẩn đoán chảy máu tiêu hóa, không đặc hiệu, xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng, khối u tóc ổ bụng.Tiếp đó, các bác sĩ đã phẫu thuật cho bệnh nhi, gắp ra một búi tóc rất lớn, gần như lấp toàn bộ dạ dày. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được theo dõi đặc biệt tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.Trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Xuân Duy, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, cho biết sau phẫu thuật cho bé, gia đình cần kết hợp chặt chẽ với bệnh viện để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và trị liệu đúng chuyên khoa."Bệnh nhi có thể bị mắc hội chứng Rapunzel là hội chứng tâm lý hiếm gặp với biểu hiện từ việc thích ăn tóc, có thể tóc của bệnh nhi hoặc tóc của người khác. Tuy tóc không phải chất độc hại nhưng nếu ăn nhiều không kiểm soát được sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa cho người bệnh, gây tắc nghẽn trong đường ruột và tích tụ trong dạ dày, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, sau phẫu thuật còn phải khám và điều trị tâm lý cho bệnh nhi", bác sĩ Duy nói.
Ý chí doanh nhân Việt: Xây dựng tầm nhìn chiến lược
Những ngày qua, nhiều giao lộ ở TP.HCM bị ùn xe, đặc biệt tình trạng người dân phải dừng chờ đèn đỏ kéo dài xảy ra liên tục tại các tuyến đường khu trung tâm. Trên mạng xã hội, nhiều người than thở mệt mỏi vì kẹt xe, dừng chờ đèn đỏ lâu. Lý giải việc này, Sở GTVT TP.HCM cho hay, kể từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, Sở GTVT nhận thấy ý thức người tham gia giao thông được nâng cao, tình trạng lưu thông không tuân thủ theo hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, rẽ phải khi đèn đỏ tại giao lộ không có đèn cho phép rẽ phải)… đã hạn chế rất nhiều. "Tuy nhiên, với mật độ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao, bề rộng mặt đường nhiều nơi hẹp dẫn đến phương tiện dừng chờ kéo dài", đại diện Sở GTVT nhìn nhận.Do đó, ngoài việc điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông linh động, Sở GTVT đang tổ chức rà soát để xem xét triển khai lắp đặt bổ sung các đèn tín hiệu giao thông cho phép một số phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái hoặc cho phép các phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái (đèn mũi tên) tại một số giao lộ trên địa bàn quản lý, nhằm hạn chế tình trạng lượng phương tiện dừng chờ kéo dài.Sở GTVT cho hay, đơn vị đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông (bao gồm: 794 chốt đèn hoạt động chế độ xanh, đỏ, vàng và 256 chốt đèn hoạt động chế độ chớp vàng (bao gồm đèn năng lượng mặt trời). Trong đó, 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn hoạt động kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển.Công tác vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông do Sở GTVT quản lý thời gian qua đã được quản lý, bảo trì thường xuyên, kịp thời phát hiện, sửa chữa, thay thế thiết bị, vật tư, khắc phục các sự cố liên quan đến hoạt động của hệ thống đảm bảo hệ thống đèn hoạt động ổn định.Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT cho hay, về hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông có lúc vẫn còn xảy ra tình trạng sự cố (bao gồm: mất nguồn cung cấp điện, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển, hư hỏng đèn…) dẫn đến khó khăn cho người tham gia giao thông.Đơn vị này cũng thông tin, hệ thống đèn tín hiệu giao thông kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển thì luôn có người theo dõi tình hình hoạt động của hệ thống, kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh thời lượng đèn phù hợp với từng thời điểm lưu lượng xe.Đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoạt động độc lập, thời lượng đèn tín hiệu giao thông được thiết lập nhiều khung thời gian khác nhau trong ngày.Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian cao điểm trong ngày, các lực lượng: CSGT, công an khu vực, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ… tham gia điều chỉnh hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông, góp phần giảm ùn ứ giao thông trên địa bàn TP.HCM.Ngoài ra, để giảm ùn ứ giao thông thông, Sở GTVT đang thí điểm ứng dụng công nghệ (AI) trong hoạt động của đèn tín hiệu tại nút giao Hàng Xanh, ngã 5 Đài liệt sẽ, giao lộ Ung Văn Khiêm, Nguyễn Gia Trí; điều khiển giao thông tự động cho trục Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ."Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục xem xét mở rộng việc ứng dụng công nghệ AI trong điều khiển đèn tín hiệu giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, trung tâm TP, các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông", đại diện Sở thông tin.Sở GTVT đang thực hiện công tác quản lý, bảo trì, vận hành đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông và chia sẻ dữ liệu hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho Công an TP để vận hành, xử phạt vi phạm... theo quy định.
Gần 80 triệu USD hỗ trợ Quảng Nam, Quảng Trị thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 17.2, Sở Y tế TP.HCM cho biết, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn hỏa tốc về việc cảnh báo 7 loại thuốc do Công ty Mylan Laboratories Limited tại Indore-Pithampur (Ấn Độ) sản xuất.Công văn gửi hỏa tốc do Cục Quản lý dược ký ngày 17.2, được gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS; Công ty TNHH Viatris Việt Nam (tòa nhà Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q.1); Văn phòng đại diện Mi Pharma Limited (94 - 96 Nguyễn Văn Kỉnh, P.Thanh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức).Trước đó, ngày 19.12.2024, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USFDA) có thư cảnh báo về việc phát hiện các vi phạm nghiêm trọng về thực hành tốt sản xuất (GMP) tại Công ty Mylan Laboratories Limited. Và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với thuốc hóa dược (Bộ Y tế) ngày 13.2 đã yêu cầu tạm dừng nhập khẩu và tạm dừng phân phối, lưu thông các thuốc sản xuất tại Công ty Mylan Laboratories Limited.Đề đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản Iý dược yêu cầu các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc tạm dừng việc nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng 7 loại thuốc này; niêm phong, bảo quản tại cơ sở. Phối hợp với cơ sở đăng ký thuốc để khẩn trương báo cáo về tình hình nhập khẩu (tên cơ sở nhập khẩu, thời gian và số lượng nhập khẩu), tình hình phân phối, sử dụng các thuốc này.Đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tạm ngừng sử dụng, lưu hành các thuốc do Công ty Mylan Laboratories Limited sản xuất. Các đơn vị bảo quản thuốc này trong thời gian chờ kết luận về chất lượng thuốc, mức độ an toàn cho người sử dụng cho đến khi có thông báo mới của Cục Quản lý dược.Theo thông báo của Cục Quản lý dược, có 3 thuốc do Công ty TNHH Viatris Việt Nam đăng ký nhập khẩu (ADCClena 5, ADCClena 10 và ADCClena 25). 4 thuốc do Mi Pharma Private Limited đăng ký (Emtricitabine and and tenofovir alafenamide tablets 200mg/25mg, Hepbest, Acriptega, Avonza).